Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tháng tuổi – Y Học Cộng Đồng

Chia sẻ bài viết

Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tháng tuổi – Y Học Cộng Đồng

 

Phát triển sức khỏe thể chất

bé 6 tháng tuổi

  • Trẻ 6 tháng có thể ngồi mà không cần phải đỡ nhiều.
  • Khi nằm ngửa, bé có thể bỏ chân vào miệng.
  • Bé có thể lăn từ thế nằm ngửa sang nằm sấp, sấp sang ngửa và có thể trườn về trước khi nằm sấp.
  • Khi được bồng đứng, trẻ 6 tháng có thể tự đỡ sức nặng cơ thể mình.
  • Bé cũng có thể cầm nắm đồ vật và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, hoặc với tay lấy đồ vật.
  • Trẻ 6 tháng có thể có một hoặc hai chiếc răng.

Phát triển xúc cảm

Ở độ tuổi 6 tháng, bé có thể nhận ra ai là người lạ.

Phát triển xã hội

Bé hoàn toàn có thể mỉm cười và cười thành tiếng .

Phát triển trí tuệ

Trẻ 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể bập bẹ ( phát âm các phụ âm ) và kêu ré lên .

Chủng ngừa

Vào đợt khám sức khỏe lúc 6 tháng, bác sỹ có thể cho bé liều vắc xin dtap thứ 3 (bạch hầu, uốn ván và ho gà). Và liều thứ 3 của vắc xin ngừa viêm màng não do haemophilus influenzae loại b (hib). Lưu ý rằng không bắt buộc phải dùng liều này, tùy vào sản phẩm của hãng vắc-xin mà bé đang dùng; liều thứ ba của vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn, liều 3 của vắc-xin bại liệt bất hoạt (ipv) và liều 3 cuối cùng của vắc-xin viêm gan b. Ngoài ra, có thể bé sẽ được cho uống liều 3 của vắc-xin rotavirus. Có thể cho bé tiêm mũi ngừa cúm trong mùa có dịch cúm, kể từ sau 6 tháng tuổi.

Xét nghiệm

Có thể làm xét nghiệm chì và lao, tùy vào các yếu tố rủi ro tiềm ẩn của từng bé .

Dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

  • Bé 6 tháng tuổi nên tiếp tục được cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức bổ sung chất sắt dành cho trẻ nhỏ như là nguồn dinh dưỡng chính.
  • Không nên cho bé dùng sữa béo nguyên chất cho đến khi bé được một tuổi.
  • Hầu hết trẻ 6 tháng uống khoảng từ 24 đến 32 oz (720-960 ml) sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày.
  • Nếu bé dùng ít hơn 16 oz (480 ml) sữa công thức mỗi ngày, bé cần được bổ sung thêm vitamin d.
  • Nước trái cây không cần thiết, nhưng nếu cho bé uống thì không nên cho quá 4-6 oz (120-180 ml) mỗi ngày. Có thể pha thêm nước để làm loãng.
  • Em bé có đủ nước từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức, tuy nhiên khi bé ở ngoài trời nóng, cho bé nhấp nước với lượng vừa phải nếu bé được 6 tháng trở đi.
  • Khi đã sẵn sàng ăn dặm, bé phải có thể tự ngồi mà ít cần giúp đỡ, có thể điều khiển đầu tốt, biết quay mặt đi khi đã no, và có thể tự lừa một lượng nhỏ thức ăn xay từ trước ra sau vòm miệng mà không nhổ ra.
  • Có thể cho bé ăn thức ăn đóng lọ cho trẻ hoặc các loại thịt, rau quả và trái cây xay tự làm ở nhà.
  • Có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc (cereal) có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Lượng thức ăn rắn cho các em bé là khoảng 1/2 đến 1 muỗng canh. Khi cho bé tập ăn lần đầu, có thể bé chỉ ăn được một hoặc hai muỗng đầy.
  • Cho bé làm quen với chỉ một loại thức ăn mới mỗi lần. Dùng các loại thức ăn chỉ có một thành phần để có thể xác định bé có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào không.
  • Chờ đến sau khi trẻ được một tuổi mới nên bắt đầu cho bé thử mật ong, bơ đậu phộng và trái cây chua.
  • Thức ăn cho em bé không cần bỏ thêm gia vị đường, muối hoặc chất béo.
  • Các loại đậu, trái cây hoặc rau củ cắt miếng to, hoặc các loại thức ăn cắt lát tròn rất dễ gây nghẹn.
  • Không ép trẻ nuốt hết mỗi miếng. Tôn trọng quyết định của bé khi bé từ chối không muốn ăn và quay mặt đi chỗ khác.
  • Nên đánh răng cho bé sau bữa ăn và trước giờ đi ngủ.
  • Nếu sử dụng kem đánh răng, không nên sử dụng loại có chất flo.
  • Có thể tiếp tục dùng bổ sung flo nếu bác sỹ khuyên dùng.

Phát triển

  • Đọc sách cho bé nghe hàng ngày. Cho phép bé sờ, nói theo và chỉ đồ vật. Chọn sách có nhiều hình vẽ, màu sắc và chất liệu thú vị.
  • Đọc các bài thơ theo vần điệu và hát cùng với bé. Tránh không nên nói chuyện “kiểu em bé”.

Giấc ngủ

  • Cho bé ngủ nằm ngửa để giảm nguy cơ của sids, hay còn gọi là hội chứng đột tử trong nôi.
  • Không cho bé nằm trong giường có gối, mền lùng nhùng hoặc với thú nhồi bông.
  • Hầu hết mọi trẻ 6 tháng đều ngủ 2 giấc ngắn giữa ngày và rất quấy chướng khi bị mất giấc ngủ.
  • Cho bé ngủ trưa và ngủ tối theo giờ nhất định.
  • Khuyến khích bé ngủ trong nôi hoặc chỗ ngủ riêng.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chưa thể hư được. Việc bồng bế, ôm ấp, và tiếp xúc tương tác liên tục sẽ giúp bé tăng trưởng các kiến thức và kỹ năng tiếp xúc xã hội, gắn bó tình cảm với cha mẹ và người chăm sóc .

An toàn

  • Bảo đảm nhà là môi trường an toàn cho bé. Giữa nhiệt độ máy nước nóng trong nhà ở mức 120°F (49°C).
  • Tránh không để dây điện, dây kéo cửa chớp hoặc dây điện thoại treo lủng lẳng. Thử bò quanh nhà và tìm các đồ vật nguy hiểm trong tầm mắt của bé.
  • Tạo môi trường không có thuốc lá hoặc không có các chất gây nghiện cho bé.
  • Dùng cổng chắn ở đầu cầu thang để tránh té ngã. Dùng rào chắn có chốt cửa quanh hồ bơi.
  • Không dùng loại xe tập đi mà có thể giúp bé tiếp cận với các nguy cơ không an toàn và có thể té ngã. Xe tập đi không giúp bé biết đi sớm hơn và có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng vận động cần cho việc đi đứng. Có thể sử dụng ghế nằm/ghế rung cho bé nằm chơi trong các khoảng thời gian ngắn.
  • Luôn cho bé ngồi ở ghế an toàn, thích hợp dành cho trẻ em ở giữa băng ghế sau xe, quay mặt phía sau cho đến khi bé được ít nhất một tuổi và cân nặng ít nhất 20 lbs/9.1 kg.
  • Không bao giờ đặt ghế ngồi em bé ở băng ghế trước trong xe có túi hơi.
  • Trang bị máy báo khói trong nhà và thay pin thường xuyên.
  • Giữ thuốc và các chất độc đậy kín nắp và ngoài tầm tay. Giữ tất các loại hóa chất và các sản phẩm lau chùi ngoài tầm tay của bé.
  • Nếu có giữ vũ khí trong nhà, cả súng và đạn phải được khóa cẩn thận và cất riêng, không để chung với nhau.
  • Cẩn thận với các chất lỏng nóng. Bảo đảm các nút vặn của bếp lò nằm phía bên trong chứ không nằm bên ngoài gần rìa lò nướng để tránh không để bé vặn phải. Phải cất giữ dao, các đồ vật nặng và các đồ chùi dọn ngoài tầm với của bé.
  • Luôn trông chừng con bạn, kể cả lúc tắm. Đừng trông chờ vào những đứa trẻ lớn hơn sẽ trông chừng em bé.
  • Luôn cho bé dùng kem chống nắng để bảo vệ bé khỏi các tia uv-a và uv-b và có chỉ số bảo vệ ít nhất là 15 (spf-15) hoặc cao khi ra nắng để giảm thiểu khả năng bị cháy nắng. Việc đó có thể dẫn đến vấn đề về da nghiêm trọng hơn sau này. Tránh ra ngoài trời trong giờ nắng cao điểm.
  • Biết số điện thoại của cơ quan kiểm soát chất độc trong khu vực và giữ các số liên lạc đó bên cạnh điện thoại hoặc trên tủ lạnh.

Tài liệu tìm hiểu thêm

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_6Months.pdf


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay