Lỗi thường gặp ở PAN điều hòa và cách khắc phục lỗi PAN

Lỗi thường gặp ở PAN điều hòa và cách khắc phục lỗi PAN

Điều hòa được cấu tạo bởi dàn nóng và lạnh, cùng hoạt động song song để mang lại không khí mát mẻ cho mọi nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào chiếc điều hòa cũng hoạt động bình thường và không xảy ra lỗi. Đặc biệt, ở một số điều hòa cũ, hoặc lâu ngày chưa vệ sinh bảo dưỡng thì các lỗi này thường gặp phổ biến hơn. Hãy tìm cách khách phục lỗi PAN nếu điều hòa nhà bạn cũng đang phải gặp sự cố này.

Lỗi thường gặp ở điều hòa PAN (Panasonic) và cách khắc phục có thể bao gồm:

  1. Không mát: Nếu điều hòa của bạn không làm mát, điều quan trọng là kiểm tra gas điều hòa hoặc xem nó đã được bật đúng chế độ và nhiệt độ đã được đặt chính xác. Nếu vẫn không mát, có thể do lớp lọc bụi bẩn hoặc lớp bảo vệ nước bị tắc nghẽn. Bạn nên làm sạch lọc và lớp bảo vệ nước, hoặc nếu tình trạng không cải thiện, hãy gọi một chuyên gia sửa chữa.
  2. Nước rò rỉ: Nếu bạn thấy nước rò rỉ từ điều hòa, đảm bảo rằng ống xả nước (ống dẫn nước thải) không bị tắc. Bạn cũng nên kiểm tra các phần kín và rò rỉ có thể xuất phát từ đâu. Trong trường hợp rò rỉ lớn hoặc không thể tự khắc phục, cần gọi thợ sửa chữa.
  3. Điều hòa không hoạt động: Nếu điều hòa không hoạt động hoặc không khởi động, hãy kiểm tra nguồn điện và đảm bảo rằng ổ cắm hoạt động bình thường. Nếu vẫn không có điện, có thể cần kiểm tra bảng điều khiển hoặc linh kiện điện tử bên trong điều hòa, điều này cần sự can thiệp của một chuyên gia.
  4. Tiếng ồn lớn: Nếu điều hòa phát ra tiếng ồn lớn hoặc tiếng kêu kết hợp, có thể do lâu ngày sử dụng hoặc các bộ phận bên trong hỏng. Hãy gọi một chuyên gia sửa chữa để kiểm tra và thay thế các bộ phận hỏng.
  5. Máy quạt không hoạt động: Nếu máy quạt của điều hòa không hoạt động, kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt hoặc bị cản trở không. Bạn cũng nên kiểm tra bộ phận điều khiển máy quạt để đảm bảo rằng nó đang hoạt động đúng cách.

Lưu ý rằng nếu bạn gặp phải vấn đề về điều hòa PAN mà bạn không biết cách khắc phục, tốt nhất là gọi một dịch vụ sửa điều hòa chuyên nghiệp để được kiểm tra và sửa chữa. Việc tự mò mẫm và sửa chữa có thể gây thêm hỏng hóc nếu bạn không có kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Pan 1: Không đá Block

Nguyên nhân: hư sensor, mất tín hiệu điều khiển từ VĐK, hư relay, mất 12V ra relay…

Cách sửa: Bạn hãy tham khảo ngay những cách sau đây, chắc chắn lỗi này sẽ được khắc phục hoàn toàn.

– Kiểm tra sensor trước, đo giá trị điện trở của sensor phải đúng với giá trị của nhà sản xuất.

– Kiểm tra có 12V tại cuộn dây của relay.

– Kiểm tra điện trở từ cuộn dây về cổng đảo.

– Kiểm tra cổng đảo.

– Kiểm tra có đứt mạch phần đá block .

– Trong trường hợp relay đóng tiếp điểm rồi nhả là do tiếp điểm trong relay dơ, muốn kiểm tra trường hợp này ta đấu tắt chân COM và NO lại mà thấy Block đóng b ình thường thì ta thay relay mới.

Pan 2: Bấm remote không ăn.

Nguyên nhân: Remoto của nhà bạn đã có vấn đề như remote hư, mắt nhận hư, không có áp làm việc cho mắt nhận, mạch nhận tín hiệu bị đứt… dẫn đến tình trạng bấm điều khiển không ăn, không điều khiển được điều hòa.

Cách sửa:

– Kiểm tra remote bằng cách dùng điện thoại di động xem có tín hiệu từ remote hay không .

– Đo tại chân mắt nhận xem có 5 V cấp cho mắt hoạt động chưa .

– Đo chân tín hiệu của mắt với chân 5 V rồi bấm remote xem có dao động trên đồng hồ hay không .

Nếu không có thì mắt nhận hư, còn nếu có dao động có nghĩa là mắt đã nhận được tín hiệu từ remote.

– Dò từ chân tín hiệu của mắt về đến khiển xem có đứt mạch hay không và kiểm tra các linh kiện trên đường mạch đó

Pan 3: Quạt dàn lạnh không chạy.

Nguyên nhân: Nếu quạt dàn lạnh không chạy, nguyên nhân có thể do quạt hư, tụ đề quạt hư, mạch quạt hư, chưa có đường 50Hz về VĐK, chết chân lệnh hoặc chết VĐK…

Cách sửa:

– Kiểm tra tụ đề quạt đầu tiên trong các b ệnh liên quan tới quạt dàn lạnh.

– Kiểm tra quạt bẳng cách đấu tụ kích rời và dùng điện 220V test.

– Mạch điều khiển quạt gồm nhiều linh kiện: triac ( phototriac hoặc SSR), opto, cổng đảo… Ta nên kiểm tra các linh kiện và điều kiện để các linh kiện này hoạt động. Nếu mạch dùng opto kết hợp với triac ta đấu tắt chân 3 và 4 của opto lại xem quạt có chạy hay không. Nếu quạt chạy bình thường thì triac, tụ đề và quạt không hư. Nếu quạt không chạy ta kiểm tra lại đường mạch từ chân 3 và 4 của opto đến những linh kiện nào rồi kiểm tra linh kiện đó, sau đó kiểm tra triac, tụ đề quạt và quạt.

Nếu phần opto, triac đều ổn thì ta lại dò ngược từ chân 1 và 2 của opto để tìm xem đã đấu 12V và về cổng đảo chưa. Bình thường khi quạt tắt thì ta đo phía cổng đảo ra opto sẻ có 12V, khi quạt chạy thì cổng đảo sẽ kéo 1 chân opto về GND (tuy nhiên lúc đo ta thấy nó có khoản 11 V, vì kéo về GND và nhả lên nguồn liên tục), còn bên VĐK lúc quạt chạy sẽ đo được tầm 0.7V vì cũng kéo lên VDD và nhả về GND liên tục ( lúc quạt tắt thì ta đo được từ chân khiển điều khiển quạt là 0V).

– Các linh kiện trong mạch điều ổn thì ta kiểm tra xem đường 50Hz (hoặc 100Hz) về khiển hay chưa. Đường 50Hz giúp VĐK điều khiển kích nhả xung làm triac dẫn (kích chân G triac), nếu mất đường này triac không dẫn được => quạt không quay. Đường 50Hz này có 3 dạng chính là: trước biến thế, sau biến thế nhưng trước chỉnh lưu và sau chỉnh lưu. Linh kiện tạo xung 50Hz thông thường là opto, transistor và opamp . Ta quan sát trên board có opamp, opto và transistor nào hay không rồi xem chúng làm chức năng gì ( board máy giặt thì rất nhiều transistor nên phải hiểu rõ mạch và thông thạo cách tìm mới dễ tìm ra được đường này). Sau đó dùng đồng hồ đo tần số đo đường 50Hz (hoặc 100Hz) về tới khiển và được.

– Trong trường hợp tất cả linh kiện đều tốt, 50Hz đã về VĐK mà quạt vẫn không chạy thì khả năng chính là do VĐK. Vi điều khiển có thể chết chân lệnh điều khiển đường quạt hoặc có thể chập nguồn và chết hết chân lệnh, bằng cách đo tổng trở (đo nguội) hoặc sờ vào khiển (khi đang có điện) xem có nóng hay không để xác định VĐK có chết hay không.

Pan 4: Mở nguồn báo lỗi, không bấm remote để tắt được, nháy hết dàn đèn.

Nguyên nhân:  Rất có thể, chiếc điều hòa đã mắc lỗi IC nhớ

Cách sửa: thay IC nhớ mới và nạp lại chương trình cho IC nhớ. Code của IC nhớ bạn phải lấy từ 1 IC nhớ của Board còn hoạt động tốt sau đó bạn coppy vào máy tính, sau đó nạp vào IC nhớ trắng.

Trên đây là những lỗi PAN máy lạnh, điều hòa thường gặp nhất gây khó khăn cho người sử dụng. Để giảm đi những sự cố lỗi Pan này, hãy nhớ đạt lịch bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa định kỳ, thường xuyên để mùa hè này không phát nóng, phát cáu vì điều hòa gặp lỗi nhé!

Nguồn: DICHVUBACHKHOA.VN

 


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay