Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp

Thuốc symbicort – FAMILY HOSPITAL

1. THÀNH PHẦN:
– Budesonide: giúp giảm viêm và kiểm soát cơn khó thở do hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra.
– Formoterol: giúp cải thiện dung tích phổi nhằm làm tăng khả năng tích trữ oxy của cơ quan này.

2. CÔNG DỤNG:
– Hen suyễn
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

3. LIỀU DÙNG:
3.1.Hen suyễn: Đối với Symbicort có hai xu hướng điều trị:
A. Liệu pháp điều trị duy trì bằng Symbicort:
– Người lớn ( ≥ 18 tuổi): 1 – 2 hít, 2 lần/ ngày. Một số bệnh nhân có thể cần liều lên đến tối đa 4 hít/ lần, 2 lần/ngày.
– Trẻ vị thành niên (12 – 17 tuổi): 1 – 2 hít/ lần, 2 lần/ ngày.
– Trẻ em ( ≥ 6 tuổi): Đã có loại hàm lượng thấp hơn cho trẻ 6 – 11 tuổi.
B. Liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort (Symbicort SMART)
– Bệnh nhân dùng liều duy trì Symbicort mỗi ngày và dùng thêm Symbicort khi cần thiết để giảm triệu chứng hen. Bệnh nhân được khuyên luôn luôn đem theo Symbicort để sử dụng khi cần giảm triệu chứng.
– Liều khuyến cáo:
+ Người lớn ( ≥ 18 tuổi): Liều duy trì khuyến cáo là 2 hít/ ngày, một liều hít buổi sáng và 1 liều hít buổi tối hoặc 2 liều hít vào buổi sáng hoặc buổi tối
+ Trẻ em và trẻ vị thành niên 3.2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
– Liều khuyến cáo Người lớn: 2 hít/ lần, 2 lần/ ngày.

4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Quá mẫn (dị ứng) với budesonide, formoterol hay lactose (trong đó có chứa lượng nhỏ protein sữa).

5. TÁC DỤNG PHỤ:
– Hồi hộp, nhịp tim nhanh
– Buồn nôn
– Nhiễm nấm Candida ở hầu họng
– Chuột rút (vọp bẻ)
– Nhức đầu, run rẩy, chóng mặt
– Kích động, bồn chồn, nóng nảy, rối loạn giấc ngủ
– Kích ứng nhẹ tại họng, ho, khan tiếng
– Vết bầm da
– Ngoài ra như các thuốc dạng hít khác, cơn co thắt phế quản có thể xảy ra ở những trường hợp rất hiếm.

6. PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
– Trong thai kỳ, Symbicort chỉ nên dùng khi cân nhắc thấy hiệu quả vượt trội nguy cơ.

7. CÁCH SỬ DỤNG BÌNH HÍT BỘT KHÔ SYMBICORT:
– Mở nắp và kiểm tra cửa sổ chỉ thị liều
– Giữ bình hít ở vị trí thẳng đứng, vặn phần đế về một phía hết mức, sau đó vặn ngược lại khi nghe một tiếng “cách” là 1 liều thuốc đã được nạp vào.
– Thở ra (không thở vào đầu ngậm), ngậm kín đầu ngậm. Hít vào bằng miệng nhanh, mạnh và sâu. Trước khi thở ra, lấy ống hít ra khỏi miệng.
– Vệ sinh đầu ngậm ống thuốc bằng vải mềm. Đậy nắp và súc miệng

U

8. CHÚ Ý
-Turbuhaler là một dụng cụ được vận hành bởi dòng khí hít vào, điều này có nghĩa là khi bệnh nhân hít qua đầu ngậm thì thuốc sẽ theo không khí được hít vào trong đường hô hấp.
-Đọc kỹ chỉ dẫn sử dụng ở phần cuối của toa thuốc.
-Hít mạnh và sâu qua đầu ngậm để đảm bảo liều tối ưu sẽ được phóng thích vào phổi
-Không được thở ra qua đầu ngậm.
-Đậy nắp bình hít Symbicort sau khi sử dụng.
-Súc miệng sau khi hít liều duy trì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm ở hầu-họng. Nếu có nấm ở hầu họng, bệnh nhân cũng phải súc miệng sau khi hít các liều khi cần thiết.
-Bệnh nhân có thể không cảm nhận vị thuốc hoặc không cảm thấy có thuốc sau khi hít bằng Turbuhaler vì lượng thuốc trong mỗi liều rất nhỏ.

9. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
9.1 Bệnh nhân không thấy thuốc khi hít vào?
– Symbicort với liều thuốc trong mỗi lần sử dụng là rất nhỏ 160/4,5 µg, ngoài ra Symbicort Turbuhaler hoàn toàn không chứa chất dẫn, chất bảo quản nên không có bất kì mùi vị khó chịu đảm bảo độ an toàn cao nhất trên đối tượng rất nhạy cảm là bệnh nhân hen, đồng thời với lực hít chủ động thì thuốc được đưa trực tiếp vào phổi chứ không bị bắn thẳng vào hầu họng vì vậy bệnh nhân sẽ ít cảm nhận được vị thuốc.
9.2 Nạp thuốc nhiều lần có sao không
– Nhờ hệ thống tránh gấp đôi liều, dù bệnh thực hiện nhiều lần bước nạp thuốc, cũng sẽ chỉ có đúng 1 liều thuốc được nạp vào và bệnh nhân chỉ sử dụng đúng 1 liều thuốc. Tuy nhiên cửa sổ chỉ thị liều sẽ ghi nhận tất cả các liều đã nạp, do vậy số trên cửa sổ chỉ thị liều sẽ không còn chính xác nữa.
9.3. Sợ hít không nổi, thuốc không vào?
– Đa số bệnh nhân hen và COPD mức độ nặng vẫn có lưu lượng hít vào đủ để có thể sử dụng turbuhaler hiệu quả và BN sẽ được kiểm tra lưu lượng hít vào (còi test) trước khi kê đơn thuốc.
9.4. Sau khi sử dụng thuốc có nên rửa đầu ngậm không
– Không được dùng nước để rửa đầu ngậm. Vệ sinh phần ngoài của đầu ngậm thường xuyên (mỗi tuần) với khăn khô.

10. BẢO QUẢN
– Bảo quản nơi thoáng mát dưới 30oC.
– Thuốc để trong bao bì đậy kín.