Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp

Bình chứa cao áp – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 514.91 KB, 52 trang )

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

– Bình chứa cao áp mục đích để cấp lỏng ổn định cho van tiết lưu. Chỉ có trong hệ

thống lạnh trung bình và lớn

– Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ chứa lỏng từ các thiết bị khác về khi sửa chữa hệ

thống

Vị trí : nằm sau thiết bị ngưng tụ và trước van tiết lưu.

b. Cấu tạo

Chú thích :

1. Áp kế, dưới áp kế có ống xiphông để giảm rung cho kim áp kế

2. Van an toàn,dưới van an toàn có van chặn để cô lập khi sữa chữa hoặc khi

van

an toàn mất tác dụng

3. Đường vào của lỏng cao áp

4. Đường cân bằng với thiết bị ngưng tụ để lỏng từ bình ngưng chảy xuống bình

chứa dễ dàng

5. Đường dự trữ hoặc làm đường xả khí không ngưng

6. Cụm van ống thủy sáng

7. Ống thuỷ sáng để quan sát mức lỏng trong bình

8. Đường ra của lỏng cao áp tới van tiết lưu

c. Tính toán bình chứa cao áp

Ta chọn hệ thống lạnh môi chất Frêon chảy từ trên xuống nên thể tích chứa được

tính theo công thức 8 -13, trang 260, tài liệu [1] ta có :

0,3.Vd

.1, 2

0,5

VCA =

= 0,72Vd

Với :

1,2 – Hệ số an toàn

VCA – Thể tích bình chứa cao áp

Vd – Thể tích hệ thống dàn bay hơi

SVTH:

Trang 43

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

Thể tích của dàn bay hơi chính là thể tích phần trong của toàn bộ ống đồng mà môi

chất chứa trong đó. Theo tính toàn dàn bay hơi

• Dàn bay hơi gồm 12 ống, mỗi ống dài 2,5m

• Gồm 6 dãy ống

Chiều dài tổng của ống đồng trong 3 dàn lạnh là L=600m

π ×d2

π × 0, 02132

3

Vd =

4

×L =

4

× 600 = 0, 22m

Ta có

Theo kinh nghiệm thì lượng gas chứa trong dàn lạnh bằng 30% lượng gas của toàn hệ

thống. Do yêu cầu bình chứa cao áp phải chứa được toàn bộ lượng gas của hệ thống trong

khi sửa chữa và bảo dưỡng. Chọn bình chứa cao áp nằm ngang theo bảng 8-17 trang 264

tài liệu [1], ta chọn bình 0,75PB với các thông số

Thể tích bình

V= 0,75 m3

Đường kính trong

Di= 584 mm

Đường kính ngoài

Da= 600 mm

Chiều dài

L = 3190 mm

Chiều cao

H = 500 mm

2. Bình tách dầu

a. Mục đích

Tách dầu ra khỏi buồng hơi nén nhằm tránh dầu bám bẩn bề mặt trao đổi nhiệtcủa các

thiết bị trao đổi nhiệt ( thiết bị ngưng tụ ,bay hơi….) ,làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.

b. vị trí

Sau máy nén và trước thiết bị ngưng tụ.

b. Cấu tạo

Chọn bình tách dầu kiểu khô

SVTH:

Trang 44

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

Chú thích :

1.Đường vào của hơi cao áp

2. Van an toàn

3. Đường ra hơi cao áp

4.Các nón chắn để tách dầu

5. Miệng phun ngang có mục đích là để dòng hơi không sục thẳng vào lớp dầu phía

dưới làm văng dầu và cuốn dầu theo làm giảm hiệu quả tách dầu, tránh dòng khí thổi

thẳng vào van phao làm sai lệch van phao.

6. Van phao ngăn áp suất ngưng tụ Pk trong bình tách dầu và ngăn áp suất bay hơi Po

trong cacte máy nén. Khi dầu tách ra trong bình đủ nhiều, nhờ lực acsimet quả phao được

nâng lên, dầu chẩy về máy nén, hết dầu lực acsimet mất đi, dưới tác dụng của lực P k quả

phao được ép chặt cửa dầu.

7. Đường xả dầu.

c.Nguyên lý làm việc:

Dầu được tách nhờ 3 nguyên nhân:

– Giảm vận tốc của dòng khi đi từ ống nhỏ ra ống to làm lực quán tính giảm và dưới

tác dụng của trọng lực các hạt dầu nặng rơi xuống

– Do lực ly tâm khi ngoặt dòng các hạt dầu nặng bị văng ra va đập vào thành bình rơi

xuống dưới

-Do sự mất vận tốc đột ngột khi va đập vào các tấm chắn. Các hạt dầu nặng được giữ lại

và rơi xuống đáy bình

3. Thiết bị tách khí không ngưng:

a. Mục đích:

Nhằm loại khí không ngưng ra khỏi thiết bị ngưng tụ để tăng diện tích trao đổi

nhiệt.

b. Cấu tạo:

Chú thích :

SVTH:

Trang 45

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

1 – Đường ra của hơi hạ áp nhưng trước khi về máy nén phải qua bình hồi nhiệt để tránh

hiện tượng thuỷ kích.

