CHƯƠNG 5:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BO MẠCH
5.1 Quy trình lắp ráp linh kiện
Bo mạch in sau khi gia công có thể được lắp ráp linh kiện thủ công hoặc lắp ráp tự
động bằng máy. Cách thức lắp ráp phụ thuộc vào phân lớp công nghệ linh kiện (gồm các
lớp từ A-Z như đã trình bày trong chương 4) và số lượng bo lắp ráp linh kiện cùng một thời
điểm. Một số công ty thực hiện cả việc sản xuất bo mạch in và lắp ráp linh kiện nhưng số
khác chỉ thực hiện một trong hai công việc trên. Cách thức lắp ráp linh kiện đóng vai trò
quan trọng trong việc sắp xếp linh kiện trên PCB bởi vì việc sắp xếp này ảnh hưởng đến
khoảng cách và hướng của các linh kiện trong quá trình hàn.
Lắp ráp linh kiện thủ công
Việc lắp ráp linh kiện thủ công thường được sử dụng cho các bo mạch chế tạo thử
nghiệm với số lượng ít hoặc lắp ráp trước các linh kiện đặc biệt chuẩn bị cho công đoạn lắp
ráp tự động. Cách thức lắp ráp linh kiện thủ công có thể được sử dụng cho cả công nghệ
linh kiện dán (SMT: surface-mount technology) và linh kiện dạng xuyên lỗ (THT: throughhole technology). Đối với các bo mạch có số lượng ít thì một dây chuyền có thể có nhiều
công nhân lắp ráp, trong đó mỗi người sẽ chuyên lắp ráp một loại linh kiện. Công đoạn lắp
ráp linh kiện có thể được gián đoạn nhiều lần để thực hiện việc kiểm tra. Có thể kết hợp
công đoạn lắp ráp và hàn linh kiện thủ công hoặc hàn tự động.
Việc lắp ráp linh kiện thủ công có thể là một công việc nhàm chán. Hướng và vị trí
đặt linh kiện thống nhất sẽ giúp cho công việc lắp ráp trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ như hướng
cực tính của linh kiện (diode, tụ điện…) cùng chiều nhau hoặc vị trí chân số 1 của tất cả IC
(integrated circuits) được đặt theo cùng một hướng có thể làm giảm sai sót và tăng hiệu
xuất lắp ráp.
Lắp ráp linh kiện tự động
Việc lắp ráp tự động hiện nay được sử dụng cho cả linh kiện dán và linh kiện xuyên
lỗ. Máy ráp linh kiện được lập trình để tự động lấy linh kiện từ trong cuộn hoặc thùng chứa
sau đó đặt linh kiện lên PCB đúng hướng và vị trí. Tốc độ ráp linh kiện xuyên lỗ có thể đạt
từ 20.000-40.000 linh kiện trên một giờ (CPH: components per hour). Dữ liệu về vị trí đặt
của linh kiện lập trình cho các máy lắp ráp tự động được cung cấp trong file Gerber tạo ra
bởi phần mềm Layout hoặc một phần mềm CAM khác.
Các linh kiện xuyên lỗ thường được ghép lại với nhau và được đóng gói theo dạng
cuộn bằng cách dán các chân lại với nhau. Loại linh kiện này thường được đặt ở lớp trên
của bo mạch và được hàn theo phương pháp hàn dạng sóng (các phương pháp hàn linh kiện
sẽ được trình bày trong phần nội dung tiếp theo). Trình tự lắp ráp tự động linh kiện dạng
46
xuyên lỗ sẽ bắt đầu với linh kiện dạng chân cắm xuyên trục (axial-leaded devices), tiếp theo
là linh kiện dạng chân cắm hình trụ (radial-leaded devices), cuối cùng là các linh kiện có
dạng đặc biệt.
Hình 5.1 Linh kiện chân cắm dạng xuyên trục và chân cắm hình trụ
Các linh kiện dán thường được đóng gói theo dạng ống (tubes), khay ma trận (matrix
trays), băng cuộn (tape and reel) hoặc dạng khối. Các linh kiện này có thể được dán trên
một hoặc cả hai mặt của PCB. Ban đầu lớp phủ chì (solder paste) được in lên các pad cần
hàn của PCB. Tiếp theo các linh kiện được gắn lên bo tạm thời bằng máy tự động (pickand-place machine) và được đưa qua lò sấy để lớp phủ chì tại các chân linh kiện nóng chảy,
sau đó chì sẽ được làm nguội và các linh kiện được hàn cứng lên bo. Linh kiện dán có thể
được gắn lên bo với tốc độ từ 10.000-100.000 con trên giờ (CPH).
Khi có linh kiện dán trên cả hai mặt của PCB hoặc hỗn hợp giữa linh kiện dán và linh
kiện xuyên lỗ thì phương pháp hàn dạng sấy và dạng sóng (reflow–wave soldering) sẽ được
sử dụng để hàn linh kiện. Ban đầu linh kiện dán trên lớp Top sẽ được gắn lên bo và được
hàn bằng phương pháp sấy. Tiếp theo linh kiện xuyên lỗ trên lớp Top sẽ được gắn lên bo
bằng cách bẻ các chân linh kiện ở lớp Bottom như Hình 5.4 hoặc dán linh kiện lên lớp Top
hoặc dựa vào sự ma sát giữa chân linh kiện và lỗ khoan. Bo mạch được lật lại, máy sẽ tự
động dán keo vào các vị trí linh kiện ở lớp Bottom. Sau đó các linh kiện dán ở lớp Bottom
được gắn lên bo bằng phương pháp thủ công hoặc tự động tại các vị trí vừa được dán keo
(glue dots) trước đó, lớp keo này sẽ giữ các linh kiện dính trên bo cho đến khi các linh kiện
này được hàn lên bo hoàn chỉnh. Tiếp theo bo mạch được đưa qua lò sấy để làm khô lớp
keo, sau đó đưa qua công đoạn hàn dạng sóng để hàn linh kiện xuyên lỗ và linh kiện dán ở
lớp Bottom.
47
Hình 5.2 Linh kiện dán đóng gói dạng ống (tubes), khay ma trận (matrix trays), băng
cuộn (tape and reel)
Hình 5.3 Máy lắp ráp linh kiện tự động quy mô nhỏ (pick-and-place machine)
Nếu bo có linh kiện dán ở cả hai mặt bo thì phương pháp hàn sấy được sử dụng. Các
linh kiện dán ở lớp Top sẽ được gắn lên bo bằng lớp phủ chì ở nhiệt độ cao, sau đó bo được
đưa qua lò sấy. Khi mà các linh kiện ở lớp Top đã được cố định thì bo mạch sẽ được lật lại
và các linh kiện ở lớp Bottom sẽ được gắn lên bo ở nhiệt độ thấp hơn để tránh làm rơi các
linh kiện ở lớp Top đã được hàn trước đó.
Hình 5.4 Linh kiện xuyên lỗ được gắn lên bo bằng cách bẻ chân
48
5.2 Quy trình hàn linh kiện
Linh kiện được hàn lên bo mạch để tạo ra các kết nối dẫn điện giữa chân linh kiện và
các đường mạch in. Để các mối hàn đạt yêu cầu thì chì hàn phải nóng chảy và tạo thành
một lớp kết nối giữa chân linh kiện và bo mạch in. Để bảo vệ các mối hàn khỏi bị oxy hóa,
bo mạch sau khi hàn linh kiện hoàn chỉnh sẽ được mạ nickel hoặc palladi.
Hàn linh kiện thủ công
Phương pháp hàn thủ công được sử dụng rộng rãi cho nhiều ứng dụng như lắp ráp
hoàn chỉnh linh kiện trên PCB, sửa chữa và thay thế linh kiện. Có nhiều công cụ hỗ trợ cho
việc hàn thủ công như là máy khò (hot-air pencil), mỏ hàn (soldering iron)…Ngoài tốc độ
hàn chậm, giới hạn lớn nhất của phương pháp hàn thủ công đó là làm tăng khả năng phóng
tĩnh điện và gây ra hiện tượng quá nhiệt tại vị trí hàn giữa linh kiện và PCB.
Hàn linh kiện dạng sóng (Wave soldering)
Bo mạch được gắn lên băng tải và được sấy trước khi đưa vào hàn như trong Hình 5.5
và Hình 5.6. Băng tải sẽ di chuyển bo mạch ngang qua bể chì nóng chảy với các gợn sóng
thẳng đứng do đó chỉ có chì hàn tại các chân linh kiện ở lớp Bottom nóng chảy. Phương
pháp này có thể sử dụng cho cả hai dạng linh kiện dán và xuyên lỗ còn phương pháp sấy
chỉ thích hợp đối với linh kiện dán. Các linh kiện dán nhỏ hoặc các tụ tantalum có thể gặp
vấn đề khi băng tải di chuyển bo mạch qua các gợn sóng. Đối với các linh kiện dán nhỏ lớp
keo dùng để dán tạm linh kiện lên bo có thể lớn hơn các Pad do đó chì hàn không thể tiếp
xúc hoặc ứng suất nhiệt độ có thể làm hỏng linh kiện dán lớn.
