Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp

Chuyên đề Chủ đề 1 : Đại cương về dòng điện xoay chiều

Chủ đề 1 : đại cương về dòng điện xoay chiều
Câu 1: Đặt vào hai đầu một tụ điện hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 1A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A thì tần số dòng điện là
	A. 400Hz.	B. 200Hz.	C. 100Hz.	D. 50Hz.
Câu 2: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos200t(A) là
	A. 2A.	B. 2A.	C. A.	D. 3A.
Câu 3: Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 220cos100t(V) là
	A. 220V.	B. 220V.	C. 110V.	D. 110V.
Câu 4: Nhiệt lượng Q do dòng điện có biểu thức i = 2cos120t(A) toả ra khi đi qua điện trở R = 10 trong thời gian t = 0,5 phút là
	A. 1000J.	B. 600J.	C. 400J.	D. 200J.
Câu 5: Một dòng điện xoay chiều đi qua điện trở R = 25 trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q = 6000J. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là
	A. 3A.	B. 2A.	C. A.	D. A.
Câu 6: Dòng điện xoay chiều có tần số f = 60Hz, trong một giây dòng điện đổi chiều 
	A. 30 lần.	B. 60 lần.	C. 100 lần.	D. 120 lần.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Một khung dây dẫn có diện tích S = 50cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với vận tốc 3000 vòng/min trong một từ trường đều trục quay và có độ lớn B = 0,02T. Từ thông cực đại gửi qua khung là
	A. 0,025Wb.	B. 0,15Wb.	C. 1,5Wb.	D. 15Wb.
Câu 8: Một khung dây quay đều quanh trục trong một từ trường đều trục quay với vận tốc góc = 150 vòng/min. Từ thông cực đại gửi qua khung là 10/(Wb). Suất điện động hiệu dụng trong khung là
	A. 25V.	B. 25V.	C. 50V.	D. 50V.
Câu 9: Biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i = 5cos(100t + /6)(A). ở thời điểm t = 1/300s cường độ trong mạch đạt giá trị
	A. cực đại.	B. cực tiểu.	C. bằng không.	D. một giá trị khác.
Câu 10: Một tụ điện có điện dung C = 31,8F. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu bản tụ khi có dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz và cường độ dòng điện cực đại 2A chạy qua nó là
	A. 200V.	B. 200V.	C. 20V.	D. 20V.
Câu 11: Một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần không đáng kể, mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 60Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 12A. Nếu mắc cuộn dây trên vào mạng điện xoay chiều có tần số 1000Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
	A. 0,72A.	B. 200A.	C. 1,4A.	D. 0,005A.
Câu 12: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm L = 318mH và điện trở thuần 100. Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện không đổi có hiệu điện thế 20V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
	A. 0,2A.	B. 0,14A.	C. 0,1A.	D. 1,4A.
Câu 13: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm L = 318mH và điện trở thuần 100. Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20V, 50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
	A. 0,2A.	B. 0,14A.	C. 0,1A.	D. 1,4A.
Câu 14: Giữa hai bản tụ điện có hiệu điện thế xoay chiều 220V – 60Hz. Dòng điện qua tụ điện có cường độ 0,5A. Để dòng điện qua tụ điện có cường độ bằng 8A thì tần số của dòng điện là
	A. 15Hz.	B. 240Hz.	C. 480Hz.	D. 960Hz.
Câu 15: Một cuộn dây dẫn điện trở không đáng kể được cuộn dại và nối vào mạng điện xoay chiều 127V - 50Hz. Dòng điện cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây là
	A. 0,04H.	B. 0,08H.	C. 0,057H.	D. 0,114H.
Câu 16: Dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều 
	A. 50 lần.	B. 100 lần.	C. 2 lần.	D. 25 lần.
Câu 17: Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên
A. hiện tượng tự cảm.	B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. từ trường quay.	D. hiện tượng quang điện.
Câu 18: Gọi i, I0, I lần lượt là cường độ tức thời, cường độ cực đại và cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều đi qua một điện trở R. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở R trong thời gian t được xác định bởi hệ thức nào sau ?
A. Q = Ri2t.	B. Q = RI2t.	C. Q = Rt.	D. Q = Rt.
Câu 19: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng với đoạn mạch này ?
	A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.
	B. Tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.
	C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.
	D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha so với điện áp giữa hai bản tụ điện.
Câu 20: Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L. Tổng trở Z của đoạn mạch được tính bằng công thức nào sau đây ?
A. Z = .	B. Z = .
C. Z = .	D. Z = .
Câu 21: Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng gì?
A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện. D. không cản trở dòng điện.
Câu 22: ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC và một hiệu điện thế không đổi UDC. Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải
A. mắc song song với điện trở một tụ điện C.
B. mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C.
C. mắc song song với điện trở một cuộn dây thuần cảm L.
D. mắc nối tiếp với điện trở một cuộn dây thuần cảm L.
Câu 23: Một cuộn dây có độ tự cảm L = 2/15(H) và điện trở thuần R = 12 được đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều 100V và tần số 60Hz. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây và nhiệt lượng toả ra trong một phút là
	A. 3A và 15kJ.	B. 4A và 12kJ.	C. 5A và 18kJ.	D. 6A và 24kJ.
Câu 24: Tại thời điểm t = 0,5s, cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4A, đó là
	A. cường độ hiệu dụng.	B. cường độ cực đại.
	C. cường độ tức thời.	D. cường độ trung bình.
Câu 25: Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10. Biết nhiệt lượng toả ra trong 30phút là 9.105(J). Biên độ của cường độ dòng điện là
	A. 5A.	B. 5A.	C. 10A.	D. 20A.
Câu 26: Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nó có khả năng gì?
A. Cho dòng xoay chiều đi qua một cách dễ dàng.
B. Cản trở dòng điện xoay chiều.
C. Ngăn hoàn toàn dòng điện xoay chiều.
D. Cho dòng điện xoay chiều đi qua, đồng thời có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều.
Câu 27: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L,C mắc nối tiếp thì
A. độ lệch pha của uR và u là /2.
B. pha của uL nhanh pha hơn của i một góc /2.
C. pha của uC nhanh pha hơn của i một góc /2.
D. pha của uR nhanh pha hơn của i một góc /2.
Câu 28: Trong đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì
	A. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
	B. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở.
	C. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn ngược pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
	D. điện áp giữa hai điện trở luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
Câu 29: Câu nào sau đây đúng khí nói về dòng điện xoay chiều?
	A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mà điện, đúc điện.
	B. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một chu kì dòng điện bằng 0.
	C. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong mọi khoảng thời gian bất kì bằng 0.
	D. Công suất toả nhiệt tức thời trên một đoạn mạch có giá trị cực đại bằng công suất toả nhiệt trung bình nhân với .
Câu 30: Chọn phát biểu không đúng:
	A. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm và dòng điện qua cuộn cảm luôn biến thiên cùng tần số.
	B. Tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm càng lớn nếu cuộn cảm có độ tự cảm càng lớn.
	C. Điện áp giữa hai đầu cuộn thuần cảm luôn trễ pha hơn dòng điện qua cuộn cảm một góc .
	D. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều giống như điện trở. 
Câu 31: Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức (V). Xác định thời điểm mà cường độ dòng điện qua tụ bằng 0 lần thứ nhất là
	A. 1/600s.	B. 1/300s.	C. 1/150s.	D. 5/600s.
Câu 32: Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn thuần cảm giống nhau ở chỗ:
	A. Đều biến thiên trễ pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
	B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
	C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
	D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.
Câu 33: Một đèn có ghi 110V – 100W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch điện xoay chiều có (V). Để đèn sáng bình thường, R phải có giá trị bằng
	A. 1210.	B. 10/11.	C. 121.	D. 99.
Câu 34: Điện áp (V) đặt vào hai đầu một cuộn thuần cảm thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng I = 2A. Cảm kháng có giá trị là
	A. 100.	B. 200.	C. 100.	D. 200.
Câu 35: Trong mạch điện xoay chiều, cảm kháng của cuộn cảm 
	A. chỉ phụ thuộc vào độ tự cảm của cuộn cảm.
	B. chỉ phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
	C. chỉ phụ thuộc vào điện áp hai đầu đoạn mạch.
	D. phụ thuộc vào độ tự cảm của cuộn cảm và tần số của dòng điện.
Câu 36: Chọn câu đúng. 
	A. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua.
	B. Tụ điện có điện dung càng nhỏ thì cản trở dòng điện càng ít.
	C. Đối với đoạn mạch điện chỉ có tụ điện, cường độ dòng điện và điện áp tỉ lệ thuận với nhau, hệ số tỉ lệ bằng điện dung của tụ.
	D. Đối với đoạn mạch chỉ có tụ điện, cường độ dòng điện và điện áp luôn biến thiên điều hoà và lệch pha nhau một góc .
Câu 37: Trong mạch điện xoay chiều, mức độ cản trở dòng điện của tụ điện trong mạch phụ thuộc vào
	A. chỉ điện dung C của tụ điện.
	B. điện dung C và điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ.
	C. điện dung C và cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ.
	D. điện dung C và tần số góc của dòng điện.
Câu 38: Để làm tăng cảm kháng của một cuộn dây thuần cảm có lõi không khí, ta có thể thực hiện bằng cách:
	A. tăng tần số góc của điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm.
	B. tăng chu kì của điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm.
	C. tăng cường độ dòng điện qua cuộn cảm.
	D. tăng biên độ của điện áp đặt ở hai đầu cuộn cảm.
Câu 39: Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian?
	A. Giá trị tức thời.	B. Biên độ.
	C. Tần số góc.	D. Pha ban đầu.
Câu 40: Trong các câu sau đây, câu nào sai?
	A. Khi một khung dây quay đều quanh một trục vuông góc với các đường sức của một từ trường đều thì trong khung dây xuất hiện suất điện động xoay chiều hình sin.
	B. Điện áp xoay chiều là điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian.
	C. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
	D. Trên cùng một đoạn mạch, dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên với cùng pha ban đầu.
ĐA
Cõu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
B
C
C
B
D
D
A
B
C
B
A
A
B
D
C
C
B
C
C
D
Cõu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
ĐBAB
B
B
C
C
C
D
B
C
B
C
B
B
D
A
D
A
D
A
A
D