2- Đường vào của hỗn hợp khí không ngưng và hơi cao áp được lấy từ bình chứa

cao áp và thiết bị ngưng tụ

3 -Đường lỏng cao áp tiết lưu vào ống trong.

4- Đường tiết lưu của lỏng cao áp ngưng tụ.

5 -Đường xả khí không ngưng.

c. Nguyên lý làm việc:

Hỗn hợp hơi cao áp và khí không ngưng từ thiết bị ngưng tụ qua bình chứa cao áp

được đi vào không gian giữa hai ống nhả nhiệt cho môi chất lạnh là lỏng cao áp tiết lưu

vào trong ống trong (3) .Hơi cao áp được ngưng lại thành lỏng chảy xuống dưới và qua

van tiết lưu (4) vào lại trong ống trong. Khí không ngưng tụ lại phía trên qua đường (5)

xả ra ngoài.

4.Bình hồi nhiệt:

a. Mục đích:

– Dùng để quá nhiệt dòng hơi hút về máy nén nhằm tránh hiện tượng thủy kích.

– Qúa lạnh lỏng cao áp trước khi vào tiết lưu nhằm giảm tổn thất lạnh do tiết lưu.

Thiết bị được đặt sau thiết bị bay hơi,trước máy nén.

b. Cấu tạo:

1 và 3: Đường ra và vào của hơi hạ áp

2 : Ống trụ bịt hai đầu nhằm để hướng đường đi của dòng hơi tiếp xúc với ống xoắn

(6) và vừa làm tăng tốc độ của dòng hơi nhằm tăng cường quá trình trao đổi nhiệt.

4 và5: Đường ra và vào của lỏng cao áp. Bố trí ngược chiều để tăng cường trao đổi

nhiệt

6 : Ống xoắn trao đổi nhiệt, là ống đồng trơn

c. Nguyên lý làm việc:

Hơi hạ áp đi vào phía trên của bình trao đổi nhiệt với lỏng cao áp đi trong ống xoắn

trở thành hơi quá nhiệt được hút về máy nén.Hơi ra phải được lấy từ phía dưới để hút dầu

về máy nén.Lỏng cao áp đi trong ống xoắn ngược với chiều dòng hơi để tăng cường qúa

trình trao đổi nhiệt.Bình này được bọc cách nhiệt.

SVTH:

Trang 46

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

5. Bình trung gian

a. Mục đích

– Làm mát trung gian hoàn toàn hơi nén giữa các cấp nén trong hệ thống lạnh làm giảm

công nén và nhiệt độ cuối tầm nén cho máy nén cao áp

– Tách lỏng ra khỏi buồng hơi hút về máy néncao áp tránh gây thủy kích

– Làm quá lạnh lỏng cao áp trước khi tiết lưu để giảm tổn thất lạnh do tiết lưu.

b. Cấu tạo

Chú thích

1.Đường vào của hơi nén trung áp được bịt đầu ra và khoan lỗ xung quanh ở phần ống

ngập lỏng mục đích chia nhỏ dòng hơi, tăng diện tích tiếp xúc, tăng hiệu quả làm lạnh

2. Đường lỏng tiết lưu vào bình, được tiết lưu trực tiếp vào ống 1, tăng hiệu quả làm lạnh,

nghiêng 450 để giảm trở lực

3. Đường ra của hơi trung áp

4. Nón chắn để tách lỏng

5. Ống thủy tối và van phao

SVTH:

Trang 47

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

6. Phin lọc

7. Ống xoắn trao đổi nhiệt

8. Bu lông cấy xả bẩn

9. Đường tháo lỏng ra khỏi bình

10. Đường ra lỏng cao áp

11. Áp kế

12. Van an toàn

13. Lỗ cân bằng, cân bằng áp suất trong và ngoài ống để lỏng trong bình không chảy

ngược về máy nén hạ áp khi máy nén dừng

 Bình này được bọc cách nhiệt trừ ống thủy tối

c. Tính chọn bình trung gian

Ta có thể tính chọn bình trung gian theo các bước được trích ở mục 8.2.1.4 trang

296÷298 tài liệu [3]:

-Diện tích truyền nhiệt của thiết bị trung gian

Qtg

qf

Ftg =

Với : Qtg – Công suất nhiệt trao đổi ở bình trung gian

Qtg = Qql + Qlm

Qql : Công suất nhiệt quá lạnh của môi chất trước tiết lưu

Qql = GHA.( i5 – i6 ) = 0,2.(255-193) =12,4 kW

Qlm :Công suất nhiệt làm mát trung gian

Qlm = GCA.(i2 – i3) = 0,3.(435 – 402) = 9,9 kW

Suy ra: Qtg = 12,4 + 9,9 = 22,3 kW

qF – Mật độ dòng nhiệt của thiết bị ngưng tụ

qF = i4 – i5 =442 – 255 =187 W/ m2

Qtg

qF

22, 3.103

187

Suy ra

Ftg =

=

– Đường kính trong bình trung gian :

= 119 m2

4.V

π .ω

Di =

Trong đó:

+ V: Lưu lượng thể tích trong bình, bằng lưu lượng hút của cấp nén cao áp

V = GCA. v3 = 0,3.0,063 = 0,0189 m3/s

SVTH:

Trang 48

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

+ ω : Tốc độ gas trong bình, chọn ω = 0,6 m/s

4.V

π .ω

4 × 0, 0189

3,14 × 0, 6

Suy ra:

Di =

=

= 0,2 m

Chọn bình trung gian đã được chế tạo sẵn, (Tra bảng 8-19 trang 266-Tài liệu [1] )

π

Chọn loại cóký hiệu 40 C3 với các thông số kỹ thuật

+ Đường kính ngoài :

Da = 426mm

+Đường kính trong :

Di = 406 mm

+ Đường kính ống xoắn:

d = 70 mm

+ Chiều cao:

H = 2390mm

+ Diện tích bề mặt ống xoắn:

F = 1,75 m2

+ Thể tích bình:

V = 0,22 m3

+ Khối lượng:

m = 330 kg

6. Tính chọn tháp giải nhiệt

a. Mục đích:

Để giải nhiệt cho nước làm mát thiết bị ngưng tụ về lại nhiệt độ ban đầu

b. Cấu tạo

Chú thích :

1.Quạt hút để tạo trao đổi nhiệt ngược chiều

2.Tấm chắn để nước khỏi văng ra ngoài

3. Dàn phun nước gồm 2,4,6.. ống khoan lỗnghiêng một góc 45 0 đối nhau được gắn

vàomột ổ xoay để khi phun nước được quay tròn tưới đều trên toàn bộ tiết diện tháp

4. Bộ phận làm tơi nước nhằm làm tăng bề mặt tiếp xúc với không khí để tăng hiệu

quả làm mát

5.Van phao cấp nước bổ sung (để bù lượng hơi nước bị gió cuốn ra ngoài)

6.Đường vào của nước được làm mát từ thiết bị ngưng tụ

7.Máng nước

8.Bơm nước đến thiết bị ngưng tụ

SVTH:

Trang 49

ĐỒÁN Lạnh

GVHD: Nguyễn Thành Văn

9.Lưới bao che, ngăn rác bẩn lọt vào

c. Nguyên lý làm việc:

Nước nóng từ thiết bị ngưng tụ đi vào tháp và được tưới đều trên toàn bộ diện tích

tháp nhờ ống tưới nước 3. Sau đó nước làm tơi nhờ bộ phận làm tơi nước 4 nhả nhiệt cho

gió chuyển động cưỡng bức từ dưới lên, nguội về trở lại nhiệt độ ban đầu chảy xuống

máng và được bơm 8 trở lại thiết bị ngưng tụ

Lượng nước hao hụt do cuốn theo gió và 1 phần nước bốc hơi được bổ sung qua

đường van phao 5

c. Tính chọn tháp giải nhiệt:

Ta có phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ Qk = 77,9 kW. Ta qui năng suất lạnh ra

ton. Theo tiêu chuẩn CTI 1 ton nhiệt tương đương 3900 kcal/h

Qk =77,9 kW

⇒V =

Qk

C.ρ .(t w 2 − t w1 )

=

77,9

4,187 ×1000 × 4

= 0,0047[m3 /s] = 4,7[l/s]

Tra bảng 8- 22 trang 272 tài liệu [1] chọn tháp giải nhiệt FRK25 với các thông số :

+ Lưu lượng nước định mức

5,4 (l/s)

+ Chiều cao tháp

1932(mm)

+ Đường kính tháp

1400 (mm)

+ Đường kính ống nối dẫn vào

80 (mm)

+ Đường kính ống nối dẫn ra

80 (mm)

+ Đường chảy tràn

25 (mm)

+ Đường kính ống van phao

15 (mm)

+ Lưu lượng quạt gió

200 (m3/ph)

+ Đường kính quạt gió

760 (mm)

+ Mô tơ quạt

0,75(kW)

+ Khối lượng tĩnh

97 (kg)

7. Các thiết bị khác

Chọn các thiết bị khác bao gồm: Van 1 chiều, van chặn, van tiết lưu, van điện

từ ta có thể chọn theo đường kính của hệ thống đường ống nối chúng

Tài liệu tham khảo :

[1]- Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức lợi

[2]- Bài tập kỹ thuật Lạnh – Nguyễn Đức lợi, Phạm Văn Tuỳ

[3]- Hệ thống máy và thiết bị lạnh- Võ Chí Chính

[4] – Kỹ thuật lạnh ứng dụng- Nguyễn Đức lợi, Phạm Văn Tuỳ, Đinh VănThuận

SVTH:

Trang 50