Giáo án Công nghệ Lớp 12 – Chủ đề 1: Một số linh kiện điện tử thụ động – Năm học 2020-2021

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Công nghệ Lớp 12 – Chủ đề 1: Một số linh kiện điện tử thụ động – Năm học 2020-2021”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Linh Kiện Máy Tính | Linh Kiện PC Chính Hãng, Xây Dựng Mọi Cấu Hình

Ngày soạn: 6/9/2020 
Tiết: 1,2,3
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Chủ đề:1 
MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG
	(03 tiết)	
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài 2: Điện trở, tụ điện, cuôn cảm
Bài 3: Thực hành: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức: 
- Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Tính toán, xác định được các giá trị điện trở, cảm kháng, dung kháng.
3. Thái độ: 
- Tích cực trong hoạt động học tập.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề: HS tìm hiểu các linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm trong các thiết bị điện dân dụng.
- Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi tìm hiểu về cấu tạo, phân biệt các linh kiện trên, các thông số kĩ thuật, tác dụng, kí hiệu trên mạch điện cho từng linh kiện.
- Năng lực tính toán, kết luận vấn đề: Xác định được giá trị của điện trở thông qua các vạch màu, giá trị của dung kháng, cảm kháng.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Trao đổi, hợp tác nhóm, trình bày kết quả cho từng hoạt động.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm và linh kiện thực tế 
- Các câu hỏi định hướng, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm trong các thiết bị điện tử dân dụng.
- Nghiên cứu trước bài học theo các câu hỏi định hướng của giáo viên.
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 1. Điện trở 
-Xác định đươc ký hiệu, đơn vị đo của điện trở
- Nêu được công dụng của điện trở.
Câu: 4.1(1,2, 13)
- Giải thích được các số liệu kĩ thuật của điện trở, tác dụng của điện trở trong mạch xoay chiều.
Câu 4.2 (8,9 )
Tính toán các bài toán về điện trở
Câu 16,17
- Đề xuất việc xử dụng điện trở phù hợp trong mạch điện mới
Câu: 4.4(12)
2. Tụ điện
- Xác định được các loại tụ điện.
- Nêu tên được các điện cực của tụ điện trong thực tế.
Câu: 4.1(3,4)
- Phân biệt được các số liệu kĩ thuật của tụ điện, phân biệt các loại tụ.
Câu 4.2 (6)
-Giải quyết được các bài toán về tính giá trị dung kháng, điện áp định mức trong từng mạch điện.
Câu 4.3(10,14)
3. Cuộn cảm
- Xác định được cuộn cảm, công thức tính cảm kháng.
Câu: 4.1(5)
- Giải thích được các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm, tác dụng của cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều.
Câu 4.2 (7)
- Giải quyết được các bài toán về tính giá trị cảm kháng trong từng mạch điện.
Câu 4.3(11 15)
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHỦ ĐỀ
4.1. Câu hỏi kiểm tra mức độ nhận biết:
Câu 1: Điện trở có công dụng:
A. Phân chia điện áp
B. Ngăn cản dòng một chiều
C. Ngăn cản dòng xoay chiều
D. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp
Câu 2: Đơn vị đo điện trở là:
A. Ôm
B. Fara
C. Henry
D. Oát
Câu 3: Trong các tụ sau, tụ nào phân cực:
A. Tụ xoay
B. Tụ giấy
C. Tụ hóa
D. Tụ mica
Câu 4: Trong các tụ sau, tụ nào khi mắc vào mạch nguồn điện phải đặt đúng chiều điện áp:
A. Tụ mica
B. Tụ hóa
C. Tụ nilon
D. Tụ dầu
Câu 5: Công thức tính cảm kháng là:
A. XL = 2πƒC
B. XL = 2πƒL
C. XL = 1/2πƒL
D. XL = 1/2πƒC
4.2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu:
Câu 6: Trong các kí hiệu tụ điện sau, kí hiệu nào là của tụ hóa:
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Tụ điện ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.
B. Cuộn cảm ngăn cản dòng một chiều, cho dòng xoay chiều đi qua.
C. Tụ điện ngăn cản dòng một chiều và xoay chiều đi qua.
D. Cuộn cảm ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Điện trở có vạch màu là căn cứ để xác định trị số.
B. Đối với điện trở nhiệt có hệ số dương, khi nhiệt độ tăng thì R tăng.
C. Đối với điện trở biến đổi theo điện áp, khi U tăng thì R tăng
D. Đối với quang điện trở, khi ánh sáng rọi vào thì R giảm
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Trị số điện trở cho biết mức độ cản trở của điện trở đối với dòng điện chạy qua nó.
B. Trị số điện dung cho biết mức độ cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
C. Trị số điện cảm cho biết mức độ cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
D. Cả B và C đều đúng.
4.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp:
Câu 10: Một tụ điện có điện dung mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz thì dung kháng của tụ là:
A. 
B. 
C. 
D. 
Câu 11: Một cuộn cảm có độ tự cảm mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz thì cảm kháng của cuộn dây là:
A. 
B. 
C. 
D. 
4.4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Câu 12: Cho điện có các màu sau : Vàng, Tím, Đen, Xanh lục 
Giá trị của điện trở là: 
A. 
B. 
C. 
D. 
- Đưa thêm các câu hỏi
Câu 13. Xác định đặc điểm đúng nhất của Điện trở nhiệt ( Nhận biết) 
A. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.
B. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.
C. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.
D. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)
Câu 14. Tính toán dung kháng của tụ điện có điện dung C= khi mắc vào mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 100 V, tần số 50 Hz ? ( Vận dụng thấp)
 A. 200 (W) B. 50 (W) C. 20 (W) D. 5(W) 
Câu 15: Xác định lõi của cuộn cảm cao tần ( Nhận biết)
 A. Lâi thÐp; B. Lâi kh«ng khÝ; 
 C. Lâi Ferit; D. kh«ng cã lâi
Câu 16Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Tính toán trị số đúng của điện trở ?.
 A. 34x102 KΩ ±5%. B. 34x106 Ω ±0,5%. 
 C. 23x102 KΩ ±5%. D. 23x106Ω ±0,5%.
Câu 17: Một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Tính toàn các vạch màu cho phù hợp.( Vận dụng)
A. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ
C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ D. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ 
VI.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Dự kiến tổ chức các hoạt động theo kế hoạch như sau:
Tiết PPCT
Tiến trình bài học.
Tiết 1
Hoạt động khởi động 
Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1
(Tìm hiểu về điện trở)
Tiết 2
Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1
(Tìm hiểu về tụ điện, cuộn cảm)
Tiết 3
Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 2
1. Hoạt động khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
* Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên đặt câu hỏi Theo các em học bài điện trở - tụ điện cuộn cảm thì chúng ta cần đạt được các yêu cầu gì?
-Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và qua nghiên cứu bài trước nhận dạng các linh kiện điện tử? Phân loại thành các nhóm linh kiện điện tử? 
- HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm được của nhóm mình.
+ Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn, thảo luận các kết quả đó.
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và đặt vấn đề vào bài. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm 
* Mục tiêu: Hiểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu của điện trở, tụ điện và cuôn cảm. Nắm được các số liệu kĩ thuật của điện trở tụ điện và cuôn cảm.
* Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động:
Nội dung và cách thức 
tổ chức hoạt động
Sản phẩm
- GV đưa ra yêu cầu: 
H1: Điện trở dùng để làm gì?
H2: Cấu tạo của điện trở như thế nào?
H3: Điện trở được phân loại theo mấy cách?
H4: Trị số điện trở nói lên điều gì?Trên điện trở có ghi 2K 1W là gì?
H5: Đơn vị của điện trở thường dùng?
- HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức.
- GV đưa ra yêu cầu: 
H1: Tụ điện dùng để làm gì?
H2: Cấu tạo của Tụ như thế nào?
H3: Tụ được phân loại theo mấy cách?
H4: Trị số diện dung nói lên điều gì?
H5: Tại sao phải tính dung kháng của tụ ?
- HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức.
- GV đưa ra yêu cầu: 
H1: Cuộn cảm dùng để làm gì?
H2: Cấu tạo của cuộn cảm như thế nào?
H3: Cuộn cảm được chia thành mấy loại?
H4: Trị số điện cảm nói lên điều gì?
H5: Tại sao phải tính cảm kháng?
- HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức.
I / Điện trở ( R)
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu.
a) Công dụng.
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.
- Phân chia điện áp trong mạch
b) Cấu tạo:
- Dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dụng bột than phun lên lõi sứ
c) Phân loại:
- Theo công suất.
- Theo trị số.
- Theo sự tác động của các đại lượng vật lý.
d) Ký hiệu: SGK
2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở
a. Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở của điện trở.
Đơn vị điện trở: Ôm ( )
 + 1 kilô ôm ( k)=103
 +1Mêga ôm ( M)=106
b. Công suất định mức:Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.
Đơn vị đo là oát ( W ) 
II. Tụ điện( C)
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
a. Công dụng:
Là linh kiện được dùng để ngăn các tín hiệu 1 chiều, được dùng trong các mạch thu phát tín hiệu, lọc nguồn, lọc sóng, phân chia đường tín hiệu, nối tầng KĐ
b. Cấu tạo:
 Gồm hai hay nhiều bản tụ kim loại đặt cách điện nhau trong không khí hoặc chất liệu cách điện khác như gốm, sứ, giấy,...
c. Phân loại:
Theo vật liệu cách điện:
Tụ thường, tụ hoá, tụ gốm, tụ sứ, tụ nilon, ...
d. Kí hiệu:
2. Các số liệu kĩ thuật.
a. Trị số điện dung:
Cho biết khả năng tích luy năng lượng điện trường của tụ khi có dòng điện.
b. Điện áp định mức.
c. Dung kháng của tụ: Là khả năng cản trở dòng điện của tụ
 Xc =
III. Cuộn cảm L:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu:
a. Công dụng: Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần
b. Cấu tạo: Dùng dây dẫn điện để quấn thành cuộn cảm.
c. Phân loại : Tuỳ theo cấu tạo và phạm vi sử dụng, cuộn cảm phân loại như sau: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
d. Kí hiệu : SGK
2. Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm:
a. Trị số điện cảm : Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
- Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, 
- Đơn vị đo là Henry ( H ) hoặc 
 + 1 Mili henry ( mH )=10-3H
 + 1 Micrô henry (H ) = 10-6H
b. Hệ số phẩm chất: ( Q ) Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. 
c. Cảm kháng: ( XL ) Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
 XL= 2fL
2.2 Hoạt động 2: Thực hành về điện trở, tụ điện, cuộn cảm 
* Mục tiêu: Thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung, quy trình thực hành
 Hoàn thành các báo cáo theo mẫu
* Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động:
Nội dung và cách thức
tổ chức hoạt động
Sản phẩm
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Gv chia lớp ra 4 nhóm thực hành, phát dụng cụ, vật liệu từng nhóm cho HS.
1 nhóm học sinh gồm có: 1 đồng hồ đo
- 5 điện trở màu
- 1 tụ hóa, 1 tụ gốm, 
- 1 cuộn cảm cao tần, 1 cuộn cảm âm tần, 1 cuộn cảm trung tần
GV đưa ra yêu cầu:
- Các em hãy xác định điện trở, cuộn cảm, tụ điện dựa vào hình dạng đặc điểm bên ngoài của chúng. 
HS: Nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Chọn ra 5 điện trở màu. lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ. Ghi vào báo cáo
- Chọn ra 3 cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2.
- Chọn ra một tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không cực tính để ghi các số liệu kĩ thuật của từng tụ điện, sau đó điền vào bảng 3.
GV: Quan sát, hỗ trợ, gợi ý cho học sinh nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
 Học sinh trình bày kết quả thảo luận ghi vào mẫu báo cáo thực hành
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS vệ sinh lớp và đưa ra biện pháp sử lý những linh kiện điện tử bị hỏng ứng dụng tích hợp bảo vệ môi trường trong vấn đề sử lý chất thải rắn.
-GV dựa vào quá trình thực hành và kết quả thực hành, nhận xét đánh tiết học.
HS: Tổng hợp nội dung kiến thức chính dựa trên kết quả báo cáo thực hành
Nội dung và quy trình thực hiện:
Bước 1. Quan sát, nhận biết và phân lọai các linh kiện điện tử.
Bước 2. Chọn ra 5 điện trở màu. lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ.
Bước 3. Chọn ra 3 cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2.
Bước 4. Chọn ra một tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không cực tính để ghi các số liệu kĩ thuật của từng tụ điện, sau đó điền vào bảng 
* Cách đọc điện trở 4 vạch màu
 A B C D
Vòng mầu A,B chỉ chị số nguyên thứ nhất và thứ 2 trong giá trị
Vòng mầu C chỉ những số 0 tiếp theo A,B
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Xanh lục
Xanh lam
Tím
Xám
Trắng
số 0
số 1
số 2
số 3
số 4
số 5
số 6
số 7
số 8
số 9
- Quy ước vòng màu A,B,C
Vòng mầu D chỉ mức sai số với các màu tương ứng:
 Hoàn thành theo mẫu báo cáo
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐIỆN TRỞ- CUỘN CẢM- TỤ ĐIỆN
 Họ và tên :
 Lớp :
 1.Tìm hiểu, đọc và đo trị số điện trở :
STT
Vạch màu ở trên điện trở
Trị số đọc
Trị số đo
Nhận xét
1
2
3
4
5
 2.Tìm hiểu về cuộn cảm :
STT
Lọai cuộn cảm
Kí hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
Cuộn cảm cao tần 
2
Cuộn cảm trung tần
3
Cuộn cảm âm tần
 3.Tìm hiểu về tụ điện :
STT
Lọai tụ điện
Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện
Giải thích số liệu kĩ thuật
1
Tụ không có cực tính
2
Tụ có cực tính
3-Hoạt động luyện tập
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài nhằm ghi nhớ, khắc sâu nội dung chính
*Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra một số câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập chủ để ở mục (V)
- HS hoạt động cá nhân, báo cáo kết quả 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức
4. Hướng dẫn học sinh tự học
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài 2 và bài 3.
- Liên hệ trong thực tế về ứng dụng của các linh kiện điện tử thụ động.
- Các nhóm chuẩn bị trước nội dung tiếp theo của bài, sưu tầm các linh kiện điện tử tích cực trong thực tế.
- Nghiên cứu trước nội dung của chủ đề: Một số linh kiện điện tử tích cực

Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay