Contents
Phần 1
Thiết bị và linh kiện thí nghiệm
1) Hộp thí nghiệm chính (AEL1030 hoặc KL-21001)
Trên hộp thí nghiệm tích hợp đầy đủ các khối nguồn, tín hiệu cần thiết cho việc vận hành
các thí nghiệm mạch điện tử ở mức độ cơ bản.
1a) Nguồn AC tần số 50Hz: lấy từ điện áp lưới điện và hạ áp xuống còn 9V (hiệu dụng)
thông qua biến áp cách ly, 2 ngõ ra 9V đảo pha. Lưu ý 9V chỉ là danh định, điện áp này có
thể thay đổi do khâu chế tạo biến áp hoặc do điện áp lưới điện thay đổi hoặc do tải thay đổi.
1b) Bộ nguồn một chiều (DC) điều chỉnh được: bộ nguồn đôi GND chung điều chỉnh được
từ 3V-18V, dòng cấp tối đa 1A. Hai nguồn được điều chỉnh độc lập thông qua hai núm
chỉnh (AEL1030) hoặc điều chỉnh chung thông qua một núm chỉnh (KL-21001). Giá trị điện
áp ngõ ra được xác định bằng cách dùng máy đo đa năng (VOM) với chức năng đo áp một
chiều.
1c) Bộ nguồn DC cố định: hai bộ nguồn đôi, 5V và 12V, dòng cấp tối đa 1A
1d) Một máy phát sóng: có thể phát ra được sóng sin, sóng tam giác và sóng vuông, biên độ
và tần số điều chỉnh được. Tần số tối đa 100Khz và biên độ tối đa 10V, tần số và biên độ
được xác định thông qua đo đạc bằng dao động ký.
1e) Các đồng hồ đo áp và đo dòng dạng chỉ thị kim và số (không dùng trong phần thí nghiệm
mạch điện tử)
2) Module thí nghiệm
Trong phần thí nghiệm mạch điện tử này ta sử dụng 2 module (BJT Circuits, và Op-amp
Circuits) để thực hiện cho 4 bài thí nghiệm. Mỗi module chứa đầy đủ các linh kiện được cài
đặt (kết nối) ở mức cơ bản tương ứng cho từng bài thí nghiệm. Sinh viên xem hình ảnh và
danh sách linh kiện của từng Module ở phần thí nghiệm của hướng dẫn này.
3) Dao động ký (GRS 6052A)
Dao động ký tương tự có khả năng lưu trữ số với 2 kênh đo điện áp GND chung. Giao diện
máy như H..
Chức năng biểu diễn 2 kênh theo thời gian hỗ trợ cho việc quan sát hai tín hiệu điện áp
(GND chung) đồng thời. Chức năng đảo pha kênh Y kết hợp với chức năng cộng tín hiệu ở
hai kênh cho phép quan sát tổng hoặc hiệu của hai tín hiệu điện áp (GND chung) một cách
dễ dàng. Chức năng X-Y, giúp loại bỏ tham số thời gian và biểu diễn quan hệ tín hiệu kênh
Y theo tín hiệu kênh X, hỗ trợ việc xây dựng đặc tuyến một cách dễ dàng. Lưu ý, hai kênh
chỉ đo được điện áp nên để xây dựng các đặc tuyến có quan hệ dòng-áp thì phải tạo tín hiệu
điện áp có dạng giống với dòng điện qua phần tử đo, thường dùng điện trở shunt, điện trở
mắc nối tiếp để chứa dòng cần đo chạy qua, giá trị của điện trở này phải không làm thay đổi
đáng kể hoạt động của mạch.
H.1 -Dao động ký tương tự/lưu trữ số (GRS 6052A)
Dao động ký được trang bị nhiều công tắc và núm chỉnh để ghi nhận tín hiệu trong nhiều
tình huống khác nhau trong kỹ thuật. Sinh viên tham khảo tài liệu kỹ thuật của dao động ký
GRS 6052A để biết thông tin hướng dẫn về cách sử dụng.
4) Dao động ký (TBS 1052B-EDU)
Dao động ký số có khả năng lưu trữ số với 2 kênh đo điện áp GND chung. Giao diện máy
như H..
