4 Cách đọc, đo và cách mắc tụ điện – Tài liệu text
44
Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ
=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-), (+) và luôn luôn có hình trụ .
* Với tụ giấy, tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu
Hình 2.30: Hình dáng tụ giấy
Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
•
Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
Giá trị = 47 x 10 4 = 470000p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
= 470 n Fara = 0,47 µF
•
Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .
2.4.2 Cách đo tụ điện
Dùng Ohm kế để kiểm tra tính rĩ điện của các tụ điện
•
Hinh2.31: Sơ đồ hướng dẫn cách đo tụ điện
45
Khi đo tụ điện hoá học, đặt cực dương của tụ hoá phải trên dây đen, khi
đặt tụ lên hai dây đo, dòng điện tử của nguồn pin 3V sẽ cho nạp dòng vào tụ
điện, ở thời điểm đầu, dòng nạp rất mạnh, kim bậc lên cao, kim sẽ giảm dần về
vị trí vô cực khi tụ đã nạp đầy áp (3V).
Việc chọn thang đo: nếu lấy thang đo lớn, điện trở thang đo lớn, dòng điện
chảy trên dây đo nhỏ, thời gian tụ nạp đầy sẽ lâu hơn, kim trở về vị trí vô cực
chậm. nếu lấy thang đo nhỏ, thời gian tụ nạp đầy sẽ nhanh, kim về vô cực rất
nhanh, do vậy, khi kiểm tra tụ điện có điện dung nhỏ để thang đo lớn để kịp thấy
được dòng nạp vào tụ.
Kim lên không về: tụ chạm
Kim lên không về hết: tụ rỉ
Kim không lên: tụ đứt
2.4.3 Cách mắc tụ:
Hình 2.32: Các kiểu cách mắc tụ điện
46
Khi mắc các tụ nối tiếp, trị điện dung C của tụ tương đương nhỏ, “nghịch
đảo của tụ tương đương bằng tổng ngịch đảo của các tụ mắc nối tiếp”, nhưng sức
chịu áp của tụ đẳng hiệu tăng.
Khi mắc các tụ song song, trị điện dung C của tụ tương đương lớn, “điện
dung của tụ tương đương bằng tổng trị điện dung của các tụ trong mạch”, nhưng
sức chịu áp của tụ phải tính theo sức chịu áp nhỏ nhất
47
Hình 2.33: Mô tải giá trị thời hằng nạp xả của tụ điện
2.4.4 Ứng dụng của tụ điện
Tụ điện được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các
thiết bị điện tử, tụ điện là một linh kiện không thể thiếu đươc, mỗi mạch điện tụ
đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu, lọc nhiễu, lọc điện
nguồn, tạo dao động ..vv…
Dưới đây là một số những hình ảnh minh hoạ về ứng dụng của tụ điện.
a. Tụ điện trong mạch lọc nguồn
Trong mạch lọc nguồn như hình trên, tụ hoá có tác dụng lọc cho điện áp một
chiều sau khi đã chỉnh lưu được bằng phẳng để cung cấp cho tải tiêu thụ, ta thấy
48
nếu không có tụ thì áp DC sau đi ốt là điên áp nhấp nhô, khi có tụ điện áp này
được lọc tương đối phẳng, tụ điện càng lớn thì điện áp DC này càng phẳng
TH1: Khi K1đóng
TH2: Khi K2 đóng
Hình 2.34: Các trạng thái lọc của tụ điện
b. Tụ điện trong mạch dao động đa hài tạo xung vuông
Hình 3.35: Mạch dao động đa hài dung 2 transistor
49
Hai đèn báo sáng sử dụng đèn Led dấu song song với cực CE của hai
Transistor, chú ý đấu đúng chiều âm dương
Bài tập Bài 1: đọc các trị số của tụ điện sau
C = ? pF
Ulv = ? V
C = ? uF = ?nF
Ulv = ? V
Bài tập 2: đọc và ghi các tụ điện trên vi mạch. Báo cáo kết quả cho giáo viên
hướng dẫn
3. Cuộn Cảm
3.1 Ký hiệu
Hình 2.36: Ký hiệu cuộn cảm
3.2 Phân loại
Hình 2.36: Các loại cuộn cảm
50
3.2.1 Biến áp nguồn và biến áp âm tần
Hình 2.37: Hình dạng biến áp nguồn và biến áp âm tần
3.2.2 Biến áp xung & Cao áp
Hình 2.39: Hình dáng biến áp xung và cuộn cao áp
3.3 Ứng dụng cuộn cảm :
Biến áp:
Hình 2.40: Hình dạng cấu tạo biến áp
51
Rơle
Từ trường do cuộn dây sinh ra được ứng dụng vào việc chế tạo chuyển
mạch điều khiển bằng điện, thay cho việc đóng mở bằng tay, trong kỹ thuật
người ta gọi linh kiện này là rơle. Loại rơle thường được gọi là rơle điện từ và có
sơ đồ biểu diễn như trên Hình 2.41. Nhìn vào sơ đồ ta biết hai thông số quan
trọng là: áp hoạt động của cuộn dây là 12V, các tiếp điểm chịu dòng là 3A.
Hình 2.41: Cấu tạo relay
Bài tập của thực hành của học viên
Bài 2.1: Trình bày kí hiệu quy ước của: điện trở, Biến trở, điện trở nhiệt, các loại
tụ điện và cuộn cảm trên sơ đồ mạch điện nguyên lý
Bài 2.2: Trình bàycác đặc tính kỹ thuật của điện trở, tụ điện; các đặc tính trên có
ý nghĩa như thế nào trong công việc của người thợ sửa chữa.
Bài 2.3: Trình bày kí hiệu của các loại cuộn cảm, biến áp trên sơ đồ nguyên lý.
Bài 2.4: Giá trị các điện trở là: 220 Ω ; 1k Ω ; 5,6k Ω ; 120 k Ω ; 1M Ω cho biết
thứ tự các vạch màu trên thân điện trở tương ứng với các giá trị trên
Bài 2.5: Trình bày các quy định ký mã số biểu diễn trị số tụ điện, cách đọc trị số
tụ điện; cho một vài ví dụ cụ thể ứng với mỗi loại.
Bài tập về nhận dạng và xác định chất lượng các linh kiện thụ động
Bài 2.6:Trình bày cách nhận dạng và xác định chất lượng của các loại biến trở
bằng VOM.
Bài 2.7: Nếu có 2 linh kiện thụ động có hình dáng bên ngoài khi quan sát bằng
mắt ta chưa nhận dạng chính xác được là loại linh kiện gì; muốn xác định chính
xác được các linh kiện trên phải dùng phương pháp nào?
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Linh Kiện Và Vật Tư
Có thể bạn quan tâm
- 16 Dụng Cụ Trước Khi Dán Giấy Dán Tường
- Top 16 linh kiện lâm music hay nhất 2024 – Ngày hội bia Hà Nội
- Mua linh kiện điện thoại giá sỉ ở đâu Quận 7 – Phát Lộc
- Màn hình iPhone X – Zin New – Chính hãng – Giá rẻ Tín Thành
- GIỚI THIỆU VỀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TUHU
- Các loại linh kiện chất lượng có trong máy hàn điện tử Pejo. –