c. Bơm cao áp kiểu Bosh (cấu tạo nguyên lý hoạt động) – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.75 MB, 60 trang )

* Nguyên lý hoạt động:

Piston đi xuống, thể tích trong xylanh bơm tăng, áp suất giảm. Khi đỉnh piston

mở hai cửa (a, b) nhiên liệu từ bên ngoài tràn vào chiếm chỗ trong xylanh bơm. Pis

ton xuống tới điểm thấp nhất thì chấm dứt quá trình nạp nhiên liệu cho xylanh bơm.

Piston đi lên, thời gian đầu nhiên liệu bị đẩy từ không gian phía trên piston qua các

cửa (a, b) đi ra. Khi đỉnh piston đóng hai cửa (a, b), áp suất nhiên liệu trong xylanh

bơm tăng nhanh, đẩy mở van moat chiều cao áp theo đường ống cao áp tới cung cấp

cho vòi phun (Bắt đầu quá trình cấp nhiên liệu). Khi rãnh xéo (e) mở cửa (b) nhiên

liệu trong xylanh bơm theo cửa (b) tràn ra ngoài, áp suất trong xylanh bơm giảm

xuống, van cao áp đóng lại (Chấm dứt quá trình cấp nhiên liệu dù piston vẫn đi lên).

Như vậy hành trình có ích của bơm được tính từ khi đỉnh piston đóng hai cửa (a,b)

tới khi rãnh xéo (e) mở cửa (b). Do đó muốn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho

mỗi chu trình công tác của động cơ, ta chỉ việc thay đổi thời điểm rãnh xéo (e) mở

cửa (b) bằng cách xoay pis ton quanh trục của nó.

4.1.2. Vòi phun.

Vòi phun là chi tiết cuối cùng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu (Thường

nằm trên nắp xylanh động cơ), nó có công dụng chính là tạo ra trạng thái phun

sương và phân bố đều nhiên liệu vào thể tích buồng cháy.

Vòi phun được chia làm các loại như sau:

a. Vòi phun hở: Loại này rất đơn giản, như một ống dẫn nhiên liệu đặc biệt. Ở loại

vòi phun này chất lượng phun không đảm bảo, nhất là lúc bắt đầu và kết thúc phun

có hiện tượng nhỏ giọ, vì vậy hiện nay rất ít được sử dụng .

b. Vòi phun kín: Vòi phun kín được chia làm các loại là loại dùng van và loại dùng

kim phun.

Trong đó loại dùng kim phun là có nhiều ưu điểm hơn cả và hiện nay được sử

dụng rộng rãi nhất.

Căn cứ vào đặc điểm của đầu vòi phun thì vòi phun kín dùng kim phun được

chia làm các loại là : đầu vòi phun một lỗ phun và đầu vòi phun nhiều lỗ phun.

c. Cách điều chỉnh.

Trên mỗi thân vòi phun điều có vít điều chỉnh áp lực phun. Khi lắp vòi phun

vào thân vòi phun, người ta đưa cụm vòi vòi này lên bộ điều chỉnh áp lực phun.

27

4.2. Một số loại vòi phun thông dụng hiện nay: vòi phun 1 lỗ tia, nhiều lỗ tia

(Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hư hỏng, cách kiểm tra và biện pháp khắc

phục).

4.2.1. Đầu vòi phun một lỗ phun:

Đầu vòi phun một lỗ phun được chia làm các loạisau:

− Đầu vòi phun một lỗ đầu kim phun nhọn :

(hình 4. 3. a)

− Đầu vòi phun một lỗ đầu kim phun hình trụ : (hình 4. 3. b)

− Đầu vòi phun một lỗ đầu kim phun hình thang : (hình 4. 3. c)

Hình 4.3. Các loại đầu vòi phun kín một lỗ phun

1) Kim phun

2) Không gian chứa nhiên liệu của vòi phun

3) Miệng lỗ phun

4) Đầu kim phun

5) Mặt côn kim phun

6) Đường dẫn nhiên liệu

Các loại đầu vòi phun này chỉ khác nhau ở hình dạng của đầu kim phun, còn

về nguyên tắc phun nhiên liệu đều giống nhau :

28

Nguyên tắc phun: Khi bơm cao áp bắt đầu cấp nhiên liệu, nhiên liệu có áp suất

cao trên đường ống cao áp theo đường dẫn nhiên liệu (6) tới không gian (2). Tại đây

áp lực nhiên liệu tiếp tục tăng (do bơm cao áp nén), áp lực này tác động vào mặt

côn (5), tới khi thắng được sức căng của lò xo vòi phun đẩy kim phun đi lên mở

thông miệng lỗ phun, bắt đầu quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt. Khi bơm cao

áp không nén nhiên liệu nữa, áp lực nhiên liệu tác động vào mặt côn (5) giảm

xuống, lò xo đẩy kim phun đi xuống đóng kín miệng lỗ phun chấm dứt quá trình

phun nhiên liệu vào buồng đốt.

