Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp

HÌNH THỨC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP QUA BIÊN GIỚI – Tài liệu text

HÌNH THỨC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP QUA BIÊN GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.93 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***
BÀI TẬP NHÓM
HÌNH THỨC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
QUA BIÊN GIỚI
Học viên nhóm 1: Nguyễn Thùy Dương
Nguyễn Ngọc Long
Nguyễn Tuấn Sơn
Vũ Thanh Trà
Đàm Trường Vân
Đoàn Thị Vy
Lớp: Cao học KTQT – K22
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh
Hà Nội, 6/2014
MỤC LỤC
2.1 Quy định về M&A của một số nước trên thế giới 19
2.1.1 Trung Quốc 19
2.1.2 Thái Lan 20
2.1.3 Malaysia 21
Trước khi hợp tác 39
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 FDI Vốn đầu tư trực tiếp
2 GI Đầu tư mới
3 IMAA Viện Mua lại, sáp nhập và liên minh
4 IMF Tổ chức tiền tệ thế giới
5 IPO Phát hành lần đầu ra công chúng
6 M&A Sáp nhập và Mua lại
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

8 WB Ngân hàng thế giới
9 WTO Tổ chức thương mại thế giới
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Số hiệu Tên Trang
1 Biểu đồ 1
M&A toàn cầu phân theo ngành và giá trị
(1995 – 2013)
14
2 Biểu đồ 2
M&A toàn cầu phân theo ngành và số lượng
thương vụ (1995 – 2013)
15
3 Biểu đồ 3
Số lượng và giá trị các thương vụ M&A trên
toàn thế giới (1995 – 2013)
27
4 Bảng 1 Phân biệt M&A và GI 17
4
Chương 1: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Hình thức M&A hiện nay đang trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi, tiên tiến
được nhiều quốc gia áp dụng trên thế giới. Với những lợi ích mà M&A mang lại,
dường như nó đã trở thành một giải pháp giúp các doanh nghiệp giải quyết những vấn
đề khó khăn trong quá trình kinh doanh và phát triển. Xu hướng gia tăng cả về số
lượng và quy mô trung bình của các thương vụ giao dịch đã được duy trì trong một
khoảng thời gian dài. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ còn dừng lại ở
việc cạnh tranh về sản phẩm và thị trường tiêu thụ mà còn cạnh tranh ở khả năng bành
trướng, mở rộng, thâu tóm hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác.
Nếu trước đây, M&A là hoạt động diễn ra mạnh mẽ ở các thị trường kinh tế lớn

ở Châu Âu hay Mỹ thì hiện nay làn sóng ấy đang diễn ra tại các nền kinh tế mới nổi
như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, châu Á – Thái Bình Dương rất sôi động.
Trong M&A, khi các công ty tham gia đạt được những giá trị cộng hưởng và hoàn
thành mục tiêu đặt ra của mình, làm cho tổ chức mới hoạt động thống nhất, có hiệu
quả thì đó là sự thành công của một thương vụ M&A. Còn nếu như quá trình M&A
diễn ra nhưng không đem lại giá trị gì, làm cho các công ty rơi vào hoàn cảnh khó
khăn hơn hay hoạt động kém hiệu quả thì quá trình M&A đó đã thất bại.
Với sự đa dạng của M&A trong quá trình hình thành và phát triển, rất nhiều
chuyên gia nghiên cứu, rất nhiều diễn đàn ra đời để bàn luận về M&A. Nhưng có lẽ
mục tiêu cao nhất vẫn là xây dựng một khung pháp lý phù hợp để tạo điều kiện cho
những thương vụ M&A vượt qua những khó khăn, thách thức, đến với thành công.
Từ việc xác định được mục tiêu chung đó, nhóm 1 chọn vấn đề “Hình thức
M&A qua biên giới” với những nội dung chính liên quan đến khung khổ lý thuyết về
M&A qua biên giới, tìm hiểu và tổng hợp những điều kiện cần thiết để M&A thành
công và một số trường hợp M&A điển hình minh chứng cho thành công của M&A
trên thế giới.
II. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, cung cấp hệ thống khung khổ lý thuyết cơ bản về hoạt động M&A
bao gồm các khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của hình thức M&A qua biên giới,
phân biệt M&A và GI
5
Thứ hai, nghiên cứu sự phát triển của thị trường M&A trên thế giới qua các giai
đoạn, nghiên cứu các đặc điểm thị trường, môi trường pháp lý của hình thức M&A và
những điều hiện để hình thức M&A qua biên giới thành công
Thứ ba, tổng hợp, phân tích đánh giá một số thương vụ M&A qua biên giới
điển hình để làm rõ những thành công và thất bại của hình thức M&A qua biên giới
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Điều kiện để hình thức M&A qua biên giới thành công hay thất bại trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế?

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nhóm tập trung nghiên cứu về hoạt động M&A
qua biên giới, những thương vụ thành công, những nguyên nhân của sự thất bại. Cụ
thể trong bài có sự phân tích các thương vụ M&A của công ty tiêu biểu và các dẫn
chứng cho những thành công hay thất bại điển hình. Các đánh giá và nhận định được
đưa ra dưới góc độ các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động M&A qua biên giới.
Phạm vi về thời gian: Hình thức M&A đã xuất hiện lần đầu tiên từ giai đoạn
năm 1895 đến 1905. Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên. Như vậy, bài
tập nhóm sẽ mang tính khái quát về hoạt động M&A trên thế giới từ năm 1895 đến
năm 2013.
Phạm vi về không gian: Hoạt động M&A diễn ra rất mạnh, đối tượng tham gia
các thương vụ có thể là giữa các Doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa các Công ty
con của các doanh nghiệp nước ngoài tại một quốc gia, hay của Công ty nước ngoài và
công ty trong nước. Trong khuôn khổ bài tập nhóm này sẽ tập trung nghiên cứu những
thương vụ M&A qua biên giới.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện bài tập nhóm bao gồm:
– Nghiên cứu các tài liệu là các sách về M&A, các văn bản luật liên quan, các báo
cáo thường niên của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có uy tín để tổng thuật
phần lý thuyết về các khái niệm, phân loại, đặc điểm, các chủ thể tham gia, các ngành
thường diễn ra hình thức M&A qua biên giới
– Phương pháp so sánh sử dụng để so sánh giữa M&A, giữa M&A và GI
– Phương pháp phân tích được vận dụng để chỉ ra những điều kiện để hình thức
M&A thành công
– Phương pháp thống kê số liệu từ các báo cáo và những trang web về kinh tế để
tổng hợp các bảng biểu về M&A theo ngành và giá trị thương vụ, theo ngành và số
lượng các trường hợp M&A điển hình.
6
V. Cấu trúc bài tập nhóm
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu gồm lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu,

câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi về không gian, thời gian nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Chương 2: Trình bày một số khái niệm liên quan đến M&A qua biên giới, phân biệt
M&A và GI. Bên cạnh đó, chương 2 nghiên cứu, tìm hiểu môi trường pháp lý của hình
thức M&A và đánh giá vai trò của M&A trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Tổng hợp, đánh giá một số điều kiện để hình thức M&A thành công và
giới thiệu trường hợp điển hình M&A
7
Chương 2: TỔNG THUẬT TÀI LIỆU
I. Khung khổ lý thuyết
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò về M&A
1.1.1 Khái niệm
*Mua lại (Acquisition)
Acquisition được hiểu như một hành động tiếp quản bằng cách mua lại một
công ty (gọi là công ty mục tiêu) bởi một công ty khác (Andrew. J và Milledge A.,
2009). Trước đây, để thực hiện một thương vụ mua lại, các công ty thường hợp tác
thương lượng với nhau, nhưng về sau này hình thức đã khác, và thương vụ mua lại có
thể diễn ra khi bên bị mua không sẵn lòng bán lại hoặc bên bị mua không biết về bên
mua.
Một thương vụ mua lại thường đề cập đến một công ty nhỏ bị mua lại bởi một
công ty lớn hơn, tuy nhiên đôi khi một công nhỏ hơn sẽ giành được quyền quản lý một
công ty lớn hơn hoặc là lâu đời hơn sau đó đổi tên công ty mới thành công ty đi mua.
Một trường hợp đặc biệt của mua lại đó là hình thức thâu tóm ngược – reverse
takeover (Andrew. J và Milledge A., 2009), đây là là hình thức một công ty tư nhân
tìm cách mua lại một công ty cổ phần đại chúng qua đó cũng sẽ trở thành một công ty
cổ phần đại chúng, mà không cần thực hiện quá trình IPO (Phát hành lần đầu tiên ra
công chúng). Quá trình mua lại có thể được thực hiện bằng hai phương thức sau:
– Mua lại cổ phiếu: người mua trong trường hợp này có quyền quản lý công ty
mục tiêu. Việc có được quyền sở hữu sẽ giúp người mua có quyền quản lý tài sản của
công ty, tuy nhiên hình thức này không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