H.1 -Dao động ký số/lưu trữ số (TBS 1052B-EDU)
Chức năng về cơ bản dùng trong phần thí nghiệm này cũng tương tự như GRS 6052A, tuy
nhiên là dao động ký số nên TBS 1052B-EDU hỗ trợ thêm nhiều tiện ích khác mạnh mẽ
hơn. Sinh viên tham khảo tài liệu kỹ thuật của dao động ký TBS 1052B-EDU để biết thông
tin hướng dẫn về cách sử dụng.
7) Linh kiện thí nghiệm:
4a) Điện trở:
Điện trở là phần tử thụ động thông dụng nhất được sử dụng trong mạch điện tử. Điện trở có
nhiều hình dáng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào công suất và công nghệ chế tạo.
Trong khi thí nghiệm sinh viên phải đọc giá trị của điện trở dựa trên vạch màu trên thân điện
trở dựa trên quy tắc mã vạch màu trên H..
Bạn đang đọc: LAB – Thông số, tài liệu Mạch điện tử Bách khoa – Phần 1 Thiết bị và linh kiện thí nghiệm 1) Hộp thí – StuDocu
H.1 -Quy ước vạch màu của điện trở 4 vạch màu
4b) Tụ điện:
Tụ điện cũng là một linh kiện thụ động được sử dụng nhiều trong các mạch điện tử. Giá trị
điện dung của tụ điện có thể ghi trực tiếp trên tụ với đơn vị F, nF hoặc dưới dạng ba chữ
số đọc theo quy luật như điện trở ba vạch màu, với đơn vị là pF như trên H.1. Ký tự sai
số đặt sau ba chữa số có ý nghĩa J(5%), K(10%), M(20%). Lưu ý với tụ phân cực cần lưu ý
cực âm và cực dương khi nối mạch, nếu nối ngược cực sẽ gây nổ tụ.
H.1 -Cách đọc giá trị điện dung
4c) Diode:
Đây là linh kiện bán dẫn mà sinh viên sử dụng trong thí nghiệm kiểm chứng các mạch ứng
dụng của Diode. Phòng thí nghiệm sử dụng hai loại Diode: Diode thường và Diode Zener.
Diode thường dùng loại FR107, sinh viên đọc thêm thông số kỹ thuật của FR107 để biết
thông tin cụ thể. Phòng TN sử dung Diode Zener loại 5, 1W và 3V,1W
4d) Transistor BJT
BJT là linh kiện bán dẫn mà sinh viên sử dụng trong thí nghiệm kiểm chứng các mạch
khuếch đại ghép E chung và khuếch đại ghép vi sai. Phòng thí nghiệm sử dụng BJT loại
2SD468. Sinh viên xem tài liệu kỹ thuật của 2SD468 để biết thêm thông tin chi tiết. Ba cực
của 2SD468 như trên H..
H.1 -Sơ đồ chân của BJT 2SD
4e) Op-amp
Op-amp là vi mạch khuếch đại thuật toán mà sinh viên sử dụng để kiểm chứng các mạch
ứng dụng cơ bản của Op-amp. Phòng TN sử dụng Op-amp loại TL082, với 2 Op-amp trong
một vỏ IC 8 chân, sơ đồ bố trí chân và nguồn cung cấp như trên H.1. Sinh viên xem thêm
tài liệu kỹ thuật của TL082 để biết thông tin chi tiết.
H.1 -Sơ đồ chân của TL
đo – Vẽ các kết nối còn thiếu trên Module thí nghiệm) nhằm mục đích kiểm chứng các
mạch khuếch đại BJT ghép E chung ở chế độ DC và AC.
d. Với quy trình thí nghiệm chuẩn bị trước ở mục c. sinh viên vào phòng TN thực hiện thí
nghiệm để đo đạc các thông số, có thể hiệu chỉnh quy trình thí nghiệm, bổ sung các
thông số nếu cần,…
e. Với những thông tin có được từ mục a-d, sinh viên phải viết một bài báo cáo thí nghiệm
mô tả cơ sở nào để đưa ra quy trình thí nghiệm và các hiệu chỉnh cần thiết, thao tác thực
hiện thí nghiệm và số liệu ghi nhận được, cuối cùng là dùng số liệu đó để kiểm chứng
nguyên lý hoạt động, mô hình tương đương và các thông số cơ bản của các mạch khuếch
đại ghép E chung.
2. Hướng dẫn đo các đại lượng trong mạch khuếch đại E chung:
a. Đo phân cực tĩnh DC : khi đo phân cực phải ngắn mạch nguồn AC (tháo hai dây nối
của máy phát sóng ra khỏi hai điểm tương ứng trên mạch, sau đó dùng dây nối ngắn
mạch hai điểm này lại với nhau). Thiết bị đo áp, dòng phải được để ở chức năng DC.
b. Đo độ lợi áp của mạch :
- Cho mạch hoạt động ở chế độ AC, nhưng không được phép tháo bỏ nguồn nuôi DC
(không có nguồn nuôi mạch sẽ không hoạt động) - Chỉnh tín hiệu nhỏ: quan sát ngỏ ra của mạch khuếch đại bằng dao động ký, tăng biên
độ của máy phát sóng tới khi thấy ngõ ra bị méo dạng (thường có dạng bị xén một hoặc
hai đỉnh của tín hiệu). Sau đó, tiến hành giảm biên độ máy phát sóng và quan sát ngõ ra
tới khi nào ngõ ra không còn méo dạng, khi đó mạch đang ở chế độ tuyến tính mới có
thể đo độ lợi áp được. Lưu ý có thể chọn nhiều giá trị biên độ của ngõ vào để đo độ lợi
áp sau đó lấy giá trị trung bình. - Chỉnh tần số dãy giữa: Dùng dao động ký quan sát đồng thời ngõ vào và ngõ ra của
mạch khuếch đại. Máy phát sóng đặt ở tần số thấp (vài chục Hz), sau đó tăng dần tần số
tới khi nào quan sát thấy hai tín hiệu cùng pha (đỉnh cực đại hoặc cực tiểu của hai tín
hiệu nằm trên cùng một đường thẳng đứng) hoặc ngược pha (đỉnh cực đại và cực tiểu
của hai tín hiệu nằm trên cùng một đường thẳng đứng). Những tần số thỏa điều kiện trên
đều thuộc tần số dãy giữa. Lưu ý có thể chọn nhiều giá trị tần số dãy giữa để đo độ lợi
áp sau đó lấy giá trị trung bình. - Xác định độ lợi áp bằng cách lấy tỉ số biên độ (nên dùng trị đỉnh – đỉnh) của ngõ ra với
ngõ vào.
c. Đo trở kháng vào của mạch : - Đảm bảo mạch hoạt động ở chế độ AC, tín hiệu nhỏ, tần số dãy giữa.
- Với hai giá trị Ri khác nhau biết trước (giả sử là Ri1, Ri2), giữ nguyên biên độ máy phát
sóng lần lượt đo trị đỉnh – đỉnh của ngõ ra giả sử là VO1 và VO2. Khi đó ta có
(Ri1+Zi)/(Ri2+Zi)=VO2/VO1. Từ đây tính ra giá trị Zi, lưu ý có thể chọn các Ri khác nhau
để đo Zi sau đó lấy trị trung bình.
d. Đo trở kháng ra của mạch :
- Đảm bảo mạch hoạt động ở chế độ AC, tín hiệu nhỏ, tần số dãy giữa.
- Với hai giá trị RL khác nhau biết trước (giả sử là RL1, RL2), giữ nguyên biên độ máy phát
sóng lần lượt đo trị đỉnh – đỉnh của ngõ ra giả sử là VO1 và VO2. Khi đó ta có
RL2(RL1+ZO)/RL1(RL2+ZO)=VO2/VO1. Từ đây tính ra giá trị ZO, lưu ý có thể chọn các RL
khác nhau để đo ZO sau đó lấy trị trung bình.
B.2 – Danh sách linh kiện trên Module: BJT Circuits
STT Tên linh kiện Giá trị/mô tả
1 Q1, Q2, Q3 2SD468 / BJT 2 R1, R2, R20, R22 2 @ 1/4 W / Điện trở 3 R3, R10, R16 1K @ 1/4 W / Điện trở 4 R4, R17 1 @ 1/4 W / Điện trở 5 R5, R6 100 @ 1/4 W / Điện trở 6 R7 18K @ 1/4 W / Điện trở 7 R8, R12, R14, R21, R23 5 @ 1/4 W / Điện trở 8 R9 390 @ 1/4 W / Điện trở 9 R11 22 @ 1/4 W / Điện trở 10 R13, R15 33 @ 1/4 W / Điện trở 11 R18, R19 6 @ 1/4 W / Điện trở 12 C1, C2, C3 100 uF @ 16V / Tụ phân cực
Bài 2 – Kiểm chứng mạch khuếch đại ghép vi sai dùng BJT
1. Yêu cầu thí nghiệm:
a. Sinh viên xem lại lý thuyết để hiểu rõ nguyên lý hoạt động, chức năng, sơ đồ tương
đương và các thông số quan trọng khi phân tích các mạch khuếch đại ghép vi sai dùng
BJT như H..
Q 1 Q 2
+12V
-12V
5
RE
RC
5
RC
5 RB1 RB
V 1 V 2
Co100 uF R L 12 k Vo
H.2 – Mạch khuếch đại vi sai với RE ở cực phát
1 1
Q 1 Q 2
+12V
-12V
2
RE
RC
5
RC
5 RB1 RB
V 1 V 2
Co100 uF R L 12 k Vo
H.2 – Mạch khuếch đại vi sai với nguồn dòng ở cực phát
1 1
RJ
6
RJ
6
b. Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo trong phòng thí nghiệm, và tài
liệu kỹ thuật của các linh kiện điện tử, sơ đồ Module thí nghiệm trên H.2 và danh
sách linh kiện theo bảng B..
c. Với các thông tin có được ở mục a. và b. sinh viên tự đưa ra quy trình thí nghiệm bao
gồm việc lựa chọn các thông số còn thiếu, các đại lượng cần phải đo đạc (kèm theo mạch
đo – Vẽ các kết nối còn thiếu trên Module thí nghiệm) nhằm mục đích kiểm chứng các
mạch khuếch đại ghép vi sai dùng BJT bao gồm chế độ DC và AC (độ lợi áp cách chung
Ac và độ lợi áp vi sai Ad).
d. Với quy trình thí nghiệm chuẩn bị trước ở mục c. sinh viên vào phòng TN thực hiện thí
nghiệm để đo đạc các thông số, có thể hiệu chỉnh quy trình thí nghiệm, bổ sung các
thông số nếu cần,…
e. Với những thông tin có được từ mục a-d, sinh viên phải viết một bài báo cáo thí nghiệm
mô tả cơ sở nào để đưa ra quy trình thí nghiệm và các hiệu chỉnh cần thiết, thao tác thực
hiện thí nghiệm và số liệu ghi nhận được, cuối cùng là dùng số liệu đó để kiểm chứng
nguyên lý hoạt động, mô hình tương đương và các thông số cơ bản của các mạch khuếch
đại ghép vi sai dùng BJT.
2. Hướng dẫn đo đạc các đại lượng trong mạch khuếch đại vi sai dùng BJT
a. Đo độ lợi cách chung :
Cấp tín hiệu v 1 và v 2 giống nhau (máy phát sóng nối vào cả v 1 và v 2 ), đảm bảo mạch hoạt động
ở chế độ AC, tín hiệu nhỏ, tần số dãy giữa. Đo trị đỉnh – đỉnh của vo, v 1, v 2, từ đó tính ra độ lợi
cách chung Ac. Lưu ý các phương trình: vo=Acvc+Advd; vd=v 2 -v 1 =0; vc=(v 2 +v 1 )/
b. Đo độ lợi vi sai:
Cấp tín hiệu v 1 và v 2 bằng nhau về biên độ nhưng ngược pha nhau (hai đầu máy phát sóng nối
vào nhánh hai điện trở bằng nhau nối nối tiếp, điểm nối nhau của hai điện trở dùng làm GND,
hai đầu còn lại của hai điện trở nối với RB1 và RB2 để tạo v 1 và v 2 bằng nhau nhưng ngược pha.
Lưu ý cặp điện trở này phải có giá trị rất nhỏ so với RB1 và RB2), đảm bảo mạch hoạt động ở chế
độ AC, tín hiệu nhỏ, tần số dãy giữa. Đo trị đỉnh – đỉnh của vo, v 1, v 2, từ đó tính ra độ lợi vi sai
Ad. Lưu ý các phương trình: vo=Acvc+Advd; vd=v 2 -v 1 ; vc=(v 2 +v 1 )/2=0.
**Bài 3 – Kiểm chứng các mạch ứng dụng dùng Op-amp
- Yêu cầu thí nghiệm:**
a. Sinh viên xem lại lý thuyết để hiểu rõ nguyên lý hoạt động, chức năng, sơ đồ tương
đương và các thông số quan trọng khi phân tích các mạch ứng dụng dùng Op-amp như
H..
+12V
-12V
+
–
Vi Vo
RF
Ri
H.2 – Mạch khuếch đại đảo
Xem thêm: Các mạch điện cơ bản hoạt động trong công nghiệp cơ bản – Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp
+12V
-12V
+
Vi –
Vo
R RF
G
H.2 – Mạch khuếch đại không đảo
12 k 12 k
d. Với quy trình thí nghiệm chuẩn bị trước ở mục c. sinh viên vào phòng TN thực hiện thí nghiệm
để đo đạc các thông số, có thể hiệu chỉnh quy trình thí nghiệm, bổ sung các thông số nếu cần,…
e. Với những thông tin có được từ mục a-d, sinh viên phải viết một bài báo cáo thí nghiệm mô tả
cơ sở nào để đưa ra quy trình thí nghiệm và các hiệu chỉnh cần thiết, thao tác thực hiện thí
nghiệm và số liệu ghi nhận được, cuối cùng là dùng số liệu đó để kiểm chứng nguyên lý hoạt
động, mô hình tương đương và các thông số cơ bản của các mạch ứng dụng dùng Op-amp.
2. Hướng dẫn đo đạc các đại lượng trong các mạch ứng dụng dùng Op-amp:
a. Với các mạch khuếch đại:
- Biên độ tín hiệu vào và các thông số còn thiếu phải được lựa chọn sao cho ngõ ra không bị méo
dạng. Mỗi mạch nên lựa chọn ít nhất 2 trường hợp khác nhau cho các thông số còn thiếu.
b. Với các mạch so sánh và tạo sóng: - Biên độ tín hiệu vào và các thông số còn thiếu phải được lựa chọn sao cho ngõ ra xuất hiện dạng
sóng vuông hoặc sóng tam giác.
B.2 – Danh sách linh kiện trên Module: OP-AMP Circuits
STT Tên linh kiện Giá trị/mô tả
1 OP-AMP1, OP-AMP2 TL082/IC Op-amp
2 D1, D2 FR107/Diode
3 R1, R2, R3, R6, R7 12K@1/4W/Điện trở
4 R5, R8 22K@1/4W/Điện trở
5 R4, R9 68K@1/4W/Điện trở
6 R10, R12, R15 5@1/4W/Điện trở
7 R11, R14 10K@1/4W/Điện trở
8 R13 1@1/4W/Điện trở
9 C1 0/Tụ xoay chiều
10 C2 0/Tụ xoay chiều
H.2 – Module : OP-AMP Circuits
d. Với quy trình thí nghiệm chuẩn bị trước ở mục c. sinh viên vào phòng TN thực hiện thí
nghiệm để đo đạc và vẽ đáp ứng tần số của các mạch khuếch đại, có thể hiệu chỉnh quy
trình thí nghiệm, bổ sung các thông số nếu cần,…
e. Với những thông tin có được từ mục a-d, sinh viên phải viết một bài báo cáo thí nghiệm
mô tả cơ sở nào để đưa ra quy trình thí nghiệm và các hiệu chỉnh cần thiết, thao tác thực
hiện thí nghiệm và số liệu ghi nhận được, cuối cùng là dùng số liệu đó để kiểm chứng
đáp ứng tần số của mạch khuếch đại ghép E chung.
2. Hướng dẫn đo và vẽ đáp ứng tần số của mạch khuếch đại E chung:
- Đảm bảo mạch hoạt động giải trí ở chính sách AC tín hiệu nhỏ, đo Av tại tần số dãy giữa
- Giữ nguyên biên độ ngõ vào, chỉnh tần số máy phát sóng từ 100H z đến 100KH z, lập bảng đo giá trị đỉnh – đỉnh ngõ ra tương ứng với khoảng chừng 10 giá trị tần số khác nhau ( hoàn toàn có thể chia đều khoảng chừng tần số trên ) và tính ra bảng độ lợi áp Av của mạch tương ứng với 10 tần số đó .
- Đo 2 tần số cắt : chỉnh tần số máy phát sóng từ tần số dãy giữa ( tăng hoặc giảm ) tới khi biên độ của ngỏ ra giảm bằng 1 / sqrt ( 2 ) của biên độ ngõ ra tại dãy giữa. Tần số khi đó là tần số cắt .
- Với bảng Av tại 10 giá trị tần số và tại 2 tần số cắt triển khai vẽ phân phối tần số của mạch khuếch đại ( chú ý quan tâm biểu lộ theo thang tần số Logarit và thang biên độ Logarit )
Phần 3
Hướng dẫn chuẩn bị, thí nghiệm & báo cáo
1. Hướng dẫn chuẩn bị thí nghiệm
Là một kỹ sư việc phải đối mặt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật là không thể tránh khỏi.
Việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật hầu hết đều theo trình tự logic nhất định. Đầu tiên người
kỹ sư phải nhận dạng được vấn đề, bao gồm các dữ kiện và biểu hiện của vấn đề, bước tiếp
theo người kỹ sư phải dùng kiến thức của mình đánh giá và đưa ra những giả thuyết khác
nhau cho vấn đề, sau đó lựa chọn các giả thuyết là hợp lý nhất và mô hình hóa nó để giải.
Việc giải quyết mô hình này thường thông qua mô phỏng và sau đó là thực nghiệm. Kết quả
giải quyết trên thực nghiệm thông qua các thí nghiệm mà phản ánh đúng giả thuyết đặt ra
mới thực sự có ý nghĩa. Như vậy, một thí nghiệm thực tế không phải do một ai khác đặt ra
mà do chính người kỹ sư đang giải quyết vấn đề đặt ra dựa theo giả thuyết của mình. Các
đại lượng, các điều kiện đầu vào cũng như các đại lượng đầu ra phải đo đạc đều do chính
người kỹ sư quyết định nhằm mục đính kiểm tra giả thuyết của mình. Để có thể chạy thí
nghiệm kiểm tra giả thuyết (kiểm chứng), người kỹ sư phải có công đoạn chuẩn bị trước,
công đoạn này rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong thực nghiệm.
Việc chuẩn bị cho một thí nghiệm đòi hỏi các thông số đầu vào phải được lựa chọn rõ ràng,
đại lượng nào cần đo đạc cũng phải được chỉ rõ, và quan trọng không kém là phương pháp
đo đạc các đại lượng cũng phải được nêu ra một cách cụ thể.
Bài thí nghiệm mạch điện tử được biên soạn với mục tiêu tạo điều kiện để sinh viên tập dần
thói quen chuẩn bị trước khi vào thí nghiệm một cách khoa học với một mục đích rõ ràng,
kiểm chứng các mạch điện tử cơ bản. Mỗi sinh viên trước khi vào làm thí nghiệm phải chuẩn
bị trước và viết ra giấy một bài “chuẩn bị thí nghiệm” và xuất trình cho giáo viên hướng dẫn
kiểm tra và chấm điểm.
a) Chuẩn bị về cơ sở nguyên lý thí ngiệm :
Để có bài chuẩn bị tốt, sinh viên phải đọc lý thuyết để hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, chức
năng, các thông số và các phương trình quan trọng của mạch mình muốn khảo sát, những
cái này ta tạm gọi chung là giả thuyết. Để dễ hình dung ta lấy ví dụ đơn giản như sau: kiểm
chứng một mạch điện như hình vẽ:
Vi 12 k Vo R 2
R 1
H.3 -Mạch phân áp
Giả thuyết của bài toán này: đây là một mạch phân áp với phương trình Vo=R 2 Vi/(R 1 +R 2 ).
Như vậy khi thí nghiệm ta phải khẳng định giả thuyết này là đúng hay sai, kiểm chứng bằng
cách nào? Công đoạn chuẩn bị thí nghiệm phải làm việc này. Với mô hình này ta thấy thiếu
hai thông số đầu vào Vi và R 1. Ta có thể tự do chọn hai thông số này dựa theo linh kiện và
màn hình hiển thị xê dịch ký )Sin biên độ 5V, 1KH z
33K
Đồ thị kê sẵn ( nên chia theo số ô trên màn hình hiển thị giao động ký )Các ghi chú nếu thiết yếuDC 3V 12K Đồ thị kê sẵn ( nên chia theo số ô trên màn hình hiển thị xê dịch ký )Các ghi chú nếu thiết yếuSin 3V 1KH z 12K Đồ thị kê sẵn ( nên chia theo số ô trên màn hình hiển thị xê dịch ký )Các ghi chú nếu thiết yếu
B.3- Bảng số liệu & đồ thị chuẩn bị cho thí nghiệm mạch phân áp
b) Chuẩn bị về đối tượng thí ngiệm :
Mạch thí nghiệm sẽ được cài đặt trên một đối tượng cụ thể có thể là Board cắm thử, hay
module thí nghiệm tại phòng thí nghiệm (phần thí nghiệm này sẽ cài đặt trên các module thí
nghiệm). Do đó việc chuẩn bị trước sơ đồ lắp đặt dành cho các mạch cần thí nghiệm trên
module thí nghiệm là cần thiết. Tương ứng với một mạch thí nghiệm (sơ đồ nguyên lý) sinh
viên phải chuẩn bị trước một sơ đồ cài đặt mạch trên đối tượng thí nghiệm, các sơ đồ này là
phần bắt buộc sinh viên phải xuất trình cho GVHD kiểm tra và chấm điểm trong phần chuẩn
bị thí nghiệm.
Ví dụ với sơ đồ nguyên lý mạch cần thí nghiệm như H.3 ta cài đặt trên Module: Diode
Circuits bằng sơ đồ đối tượng như trên H3.
Da C RLVo 9V 50H z
220V
50H z
H.3 – Mạch nguyên lý thí nghiệm chỉnh lưu cầu Diode
22 uF 100 k DbDc
Dd
CH
GND
H.3- Sơ đồ cài đặt mạch chỉnh lưu cầu Diode trên Module: Diode Circuits
2. Thực hiện thí nghiệm
Để việc thực hiện thí nghiệm diễn ra thành công sinh viên phải đặt tiêu chí an toàn lên hàng
đầu. Để đảm bảo an toàn, sinh viên phải tuân thủ quy định của phòng thí nghiệm, tuân thủ quy
trình sử dụng thiết bị một cách nghiêm ngặt. Sinh viên muốn thực hiện một thử nghiệm mà chưa
chắc chắn quy trình là an toàn thì phải hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
a) Lắp mạch : Sinh viên nên chọn dây có màu khác nhau cho các đường nguồn dương & âm để
tránh những nhầm lẫn ngắn mạch nguồn trong lúc nối mạch. Hạn chế tối đa việc nối chồng nhau
trên các trạm nối mạch nhằm hạn chế tối đa những lỗi hở mạch xảy ra trong quá trình đo đạc
tín hiệu. Do diện tích nhỏ nhưng có nhiều dây nối, nên sau khi nối dây xong mạch sẽ trở nên
phức tạp, khó kiểm tra. Do vậy, sinh viên nên xây dựng cho mình một chiến thuật (trình tự) nối
dây hợp lý để tránh những lỗi thiếu dây nối (bài chuẩn bị có vẽ nhưng khi lắp mạch lại lắp thiếu)
hay nối nhầm từ điểm này sang điểm khác.
a) Sử dụng VOM : Do hai que đo của máy đo sẽ có trở kháng rất lớn nếu nối vào hai cọc với
chức năng đo điện áp, ngược lại sẽ có trở kháng rất nhỏ nếu nối vào hai cọc với chức năng đo
dòng. Để tránh các lỗi ngắn mạch làm hỏng linh kiện và thiết bị, sinh viên phải chú ý trình tự
khi đo một đại lượng nào đó dùng VOM. i) Quan sát hai que đo nối vào hai cọc nào, cắm lại
cho phù hợp với chức năng dự định đo, ii) Chọn chức năng đo trên các phím điều khiển, iii) tiến
hành đo. Lưu ý : trong trường hợp đo dòng phải cắm que đo vào mạch trước khi cấp nguồn cho
mạch.
c) Dao động ký : dao động ký hai kênh có bốn que đo, tuy nhiên hai que GND là giống nhau (từ
một điểm trong máy nối ra) nên hai que này bắt buộc phải cắm vào cùng một điểm trên mạch.
Nếu cắm vào hai điểm khác nhau xem như nối hai điểm đó lại với nhau, việc ngắn mạch này sẽ
rất dễ làm hỏng linh kiện, máy phát sóng hoặc nguồn cung cấp.
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Điện Tử Bách Khoa