Đối với các linh kiện dán ở lớp Bottom người thiết kế cần biết chiều di chuyển của bo
mạch qua các gợn sóng khi hàn linh kiện. Linh kiện có thể được đặt giống như trong Hình
5.7, các linh kiện nhỏ không bị che bởi các linh kiện lớn hơn để mối hàn ở các linh kiện
nhỏ đạt yêu cầu và không nối tắt các chân của IC. Việc nối tắt các chân linh kiện xảy ra do
khoảng cách quá nhỏ giữa các chân của linh kiện dán. Vấn đề này thường xảy ra đối với
hai chân cuối cùng của IC khi di chuyển bo ngang qua các gợn sóng, phần chì thừa có xu
hướng sẽ dính và nối hai chân cuối lại với nhau. Để giải quyết vấn đề này các Pad gom chì
(solder thieves) thường được thêm vào sau chân cuối cùng của IC dạng SMD để kéo lượng
chì thừa ra khỏi các chân IC như trong Hình 5.7. Kích thước của Pad gom chì lớn hơn một
chút so với kích thước Pad các chân của IC đồng thời khoảng cách giữa Pad gom chì và
Pad cuối cùng của IC cũng lớn hơn so với khoảng cách giữa hai chân của IC.
49
Hình 5.5 Phương pháp hàn linh kiện dạng sóng với góc nhìn theo hình chiếu cạnh [1]
Hình 5.6 Phương pháp hàn linh kiện dạng sóng với góc nhìn theo hình chiếu đứng [1]
Hình 5.7 Hướng đặt của linh kiện dán khi hàn dạng sóng [1]
Hàn linh kiện dạng sấy
Hàn linh kiện dạng sấy thường sử dụng đối với các linh kiện dán nhưng cũng có thể
sử dụng để hàn cho các linh kiện dạng xuyên lỗ. Quy trình hàn linh kiện dạng sấy được
trình bày như trong Hình 5.8.
50
Hình 5.8 Quy trình hàn linh kiện dạng sấy [1]
Lớp phủ chì (solder paste) bao gồm chì và chất làm chảy dưới dạng keo dính, được in
lên bo mạch. Các linh kiện được gắn lên bo bằng máy sao cho chân của các linh kiện sẽ
nằm trên lớp phủ chì này. Bo mạch được đặt lên băng tải đưa vào lò sấy khi nhiệt độ tăng
lên chất làm chảy chì sẽ hoạt động. Sức căng bề mặt của lớp chì nóng chảy có khuynh
hướng tự sắp xếp các linh kiện. Tuy nhiên nếu các linh kiện không được sắp xếp đúng vị
trí và nhiệt độ nóng chảy tại các chân không tăng lên cùng lúc thì linh kiện có thể bị nghiêng
và chỉ kết nối vào bo bằng một chân.
5.3 Vị trí đặt và hướng của linh kiện
Một bo mạch hoàn chỉnh bao gồm tấm bo, các linh kiện và các cổng kết nối vào bo.
Người thiết kế bo mạch cần phải biết cách sắp xếp sao cho việc lắp ráp các linh kiện dễ
dàng và phải hình dung được bo mạch sau khi hoàn chỉnh sẽ như thế nào.
Cấu trúc của bo (phân loại theo ứng dụng, khả năng sản xuất), công nghệ linh kiện
(linh kiện dán hoặc xuyên lỗ) và phướng pháp hàn linh kiện (hàn dạng sóng, hàn dạng sấy)
đóng vai trò quan trọng đến không gian và việc sắp xếp linh kiện trên bo.
Vị trí và hướng đặt phụ thuộc vào loại linh kiện, phương pháp lắp ráp (thủ công, tự
động) và các yêu cầu về kỹ thuật điện… các yếu tố này không làm cho bo mạch chạy tốt
hơn nhưng sẽ giúp cho việc lắp ráp, kiểm tra và sửa chữa dễ dàng hơn.
Một số hướng dẫn về vị trí và hướng đặt của linh kiện:
1. Các linh kiện phải được sắp xếp gọn gàng, có trật tự và khoảng cách đều nhau.
2. Cạnh của các linh kiện phải được sắp xếp song song với cạnh đường bao của bo
mạch in.
3. Nếu được hàn tự động thì các linh kiện dạng xuyên lỗ phải được xếp trên cùng một
lớp.
51
4. Nếu bo mạch có cả linh kiện dán và xuyên lỗ được xếp trên cả hai lớp thì việc lắp
ráp linh kiện có thể được chia ra thành nhiều giai đoạn, việc này có thể làm tăng chi
phí gia công, tăng sai sót và làm cho việc gia công trở nên khó khăn hơn.
5. Không đặt các chip có chân cắm plastic (PLCC) hoặc tụ tantalum lớn ở lớp Bottom
vì các linh kiện này có thể bị hỏng do nhiệt độ cao.
6. Nên sử dụng độ phân giải của lưới vẽ là 100 mil (2.5 mm), đối với các chân linh
kiện không theo tiêu chuẩn thì có thể sử dụng độ phân giải là 2 mil (0.05 mm) theo
tiêu chuẩn IPC-2221A.
7. Độ phân giải lưới dành cho các bo mạch có kiểm tra chịu tải là 0.1 inch (2.54 mm)
8. Hướng của các linh kiện có phân chia cực tính như tụ điện và diode nên được sắp
thống nhất trên toàn bo mạch để thuận lợi cho việc kiểm tra và đo đạc.
9. Cần thêm vào các điểm tọa độ chuẩn (toàn cục và cục bộ) trên bo mạch để hỗ trợ
cho các máy ráp linh kiện tự động có sử dụng công nghệ xử lý ảnh.
10. Nên sắp xếp các đầu kết nối (connectors) ở phía cạnh ngắn hơn của bo mạch khi sử
dụng phương pháp hàn tự động.
11. Nên dành ra phần diện tích cần thiết ở các cạnh bo để có thể gá bo vào máy ráp linh
kiện và điều tiết khi phần cứng thay đổi.
12. Đối với các linh kiện có khối lượng lớn hơn 5g/chân thì linh kiện này nên có giá đỡ
cơ khí gắn lên bo đề phòng trường hợp linh kiện sẽ bị rơi ra khi bị rung động.
13. Quản lý nhiệt độ khi hàn và khi mạch hoạt động cần được chú ý trong quá trình thiết
kế bo mạch.
14. Khi hai vấn đề cùng xảy ra, cần ưu tiên chú ý đến vấn đề về mặt điện hơn là về cơ
khí.
15. Đối với các bo mạch có cả tín hiệu tương tự (analog) và số (digital) thì các linh kiện
nên được tách riêng để giảm ảnh hưởng của tín hiệu nhiễu chuyển mạch trên bo
analog. Mạch công suất lớn phải được cách ly với mạch công suất nhỏ và mạch nhiễu
thấp.
52
5.4 Khoảng cách tối thiểu giữa các linh kiện bố trí trên PCB
Bảng 5.1 Khoảng cách tối thiểu giữa các linh kiện dạng xuyên lỗ chân cắm xuyên trục
[1]
Bảng 5.2 Khoảng cách tối thiểu giữa các linh kiện dạng xuyên lỗ chân cắm hình trụ [1]
53
Bảng 5.3 Khoảng cách tối thiểu giữa các IC dạng chân cắm xuyên lỗ [1]
Bảng 5.4 Khoảng cách tối thiểu giữa IC và các linh kiện rời dạng chân cắm xuyên lỗ [1]
Bảng 5.5 Khoảng cách tối thiểu giữa lỗ khoan và dây jumper [1]
54
Bảng 5.6 Khoảng cách tối thiểu giữa các linh kiện rời dạng chân dán [1]
Bảng 5.7 Khoảng cách tối thiểu giữa các IC dán [1]
5.5 Thiết kế footprint và padstack theo yêu cầu sản xuất
Phần mềm Layout chứa rất nhiều footprint sẵn có tuy nhiên đôi lúc chúng ta cũng phải
tạo riêng một số footprint cho các yêu cầu cụ thể mà thư viện không có. Việc thiết kế
footprint cho các linh kiện dán và linh kiện xuyên lỗ cũng có nhiều điểm khác nhau. Một
fooprint trong Layout bao gồm hình dạng từng chân linh kiện (padstack), tên linh kiện (silkscreen) và đường bao linh kiện (outline).
55
Mẫu footprint linh kiện dán (SMD: Surface-Mounted Devices)
Khi thiết kế một bo mạch nếu chúng ta cần một footprint không có sẵn trong thư viện
Layout thì chúng ta phải thực hiện nhiều bước để có thể tạo được một footprint linh kiện
mới. Nếu như linh kiện cần tạo có hình dạng gần giống với footprint có sẵn nhưng khác số
chân thì chúng ta có thể chỉnh sửa và lưu lại với tên gọi mới, có thể thêm chân, thay đổi
kích thước đường bao và lớp tên linh kiện. Để tạo footprint mới chúng ta cần thông số kỹ
thuật từ nhà sản xuất linh kiện để tham khảo các gợi ý về hình dạng và kích thước fooprint
như được mô tả trong Hình 5.9.
Hình 5.9 Thông số kỹ thuật về kích thước và hình dạng của linh kiện [1]
Từ thông số kỹ thuật của nhà sản xuất linh kiện chúng ta có thể xác định kích thước
chiều rộng, chiều cao của Pad và khoảng cách giữa các Pad để tạo footprint mới trong
Layout như trong Hình 5.10.
Hình 5.10 Các kích thước của footprint [1]
56
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Điện Tử Bách Khoa