Các loại đầu vòi phun một lỗ đều có ưu điểm là đầu vòi phun đơn giản, dễ chế

tạo; đường kính lỗ phun lớn nên ít bị tắc và chất lượng nhiên liệu không cần cao

lắm. Nhưng cũng do đường kính lỗ phun lớn, góc phun nhỏ nên có nhược điểm là

nhiên liêu phun không sương sự hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí kém, vì vậy

loại vòi phun này được sử dụng nhiều trong động cơ có buồng cháy ngăn cách.

4.2.2. Đầu vòi phun nhiều lỗ phun:

Dưới đây là đặc điểm kết cấu và nguyên tắc phun nhiên liệu của loại vòi phun

kín dùng kim phun đầu vòi phun có nhiều lỗ phun.

Hình 4.4. Vòi phun kín nhiều lỗ phun

1) Kim phun

2) Không gian chứa nhiên liệu của vòi phun

3) Miệng lỗ phun

4) Đầu kim phun

5) Mặt côn kim phun

6) Đường dẫn nhiên liệu

Nguyên tắc phun : Khi bơm cao áp bắt đầu cấp nhiên liệu, nhiên liệu có áp suất

cao trên đường ống cao áp theo đường dẫn nhiên liệu (6) tới không gian (2). Tại đây

29

áp lực nhiên liệu tiếp tục tăng (do bơm cao áp nén), áp lực này tác động vào mặt

côn (5), tới khi thắng được sức căng của lò xo kim phun đẩy kim phun đi lên mở

thông miệng lỗ phun, bắt đầu quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt. Khi bơm cao

áp không nén nhiên liệu nữa, áp lực nhiên liệu tác động vào mặt côn (5) giảm

xuống, lò xo đẩy kim phun đi xuống đóng kín miệng lỗ phun chấm dứt quá trình

phun nhiên liệu vào buồng đốt.

4.2.3. Cách kiểm tra và biện pháp khắc phục.

Sau khi tháo cụm vòi phun ra khỏi động cơ, ta tiên hành vệ sinh sạch sẽ rồi đưa

lên bàn thử áp lực xem áp lưc phun có còn đạt tiêu chuẩn không. Nếu vòi phun

không đảm bảo áp lực phun và bị đái. Ta có thể tháo 1 vòi phun ra khỏi thân vòi

phun rồi rà lại, nếu vòi phun mòn quá giới hạn thì ta tiến hành thay vòi phun mới.

4.3. Bộ điều tốc: hư hỏng thông thường, biện pháp khắc phục.

4.3.1. Hư hỏng thông thường.

– Nhớt bẩn hoặc thiếu nhớt.

– Cơ cấu bánh răng bị mòn.

– Hỏng môtơ séc vô.

– Kẹt các chi tiết bên trong.quả văng ly tâm, cơ cấu dẫn động…

4.3.2. Biện pháp khắc phục.

– Thay nhớt mới hoặc bổ sung thêm.

– Kiểm tra và thay các chi tiết mới.

– Thay môtơ séc vô.

– Tháo kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ.các chi tiết

4.4. Kiểm tra các dạng hư hỏng của hệ thống và biện pháp khắc phục.

4.4.1. Kiểm tra các hư hỏng:

Trong quá trình làm việc, bơm cung cấp nhiên liệu thường có những hư hỏng như

sau:

– Áp suất bơm cung cấp thấp.

– Bơm cung cấp không hoạt động.

– Van hút, van thoát đóng không kín.

– Lò xo hoàn lực bị gãy, yếu.

– Các bánh răng bị mòn

30

4.4.2. Nguyên nhân:

– Bị hư van an toàn hoặc bộ làm kín bị hỏng

– Bạc đạn bị hỏng hoặc gãy chốt lavét

– Do bị mòn ty van hoặc van bị kênh.

– Do hoạt động lâu ngày lo xo bị yếu hoặc gãy

– Do sự ma sát lâu ngay nên mài mòn bánh răng

4.4.3. Biện pháp khắc phục:

– Sửa chữa van an toàn hoặc thay bộ làm kín

– Thay bạc đạn hoặc chốt lavét

– Rà lại van hoặc kiểm tra lại van

– Thay lò xo mới.

31

Chương V

HỆ THỐNG BÔI TRƠN – LÀM MÁT

5.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hư hỏng, cách kiểm tra và biện pháp khắc

phục bơm chuyển dầu kiểu bánh răng trong.

5.1.1. Cấu tạo.

Hình 5.1: Sơ đồ cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong

– Bơm có 2 bánh răng trở lên ăn khớp với nhau, có thể ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp

trong. Loại bơm bánh răng ăn khớp trong chỉ có một cặp bánh răng ăn khớp duy

nhất

– Loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài với nhau là đơn giản nhất.

