Học cách vệ sinh điều hòa cây dễ dàng không cần phải thuê thợ

Học cách vệ sinh điều hòa cây dễ dàng không cần phải thuê thợ

Để góp phần giải quyết cái nắng nóng của mùa hè, các thương hiệu sản xuất điều hòa đã cho ra đời thêm nhiều sản phẩm. Mỗi sản phẩm, lại mang lại thêm những tính năng mới cho người sử dụng. Điều hòa cây hân hoan là một giải pháp tốt nhất cho mùa hè nóng bức. Bạn đã biết cách vệ sinh chiếc điều hòa cây nhà mình chưa? Học ngay cách vệ sinh điều hòa cây dễ dàng không cần phải thuê thợ nào.

Vệ sinh và bảo trì điều hòa cây đúng cách có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và đảm bảo rằng máy lạnh hoạt động hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn về cách vệ sinh điều hòa cây một cách đơn giản:

Lưu ý quan trọng: Trong trường hợp bạn cần nạp gas cho điều hòa, đây là một công việc phức tạp và cần phải được thực hiện bởi một kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Không nên tự nạp gas mà không có hiểu biết và kỹ năng cần thiết, vì điều này có thể gây hỏng hóc máy lạnh và nguy hiểm cho sức khỏe.

Hướng dẫn vệ sinh điều hòa cây đơn giản:

  1. Tắt điện: Trước tiên, đảm bảo rằng máy lạnh đã được tắt và nguồn điện đã ngắt.
  2. Loại bỏ bụi bẩn: Sử dụng bàn chải hoặc bơm khí nén để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn từ các phần bên ngoài máy lạnh.
  3. Vệ sinh lọc không khí: Loại bỏ và làm sạch lọc không khí của máy lạnh. Bạn có thể rửa lọc bằng nước ấm hoặc thay thế nó nếu cần thiết.
  4. Làm sạch lớp sơn bề mặt: Sử dụng một vật liệu làm sạch bề mặt như khăn mềm và dung dịch làm sạch (tránh sử dụng các chất tẩy mạnh) để làm sạch lớp sơn bề mặt của máy lạnh.
  5. Kiểm tra đường dẫn nước dư: Đảm bảo rằng đường dẫn nước dư từ máy lạnh đang hoạt động bình thường và không bị tắc nghẽn.
  6. Kiểm tra và thay pin điều khiển từ xa (nếu có).
  7. Kiểm tra và vệ sinh quạt lạnh (nếu có): Nếu máy lạnh của bạn có quạt lạnh, hãy kiểm tra và làm sạch quạt lạnh nếu cần.
  8. Bật điện và kiểm tra hoạt động: Sau khi bạn đã vệ sinh và kiểm tra máy lạnh, hãy bật điện và kiểm tra xem nó hoạt động bình thường.

Làm sạch và bảo trì định kỳ giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của nó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn gặp sự cố nghiêm trọng hoặc cần nạp gas điều hòa đúng quy trình, bạn nên gọi một kỹ thuật viên chuyên nghiệp để thực hiện công việc này.

Điều hòa cây là loại điều hòa công suất lớn khác hẳn so với các dòng điều hòa treo tường, sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị bám bụi ở dàn nóng và dàn lạnh vì vậy việc vệ sinh để đảm bảo máy hoạt động tốt hơn là điều mà gia chủ cần quan tâm.

Để giúp cho điều hòa cây hoạt động một các tốt hơn vào những ngày nóng hay các mùa khác thì việc vệ sinh điều hòa theo định kì không chỉ giúp cho máy có độ bền ổn định hơn mà còn giúp máy đảm bảo làm lạnh tốt hơn trong quá trình sử dụng. Đặc biệt đối với các mùa nắng nóng đang vào đợt cao điểm chúng ta nên chủ động gọi bảo dưỡng điều hoà để máy có thể hoạt động tốt tránh trường hợp đang dùng sảy ra hư hỏng lúc đó bạn gọi thợ thì chưa chắc người ta đã nhận. Vậy để giúp bạn có thể tự vệ sinh điều hòa tủ đứng mà chẳng cần gọi thợ dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 5 bước đơn giản mà bạn có thể áp dụng cho điều hòa của mình.

Một vài lưu ý nhỏ trước khi vệ sinh điều hòa tủ đứng.

Do điều hòa tủ đứng khác hẳn so với điều hòa treo trường hay âm trần do dàn lạnh điều hòa cây là loại đặt sàn và có cấu trúc đồ sộ hơn nhiều các dòng khác nên việc vệ sinh cũng khá là cầu kì. Trước khi bước vào quá trình vệ sinh bạn cần chú ý một vài điểm như sau:

  • 1: Tắt tất cả nguồn điện của cả dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa
  • 2: Chuẩn bị các vật dụng gồm: (tua vít, kìm, bộ đồng hồ và dây nạp ga điều hòa…)
  • 3: Phủ kím các ổ mạc điện của điều hòa cây
  • 4: Áo trùm vệ sinh máy lạnh

5 bước vệ sinh điều hòa cây dễ dàng

1. Lau chùi mặt nạ

Việc đầu tiên bạn cần làm chính là bạn cần sử lý mặt dàn lạnh của điều hòa tủ đứng trước tháo ra nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến ống đồng và dậy dựa của máy. Sau đó, bạn dùng một miếng bọt biển nhỏ thấm nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng qua dàn lạnh. Khi rửa, bạn lưu ý không ấn tay quá mạnh làm nứt vỡ mặt nạ. Tiếp theo, bạn lau khô phần mặt nạ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời do phần vỏ dàn lạnh có phần mặt nạ phẳng nên rất dễ lau chùi, bạn có thể dùng khăn mềm để lau bụi bẩn bám vào.

2. Rửa lưới lọc không khí ở dàn lạnh

Bước tiếp theo bạn cần tháo và rửa lưới lọc định kỳ 1 tháng một lần

Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần. Cách làm: Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, bạn phun nước để rửa sạch lưới lọc. Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy.

3. Xịt rửa dàn lạnh

Trước khi thực hiện bước này bạn cần chú ý kiểm tra lại điện đóm vui lòng dùng bút thử điện để tránh trường hợp bất cẩn.

Tiếp đó khi đã kiểm tra song xuôi, bạn dùng giẻ sạch (khô) hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.

Tiếp đó, bạn dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh giúp một cách từ từ. Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.

4. Rửa dàn nóng

Bước này bạn cũng nhớ tắt kiểm tra điện, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Tiếp theo, bạn dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại.

Khi xịt rửa dàn nóng, tránh làm các lá kim loại bị biến dạng.

Trong quá trình xịt rửa, cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.

5. Kiểm tra và bật máy

Cuối cùng sau khi vệ sinh song các bước nếu trời nắng bạn nên phơi khô máy khoảng 5 – 6 tiếng cho máy khô rồi bật nguồn khởi động. Còn nếu thời tiết không nắng bạn nên để khoảng một thời gian đợi đến khi khô máy rồi mới bật lại tránh trường hợp máy còn nước bật lên gây chập cháy sản phẩm rồi lại mất tiền oan. Còn nếu bạn không dám làm thì có thể liên hệ với các nhân viên vệ sinh điều hòa như vậy sẽ an toàn toàn tha bỏ ra 100 – 200K mà tránh mất tiền triệu cũng đáng.

Mong rằng với những thông tin trên đây mà chúng tôi đưa ra sẽ có ích cho bạn. Nếu thấy điều hòa của bạn lâu không vệ sinh cần vệ sinh và kiểm tra hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Nguồn: DICHVUBACHKHOA.VN


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay