Mệnh đề quan hệ được dùng để bổ nghĩa cho danh từ, làm nổi bật và rõ ràng người/vật mà ta đang nói đến. Trong số 5 đại từ quan hệ (who, whom, whose, which, that), which và that thường bị sử dụng sai ngữ pháp nhiều nhất. Trong bài viết này, Dịch thuật S.E.E sẽ đưa ra các ví dụ và giải thích cụ thể từng trường hợp sử dụng which và that.
Ví dụ:
1. My house that has a red door and green shutters needs painting.
2. My house, which has a red door and green shutters, needs painting.
Trong 2 trường hợp trên, mệnh đề quan hệ đều dùng để nói về căn nhà, nhưng việc bạn chọn dùng which hay that sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.
Ở ví dụ 1, từ that được dùng để ngụ ý rằng bạn có nhiều hơn 1 ngôi nhà. Vì vậy, bạn phải dùng that để mô tả cụ thể về căn nhà mà bạn đang nói đến (căn nhà có cửa lớn màu đỏ và cửa sổ màu xanh). Ta không được bỏ mệnh đề quan hệ này bời vì đây là yếu tố quan trọng để người nghe xác định được đâu mới là căn nhà (trong số nhiều căn nhà mà bạn có) cần được sơn.
Bạn đang đọc: QUY TẮC DÙNG WHICH VÀ THAT TRONG MỆNH ĐỀ QUAN HỆ
Ở ví dụ 2, bạn chỉ có một căn nhà và việc dùng mệnh đề quan hệ trong câu chỉ nhằm để thêm thông tin chi tiết về căn nhà (có cửa lớn màu đỏ và cửa sổ màu xanh), phòng khi người nghe muốn biết cụ thể. Ta có thể bỏ mệnh đề quan hệ này và câu nói vẫn giữ nguyên nghĩa gốc (căn nhà của tôi cần được sơn.)
Ví dụ:
3. The classrooms that were painted over the summer are bright and cheerful.
4. The classrooms, which were painted over the summer, are bright and cheerful.
Ở ví dụ 3, mệnh đề quan hệ dùng từ that cho ta biết rằng trong số tất cả các lớp học ở trường, chỉ có vài lớp học được sơn. Nếu ta bỏ mệnh đề “that were painted over the summer”, thì câu nói chỉ còn lại “The classrooms are bright and cheerful” có nghĩa là tất cả các lớp học đều sáng sủa và xinh xắn => sai ý nghĩa của câu, người nghe có thể hiểu nhầm rằng tất cả lớp học đã được sơn. Do vậy, việc giữ nguyên mệnh đề quan hệ này là cần thiết để thể hiện chính xác ý nghĩa của câu.
Mệnh đề quan hệ trong ví dụ 1 và 3 được gọi là mệnh đề giới hạn bởi nó có nhiệm vụ giới hạn ý nghĩa của danh từ trong câu. Trong ví dụ 3, người nói chỉ đề cập đến các lớp học đã được sơn trong mùa hè chứ không phải là các lớp học khác.
Mệnh đề quan hệ trong ví dụ 4 được gọi là mệnh đề không giới hạn bởi vì câu nói cho ta biết là tất cả các lớp học đã được sơn. Do vậy, thông tin được mô tả trong mệnh đề là không cần thiết. Câu vẫn rõ nghĩa khi bỏ mệnh đề quan hệ.
Tóm lại, mệnh đề quan hệ có which là mệnh đề không giới hạn (không cần thiết), còn mệnh đề quan hệ có that là mệnh đề giới hạn (cần thiết).
Mệnh đề không giới hạn (có which) được ngăn cách với phần chính của câu bởi hai dấu phẩy (xem ví dụ 2, 4) hoặc bởi 1 dấu phẩy nếu mệnh đề được đặt ở cuối câu.
Vd: “I took a vacation day on my birthday, which happened to fall on a Monday this year.”
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Tư Vấn Sử Dụng