– Số răng của bánh răng bơm thường gặp là Z = 2÷8

5.1.2. Nguyên lý hoạt động.

32

a

b

Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc

Khi rô to trong quay kéo rôto ngoài quay theo. Đỉnh của rôto trong luôn tỳ sát

vào thành trong của rôto ngoài tạo thành các khoang A, B. Thể tích khoang B giảm

dần tạo áp suất cao dầu được đẩy đi bôi trơn, thể tích khoang A tăng dần tạo độ

chân không dầu được hút vào (hình 5.2-a). Cứ như vậy dầu được bơm vận chuyển

đi bôi trơn trong hệ thống.

Sơ đồ nguyên lý được thể hiện trên (hình 5.2-b). Bánh răng chủ động (1) được

dẫn động bởi trục khuỷu. Khi bánh răng chủ động quay, nó sẽ làm bánh răng bị

động (2) quay theo, dầu bôi trơn sẽ được hút từ cacte vào bơm và sau đó sẽ được

đưa đến lọc tinh, rồi đi bôi trơn cho toàn bộ hệ thống.

* Đặc điểm:

– Quá trình hút- đẩy diễn ra đồng thời, liên tục.

– phụ thuộc vào số cách bơm, tốc độ quay của bơm

– Van an toàn được bố trí trên ống đẩy để hạn chế áp suất làm việc tối đa của

bơm. Van sẽ mở thoát chất lỏng về két chứa hoặc cửu hút khi áp suất tăng lớn hơn

áp suất qui định.

5.1.3. Cách kiểm tra và biện pháp khắc phục bơm chuyển dầu kiểu bánh răng.

a. Tháo bơm

* Tháo khỏi động cơ:

33

– Xả dầu nhờn ra khỏi đáy dầu

– Tháo đáy dầu

– Tháo các bu lông giữ bơm, lấy bơm ra ngoài

* Tháo bơm ra chi tiết:

– Vệ sinh bên ngoài bơm dầu nhờn :

– Tháo phao lọc:

– Tháo nắp bơm dầu nhờn :

– Tháo bánh răng bị động:

– Tháo chốt liên kết bánh răng dẫn động với trục bơm dầu nhờn :

– Tháo bánh răng dẫn động và bánh răng chủ động khỏi thân bơm dầu nhờn :

– Tháo cụm van ổn áp:

– Vệ sinh chi tiết:

b. Kiểm tra

– Kiểm tra độ mòn mặt phẳng nắp bơm:

– Kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng:

– Kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng và vỏ bơm:

– Kiểm tra khe hở mặt đầu bánh răng và mặt phẳng lắp nắp bơm:

– Kiểm tra độ rơ hướng kính của trục bơm:

– Kiểm tra độ rơ dịch dọc của trục bơm:

c. Sửa chữa:

– Vỏ bơm cung cấp nhiên liệu bị hư hỏng nặng ta thay mới.

– Nếu khe hở giữa piston và xylanh lớn hơn giá trị cho phép thì thay mới cả

bộ hoặc hàn đắp lại xi lanh rồi gia công lại theo kích thước của piston.

– Nếu lò xo hoàn vị bị gãy, biến dạng nặng thì thay mới.

– Các van và đế van bị mòn, rổ thì thay mới các van tương ứng.

– Nếu các bánh răng bị mòn nhiều thì thay mới hoặc quay các bánh răng 180 o

rồi lắp lại

34

– Nếu lổ các bánh răng và trục bánh răng (nếu là bánh răng bị động) bị mòn

nhiều thì thay mới hoặc hàn đắp trục rồi gia công lại theo đường kính lỗ bánh

răng bị động.

– Nếu trục bánh răng và vỏ bơm cung cấp nhiên liệu mòn nhiều thì thay mới

hoặc thay bạc có đường kính tương ứng hoặc tiện lổ rồi thay bạc theo đường kính

trục và lổ.

5.2. Bầu lọc dầu nhờn kiểu phiến gạt (cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vệ sinh bầu

lọc)

5.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

* Cấu tạo:

Hình 5.3: Bầu lọc nhiên liệu phiến gạt

1. Trục lắp phiến gạt

5. Phiến cách

2. Van an toàn

6. phiến gạt

3. Tay gạt

7. Trục

4. Phiến lọc

* Nguyên lý hoạt động

Dầu vào (theo đường mũi tên) vào đầy cốc lọc. Dầu nhờn có áp suất cao đi

qua khe hở giữa phiến lọc 4 và phiến cách 5, tạp chất sẽ bị giữ lại, dầu sạch đi ra ở

35

đường dầu (theo đường mũi tên ra). Sau đó dầu đi vào đường dầu chính của động

cơ. Nếu bầu lọc bị tắc, van an toàn 2 mở ra, dầu nhờn không qua lọc nữa mà đi

thẳng bôi trơn cho động cơ. Khi xoay tay gạt 3, các tấm lọc sẽ xoay cùng với trục

của bầu lọc, các phiến gạt nằm xen kẽ giữa các tấm lọc trong khe hở lọc sẽ gạt các

tạp chất, cặn bẩn bám ngoài lõi lọc cho rơi xuống dưới. Sau một thời gian làm việc,

mở nút xả cặn để xả hết cặn bẩn ra ngoài (hình 5.3).

Ưu điểm chung của tất cả các loại bầu lọc này là khả năng lọc rất tốt, lọc rất

sạch. Nhưng nhược điểm là kết cấu phức tạp và thời gian sử dụng ngắn. Thông

thường không quá 50h, tạp chất đã bám đầy khe hở lọc, lõi lọc bị tắc, van an toàn

phải làm việc nhiều, khiến cho bầu lọc mất tác dụng.

5.2.2. Vệ sinh cọ rửa bầu phiến gạt.

Để cọ rửa bầu lọc nhiêu liệu, mở đai ốc trên nắp bầu lọc, nhấc cốc và nhấc lõi lọc

ra khỏi bộ lọc. Sau đó, cọ rửa lõi lọc bằng xăng hay nhiên liệu DO mà không cần

tháo lõi lọc rời ra thành từng bộ phận. Ép vào lõi lọc vừa đủ để nới lỏng đai ốc và

tháo đai ốc ra. Tháo vòng đệm ép, lần lượt tháo các tấm cách và vòng lọc bằng phớt

ở lưới lọc ra. Không tháo áo bọc ra khỏi lưới lọc.

Cọ rửa cẩn thận từng vòng phớt bằng xăng hay nhiên liệu DO sạch, rồi ép các

vòng phớt lọc hai ba cái một, giữa hai tấm. Cọ rửa các tấm cách và lưới lọc vùng

với áo bọc bằng xăng sạch hay nhiên liệu DO. Cọ rửa sạch cốc rồi thổi bằng không

khí nén.

Khi lắp ráp lại lõi lọc thì đặt trên lưới lọc, tấm cách vào (có cửa ngoài), vòng

phớt lọc (phía sẫm quay về tấm cách vào), rồi đến tấm cách ra và hai lượt như vậy

đến hết bộ lõi lọc. Phải sắp xếp cho các vấu trên mặt các tấm cách vào và ra phải

nằm trên cùng mặt phẳng.

Nếu lõi lọc chưa đủ chắc thì phải thêm các vòng phớt lọc và tấm cách theo

thứ tự như vừa lắp ráp, sau đó, đặt vòng ép và siết chặt đai ốc.

Đặt lò xo và đệm khít vào bạc của bầu lọc rồi đặt lõi lọc đã lắp ráp vào. Bắt

chặt và lõi lọc vào nắp

5.3. Nguyên lý lọc dầu, máy lọc dầu ly tâm tự xả: cấu tạo, nguyên lý hoạt động.

Bình lọc ly tâm gồm một rôto lắp quay tự do trên trục rỗng ở giữa bình lọc,

phía dưới rôto có hai lổ tia ngược chiều nhau, rôto được bao kín bên ngoài bằng vỏ

bình lọc.

5.3.1. Cấu tạo:

36

Hình 5.4: Lọc dầu nhờn kiểu ly tâm

1- Thân bình lọc ; 2,3,24,28- Các rãnh ; 4- Đế van an toàn ; 5- Tiết lưu ; 6- Ống dẫn ;

7- Khoang xả; 8,18- Đệm làm kín ; 9- Vòng cao su ; 10- Cốc lắng cặn ; 11,20- Lỗ

dẫn dầu vào và ra ; 12- Thân rôto ; 13- Trục ; 14- Nắp chụp ; 15,16,17- Đai ốc ; 19Vòng đệm chặn ; 21- Phễu hình côn ; 22- Lưới ; 23- Tấm ngăn dầu ; 25- Tấm che ;

26- lỗ phun ; 27- Lò xo ; 29- Van an toàn

5.3.2. Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn vào bình lọc theo trục rỗng rồi qua những lỗ

nhỏ trên trục ra chứa đầy trong rôto, sau đó qua lưới lọc theo hai ống dẫn đi xuống và

phun ra ở hai lỗ tia tạo thành một ngẫu lực làm rôto quay quanh trục với tốc độ

6000÷7000v/ph, lực ly tâm sẽ làm các cặn bẩn văng ra bám vào thành rôto. Do đó

phần dầu gần trục rôto được lọc sạch sẽ theo ống dẫn để đi bôi trơn hoặc về cácte.

Lượng dầu phun ra ở hai lỗ tia thì trở về cácte.

37


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay