Các dạng bài tập chuyên đề dòng điện không đổi – https://dichvubachkhoa.vn
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Điện tích – Định luật Cu-lông Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương tức là ngược chiều dịch chuyển của các electron. Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được xác định bằng thương số giữa điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó: Trong đó: ∆q là điện lượng (C). ∆t là thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (s) Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi. Với dòng điện không đổi ta có: Điều kiện để có dòng điện trong một môi trường nào đó là: trong môi trường đó phải có các dòng điện tích tự do và phải có một điện trường để đẩy các điện tích tự do chuyển động có hướng. Lưu ý Các tác dụng của dòng điện: dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng cơ và tác dụng sinh lí, trong đó tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện STUDY TIP Trong vật dẫn điện có các điện tích tự do nên điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
2. Nguồn điện Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Nguồn điện có hai cực: cực dương (+) và cực âm (−) Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: Đại cương về dòng điện không đổi – nguồn điện.
1. Phương pháp Sử dụng các công thức đã nêu trong phần lý thuyết. Chú ý đổi đơn vị và đưa về đúng đơn vị của các công thức. 2. Ví dụ minh họa.
DẠNG 2: Điện năng. Định luật Jun-Len xơ. Công suất điện.
1. Phương pháp Công của nguồn điện bằng tích của suất điện động của nguồn điện với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua nguồn điện. Công của nguồn điện bằng công của dòng điện chạy trong toàn mạch. Trong đó: A là công của nguồn điện (J) ξ là suất điện động của nguồn điện (V). I là cường độ dòng điện chạy qua nguồn (A). t là thời gian dòng điện chạy qua nguồn điện (s). Công suất của nguồn điện bằng tích của suất điện động của nguồn điện với cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện. Công suất của nguồn điện bằng công suất của dòng điện chạy trong toàn mạch.
DẠNG 3: Định luật Ôm đối với đoạn mạch và với toàn mạch.
1. Phương pháp Điện trở của dây kim loại hình trụ đồng chất: l R S = ρ Trong đó: R là điện trở của dây (Ω) ρ là điện trở suất (Ωm) l là chiều dài dây (m) S là tiết diện của dây + Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có R + Các điện trở ghép nối tiếp + Các điện trở ghép song song + Công và công suất của dòng điện: + Định luật Jun – Len-Xơ: + Suất điện động của nguồn điện: + Công và công suất nguồn điện.
Xem thêm: Bộ chuyển đổi 24V sang 12V chân tẩu trên oto – ĐẠI LÝ – Nguồn Sạc Chính Hãng Chính Hãng Tại Hà Nội
[ads]
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Linh Kiện Và Vật Tư
Có thể bạn quan tâm
- 16 Dụng Cụ Trước Khi Dán Giấy Dán Tường
- Top 16 linh kiện lâm music hay nhất 2024 – Ngày hội bia Hà Nội
- Mua linh kiện điện thoại giá sỉ ở đâu Quận 7 – Phát Lộc
- Màn hình iPhone X – Zin New – Chính hãng – Giá rẻ Tín Thành
- GIỚI THIỆU VỀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TUHU
- Các loại linh kiện chất lượng có trong máy hàn điện tử Pejo. –