công ty nên người mua – tức người sở hữu công ty sẽ phải gánh chịu những khoản nợ
tích lũy trong quá khứ và tất cả những rủi ro mà công ty phải đối mặt trong quá trình
kinh doanh.
– Mua lại tài sản của công ty: số tiền công ty bị mua nhận từ việc bán lại sẽ được
trả lại cho cổ đông bằng cổ tức trong trường hợp bán một phần tài sản hoặc là một
khoản hoàn trả trong trường hợp bán toàn bộ công ty. Trong trường hợp này người
mua thường sắp đặt chỉ nhằm mua lại một số tài sản mà họ cần và loại bỏ đi những tài
sản hay những khoản nợ không cần thiết. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với người mua khi họ có thể dự báo được những phần tài sản nào mà khoản nợ của nó
sẽ phát sinh trong tương lai, hay là những khoản thiệt hại không xác định được có thể
xuất hiện như là việc kiện tụng, tranh chấp từ khuyết điểm của một dòng sản phẩm nào
8
đó, những khoản hoa hồng hay những hợp đồng lao động. Một nhược điểm của hình
thức mua bán này đó là việc nảy sinh nhiều trách nhiệm thuế, đặc biệt khi việc mua
bán được tiến hành ngoài lãnh thổ quốc gia, trong khi hình thức mua lại cổ phiếu
thường không chịu hoặc chịu mức thuế thấp hơn.
*Sáp nhập (Merger)
Merger – sáp nhập là sự kết hợp của hai công ty để trở thành một công ty lớn
hơn. Những giao dịch loại này thường là tự nguyện và hình thức thanh toán hoặc là
thông qua hoán đổi cổ phiếu (Andrew. J và Milledge A., 2009), tức là hoán đổi số
lượng cổ phần của công ty cũ sang số lượng cổ phần của công ty mới tương ứng với tỷ
lệ phần trăm góp vốn của các công ty vào công ty mới – tỷ lệ này xác định dựa trên sự
thỏa thuận lúc ký kết, hoặc là chi trả bằng tiền mặt.
Một thỏa thuận hợp nhất có thể giống với một thương vụ mua lại toàn bộ
(thường gọi là thâu tóm), tuy nhiên kết quả của nó là tạo ra tên công ty mới (thường là
tên kết hợp giữa tên ban đầu của hai công ty) và một thương hiệu mới. Tuy nhiên,
trong một vài trường hợp việc một hoạt động M&A sẽ được gọi là một thỏa thuận hợp
nhất, sáp nhập – Merger nhiều hơn là một thương vụ mua lại – Acquisition chỉ đơn
thuần nhằm mục đích chính trị hoặc chiến lược marketing. Những hình thức sáp nhập,
hợp nhất kiểu này thường liên quan đến hình thức thanh toán bằng tiền mặt, ngược lại

những hình thức sáp nhập, hợp nhất thuần túy lại áp dụng phương pháp hoán đổi cổ
phiếu khi đó các cổ đông của cả hai công ty đều có thể chia sẻ rủi ro, quyền lợi trong
công ty mới.
Một loại hình đặc trưng của sáp nhập đó là hợp nhất, sáp nhập ngược- reverse
merger. Hình thức này cũng giống như hình thức thâu tóm ngược – reverse takeover,
là hình thức mà một công ty tư nhân tìm cách mua lại một công ty cổ phần đại chúng,
qua đó cũng sẽ trở thành một công ty cổ phần đại chúng mà không cần thực hiện quá
trình IPO (Andrew. J và Milledge A., 2009).
1.1.2 Phân biệt Mua lại (Acquisition) và sáp nhập, hợp nhất (Merger)
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hai thuật ngữ Merger và Acquisition
vẫn có những điểm khác nhau có thể phân biệt được. Khi một công ty tiếp quản một
công ty khác và trở thành chủ sở hữu mới thì thương vụ đó gọi là một acquisition –
mua lại, công ty bị mua sẽ chấm dứt tồn tại, trong khi cổ phiếu của công ty mua vẫn
tiếp tục giao dịch bình thường. Trên thực tế không phải lúc nào một thương vụ mua lại
cũng sẽ làm chấm dứt sự tồn tài của công ty mục tiêu, trường hợp này chỉ xảy ra khi
công ty đi mua mua lại toàn bộ tài sản của công ty mục tiêu (được gọi là hình thức
buy-out), phần lớn những thương vụ mua lại là mua lại một phần tài sản hoặc vốn cổ
9
phần của công ty mục tiêu. Khi đó công ty mục tiêu vẫn hoạt động bình thường, chỉ có
điều phần tài sản bị mua sẽ thuộc về công ty đi mua. Trong trường hợp mua lại cổ
phần thì công ty đi mua sẽ trở thành một cổ đông của công ty mục tiêu.
Còn đối với Merger, theo nghĩa thuần túy thì một merger xảy ra khi hai công ty,
thường là cùng kích cỡ đồng ý để tiến tới trở thành một công ty duy nhất thay vì là hai
công ty độc lập. Loại hình này gọi là “Merger of equals”- hợp nhất, sáp nhập bình
đẳng (Andrew. J và Milledge A., 2009), cổ phiếu của hai công ty sẽ được thay thế
bằng cổ phiếu của công ty mới. Trong thực tế loại hình sáp nhập – Merger of equals
không diễn ra một cách thường xuyên. Thông thường thì một công ty sẽ tiến hành hợp
nhất với một công ty khác nhỏ hơn hoặc lớn hơn, sau đó sẽ chuyển toàn bộ cổ phiếu
của công ty nhỏ sang cổ phiếu của công ty lớn.
Đôi khi việc phân biệt Acquisition và Merger lại dựa trên thái độ hợp tác của hai

bên. Nếu cả hai công ty đều thể hiện tinh thần hợp tác, thân thiện thì hoạt động M&A
đó sẽ được công bố ra bên ngoài là Merger, ngược lại nếu thương vụ đó diễn ra trong
sự chống đối, thù địch và công ty mục tiêu không muốn thương vụ diễn ra thì nó sẽ
được gọi là một Acquisition. Ngoài ra, trong một số trường hợp, một hoạt động M&A
về bản chất là một Acquisition nhưng lại được công bố là Merger chỉ đơn thuần nhằm
những mục đích tiết kiệm chi phí giao dịch, marketing hoặc là mục đích chính trị nào
đó.
Tuy nhiên, trong thực tế sự phân biệt giữa Merger và Acquisition chi có ý nghĩa
quan trọng đối với các nhà làm luật, các chuyên viên thuế, các kế toán viên nhưng nó
lại ít quan trọng đối với các nhà kinh tế nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, bởi
lẽ người ta quan trọng bản chất của nó. Do đó họ thường không dùng cụm từ Merger
hay Acquisition một cách tách biệt mà thay vào đó là một cụm từ quen thuộc là M&A.
1.2 Đặc điểm của hoạt động M&A
M&A là hoạt động trong đó một công ty tìm cách giành quyền kiểm soát một
công ty khác qua việc nắm giữ một phần hoặc toàn bộ vốn, cổ phần hay tài sản của
một công ty mục tiêu. “Quyền kiểm soát” là quyền đủ để tham gia quyết định những
vấn đề quan trọng thông qua việc đạt mức sở hữu nhất định về vốn hay cổ phần của
doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng để phân biệt M&A với các hoạt động thông
thường khác. Bản thân thị trường cho M&A cũng phân biệt với những thị trường các
sản phẩm và hoạt động kinh tế khác, sự khác biệt này thể hiện ở những đặc điểm sau:
– Hàng hóa của thị trường M&A là một loại tài sản đặc biệt, đó là những công ty,
doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức. Do đó nó là một tập hợp của nhiều loại tài sản khác
10
và có giá trị rất lớn. Hàng hóa có mức độ trao đổi mua bán không thường xuyên và
việc trao đổi mua bán tốn rất nhiều thời gian, công sức.
– Hoạt động của thị trường M&A bao quát tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt
động kinh doanh. Quy mô của thị trường M&A không bị giới hạn bởi khu vực, lãnh
thổ, vừa có thể hoạt động trong nước, vừa có thể hoạt động xuyên quốc gia.
Hoạt động M&A có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực, ngành
nghề mà nó tham gia, thậm chí ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế một nước.

Chính vì vậy hoạt động M&A chịu sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật,
đặc biệt là các quy định về chống độc quyền và chính sách bảo hộ của Chính phủ.
1.3 Các loại hình M&A
1.3.1 Phân loại dựa trên hình thức liên kết
– M&A theo chiều ngang: Mua lại theo chiều ngang là giao dịch mua lại giữa hai
doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh trực tiếp về một dòng sản phẩm và dịch vụ
trên cùng một thị trường. Kết quả của giao dịch này có thể mang lại cho các bên tham
gia nhiều lợi ích như: mở rộng thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, tận dụng nguồn
nhân lực, nguyên liệu, công nghệ có sẵn…
– M&A theo chiều dọc: Mua lại theo chiều dọc hay thâu tóm chuỗi giá trị là giao
dịch mua lại giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác trong cùng một chuỗi
giá trị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Những hoạt động trong chuỗi giá trị bao
gồm: thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng
cuối cùng. Có hai dạng mua lại theo chiều dọc: Liên kết giữa nhà cung cấp với công ty
sản xuất (Backward) và liên kết giữa công ty sản xuất với nhà phân phối (Forward).
Việc mua lại các doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị, đặc biệt là các doanh nghiệp có
thương hiệu và uy tín có thể giúp Bên Mua định vị được vị thế của mình trên thị
trường, tăng khả năng cạnh tranh và quảng bá hình ảnh đến khách hàng.
– M&A kết hợp: Mua lại kết hợp là giao dịch mua lại diễn ra giữa hai doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, các ngành nghề không liên
quan đến nhau. Ở phạm vi rộng hơn (M&A – M&A) thì giao dịch này còn có tên gọi
khác là “M&A hình thành tập đoàn”. Kiểu giao dịch này rất phổ biến ở thập niên 60
của thế kỷ 20 khi các luật chống độc quyền ngăn cản các doanh nghiệp có ý định sáp
nhập/mua lại theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc bởi hình thức M&A hình thành tập
đoàn không ảnh hưởng đến mức độ tập trung của thị trường. Lợi ích của hoạt động này
là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá danh mục sản phẩm, tiết kiệm chi phí khi gia
nhập thị trường và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm, dịch vụ.
11
1.3.2 Phân loại dựa trên phạm vi lãnh thổ.
– M&A trong nước: Mua lại trong nước là giao dịch mua lại diễn ra giữa các

doanh nghiệp trong cùng một lãnh thổ quốc gia.
– M&A xuyên biên giới: Mua lại xuyên biên giới là giao dịch mua lại giữa các
doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau như một hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Tuy nhiên các thương vụ này thường phức tạp hơn các thương vụ trong nước vì
những khác biệt về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và thủ tục hành
chính giữa các quốc gia.
1.3.3 Phân loại dựa trên chiến lược mua:
– Mua lại thân thiện: Mua lại thân thiện là một giao dịch mà cả hai bên tham gia
đều muốn thực hiện vì nếu giao dịch thành công thì cả hai bên – bên bán và bên mua –
đều có lợi.
– Mua lại thù địch: Mua lại thù địch là một giao dịch mà trong đó bên mua bằng
mọi cách phải mua lại bên kia cho dù bên bán có đồng ý bán hay không. Trong trường
hợp này bên mua sẽ sử dụng sức mạnh tài chính của mình để thâu tóm công ty đối thủ
nhằm triệt tiêu sự cạnh tranh của đối thủ. Mua lại thù địch là một hình thức khá phổ
biến trên thế giới khi một doanh nghiệp muốn loại bỏ các đối thủ trên cùng một thị
trường.
– Một số biện pháp để doanh nghiệp chống lại việc bị thâu tóm thù địch:
+ Poison pill: Đây là các điều khoản đặt ra để làm nản lòng các công ty có ý
định thâu tóm (poison pill là viên thuốc độc được trang bị cho các điệp viên sử dụng
trong trường hợp bị bại lộ). Poison pill là biện pháp phòng thủ phổ biến nhất. Có năm
loại “thuốc độc”:
Cổ phiếu ưu đãi: Phát hành cổ phiếu ưu đãi trong đó có điều khoản cho phép
chuyển đổi sang cổ phiếu thường khi quá trình sáp nhập hoàn tất. Điều đó dẫn đến tỷ
lệ sở hữu của bên thâu tóm bị pha loãng và chi phí của cuộc sáp nhập bị “đội” lên.
Flip-over: Điều khoản cho phép cổ đông của công ty cũ được quyền mua cổ
phiếu của công ty mới sau khi sáp nhập với giá rất rẻ.
Flip-in: Điều khoản cho phép cổ đông hiện hữu được quyền mua thêm cổ phiếu
với giá rất ưu đãi khi một cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu quá một tỷ lệ % nhất định.
Back-end: Điều khoản cho phép các cổ đông hiện hữu được quyền chuyển đổi
cổ phiếu sang tiền mặt với giá được định sẵn khi quá trình thâu tóm xảy ra.

+ Poison Puts: Điều khoản cho phép các nhà đầu tư đang giữ trái phiếu của công
ty được quyền nhận tiền trước ngày đáo hạn nếu công ty đang trong quá trình bị “thâu
tóm”.
12
+ Staggered Board of Directors: Quy định bầu cử hội đồng quản trị so le, trong
đó chỉ một phần hội đồng quản trị được bầu lại theo từng năm thay vì bầu đồng loạt
một lúc. Điều này dẫn đến tình trạng các thành viên Hội đồng quản trị cũ (công ty bị
thâu tóm) tiếp tục đấu tranh trong một thời gian nhất định, ngăn không để công ty thâu
tóm đạt được mục đích của mình. Phương pháp này kết hợp với poison pill tạo nên
một hệ thống phòng thủ chống bị thâu tóm rất hiệu quả.
+ White Knight: Công ty bị thâu tóm sẽ chào mời một đối tác khác có thiện chí
hơn để mua mình, thay vì sáp nhập với công ty “thù địch” ban đầu. Năm 2006, Công
ty Dược Bayern của Đức đã trở thành “hiệp sĩ áo trắng” của Công ty Dược Schering
AG trước mối nguy cơ bị Merck thôn tính. Kết quả là Schering AG sáp nhập với
Bayern và Công ty Bayer Schering Pharma ra đời.
+ Crown Jewel: Công ty bị thâu tóm nêu ý định bán đi bộ phận hoặc tài sản có
giá trị nhất của mình nếu bị thâu tóm.
+ Pac-Man Defense: Công ty bị thâu tóm quay lại thâu tóm chính công ty muốn
thâu tóm mình. Phương pháp này hiếm khi được sử dụng do tính khả thi không cao.
Năm 1982, Công ty Martin Marietta đứng trước nguy cơ bị Tập đoàn Bendix thâu tóm,
đã bán đi tất cả các bộ phận phụ của mình để gây vốn mua ngược lại cổ phiếu Bendix.
+ Jonestown Defense: Đây là phương pháp phòng thủ tiêu cực nhất, được đặt tên
theo một thảm kịch xảy ra tại Jonestown, Guyna khi một nhóm giáo phái tự tử để duy
trì quyền tự trị của mình. Với phương pháp này, công ty đưa những phiên bản tiêu cực
nhất của các phương pháp nêu trên như bán tài sản có giá trị của mình với giá rẻ cho
tất cả mọi người, trừ công ty đang muốn thâu tóm hay vay những khoản nợ lớn, đắt
không cần thiết. Phương pháp Jonestown, nếu thực hiện thành công, cũng sẽ đẩy công
ty tới bờ vực phá sản hoặc để lại những di chứng xấu lâu dài cho công ty.
1.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động M&A
Trong một giao dịch M&A, có sự tham gia và đóng góp của nhiều thành viên

thuộc các bên khác nhau. Mỗi thành phần, mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động sẽ có
vai trò, mục tiêu, động cơ và cách thức thực hiện khác nhau nhưng đều vì một mục
đích chung là tiến hành M&A hiệu quả. Không chỉ giới hạn ở Bên Mua và Bên Bán
mà trong một thương vụ M&A còn có sự tham gia của các thành phần khác, bao gồm
đội ngũ tư vấn, cơ quan quản lý Nhà nước và một số chủ thể khác không tham gia trực
tiếp hay gián tiếp vào thương vụ nhưng lại có tác động tới quyết định và tạo ra lợi ích
của các bên liên quan như báo chí, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng, dư
luận.
13
1.4.1 Bên Mua
Bên Mua là những người đem nguồn lực đầu tư vào các doanh nghiệp khác, tùy
vào mục đích khi thực hiện M&A mà Bên Mua được biết tới là Bên Mua chiến lược
hay Bên Mua thực hiện nhiều lần (Michael E.S, 2004).
– Bên Mua chiến lược: là các Công ty thực hiện việc mua lại nhằm hỗ trợ hoạt
động kinh doanh không hiệu quả của họ. Thông thường họ là những công ty sẽ tiến
hành hợp nhất, liên kết hoặc tích hợp với các đơn vị hoạt động khác mà các công ty
này cũng đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu nhất định. Bên Mua chiến lược nhìn nhận một vụ
mua lại dưới góc độ những ảnh hưởng sẽ có đối với hoạt động kinh doanh hiện tại của
mình và những ảnh hưởng có thể có từ hoạt động kinh doanh hiện tại của mình đối với
hoạt động kinh doanh của công ty bị mua lại.
– Bên Mua thực hiện nhiều lần: Đối với nhiều Công ty, M&A đã trở thành công
cụ kinh doanh thường xuyên được sử dụng, nằm trong chiến lược hoạt động mở rộng
và bành trướng của các công ty đó. Họ sẽ thực hiện nhiều cuộc mua lại, sáp nhập hay
liên kết với các công ty mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Do đó, Bên Mua thực hiện nhiều lần có một số thuận lợi đặc thù, như là việc thông qua
nhiều lần M&A các công ty này đã nâng cao được năng lực đánh giá, đàm phán, kết
thúc vụ mua bán và tích hợp các giao dịch. Họ biết họ làm tốt những gì và những gì họ
còn chưa làm tốt, họ dễ dàng xác định được nhu cầu và mục tiêu của mình, cũng như
tìm kiếm được đối tượng tiềm năng mà họ muốn hướng tới. Ngoài ra đội ngũ nhân
viên của họ cũng đã được trang bị kiến thức chuyên môn để thực hiện các thương vụ

này, giấy tờ và các tài liệu cũng được chuẩn hóa. Điều này tạo nên một lợi thế dành
cho các công ty mua lại nhiều lần, làm giảm bớt những khó khăn cho tổ chức và nhân
viên trong quá trình tích hợp giữa hai thực thể.
1.4.2 Bên Bán
Ngược lại với Bên Mua thường theo đuổi các thương vụ M&A và tìm kiếm
công ty mục tiêu tiềm năng thì đối với Bên Bán, về bản chất, chỉ là bên tham gia một
lần. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều công ty chỉ bán một phần doanh nghiệp, một đơn
vị bộ phận chứ không bán toàn bộ công ty. Do đó, tùy thuộc vào mục đích và phần
doanh nghiệp bị bán đi mà phân chia làm hai loại là Bên Bán một phần và Bên Bán
toàn bộ (Michael E.S, 2004)
– Bên Bán một phần: nhiều thương vụ chỉ liên quan đến bán một phần công ty,
nhưng số này không nhiều bằng những thương vụ bán toàn bộ công ty. Trong nhiều
trường hợp đây có thể là bước đầu tiên trong một loạt các giao dịch khác mà kết quả là
14
bán lại toàn bộ công ty. Vì vậy, bán lại một phần có thể được hiểu như một cơ chế tài
trợ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc giao dịch này sẽ tạo tính thanh khoản
cho một vài cổ đông của Bên Bán một phần.
– Bên Bán toàn bộ: hình thức theo kiểu truyền thống, công ty sẽ bị bán đi toàn bộ.
Đối với Bên Bán thì đây là giao dịch đầu tiên và cuối cùng. Vì vậy Bên Bán thường
trải qua một quy trình phức tạp và chi tiết nhằm đưa ra quyết định bán để đảm bảo
quyết định đó làm cho giá trị cổ đông có thể được tối đa hóa nếu bán công ty trong
một thời điểm nhất định.
1.4.3 Đội ngũ tư vấn
Ngay kể cả với các công ty thực hiện nhiều thương vụ M&A, có đội ngũ nhân
viên có kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động M&A nhưng trên thực tế các giao
dịch M&A vẫn chứa đựng trong nó những rủi ro cao. Do đó, các công ty thường có xu
hướng thuê các chuyên gia tư vấn. Nguồn nhân lực tư vấn trong hoạt động M&A trở
thành một thành phần quan trọng trong một thương vụ M&A. Họ có thể là luật sư,
ngân hàng đầu tư, kiểm toán viên, chuyên viên tư vấn của các tổ chức tư vấn.
– Luật sư: là những người tư vấn về pháp lý, pháp luật, tiến hành thủ tục pháp lý,

đưa ra những cảnh báo về vi phạm luật pháp.
– Ngân hàng đầu tư: đưa ra những tư vấn về thị trường, cổ phiếu, điều khoản tài
chính và giá trị của tiền tệ, xác định mục tiêu tiềm năng, định giá, cơ cấu lại về mặt tài
chính và các lựa chọn tài chính cho các giao dịch.
– Kiểm toán viên: là những người đem lại sự đảm bảo cho cả hai bên tham gia
thương vụ. Là những người đánh giá về sự đúng đắn, chính xác, rõ ràng và minh bạch
của các thông tin mà mỗi bên đưa ra, đó là thông tin trên các báo cáo tài chính, sổ sách
kế toán, … Ngoài ra, kiểm toán viên còn đưa ra những lời khuyên về cơ cấu lại về mặt
tài chính của một công ty cũng như các chiến lược về thuế và kế toán.
– Chuyên viên tư vấn của các tổ chức tư vấn: các tổ chức tư vấn được thành lập ra
để nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh của M&A, nghiên cứu các chiến lược, cách
thức. Các chuyên viên là những người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động M&A,
họ có thể đóng góp vai trò của mình lớn hơn luật sư, ngân hàng hay kiểm toán viên vì
họ thường bao quát tất cả các tiến trình, bước thực hiện trong một giao dịch M&A,
tham gia vào các quyết định quan trọng của các bên, từ tư vấn xác lập mục tiêu, xây
dựng chiến lược thực hiện trong giai đoạn đầu, thẩm định chi tiết cũng như lên kế
hoạch hợp nhất, sáp nhập trong giai đoạn sau.
1.4.4 Cơ quan quản lý Nhà nước
15
Hầu hết hoạt động M&A đều được Nhà nước và luật pháp điều chỉnh theo cách
thức riêng của mỗi quốc gia. Ở mỗi nước khác nhau lại có những quy định về luật
pháp, thủ tục pháp lý khác nhau. Do đó, bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành M&A
đều phải nghiên cứu và tuân thủ luật pháp của nước mình và của nước khác trong
trường hợp M&A ngoài lãnh thổ quốc gia.
Trong các ngành và lĩnh vực kinh doanh lớn (điển hình là ở Mỹ và các nước
phát triển) thì sẽ chịu sự chi phối của một số quy định và cơ quan điều chỉnh cụ thể
của ngành. Ngoài ra, trong tiến trình toàn cầu hóa thì các ngành còn chịu sự điều chỉnh
của luật pháp quốc tế, công ước quốc tế,… Do vậy, tiến hành M&A phải xem xét tất
cả các quy định của các cơ quan điều chỉnh và điều ước quốc tế (nếu có) của ngành đó.
1.5 Các ngành kinh tế thường diễn ra hoạt động M&A

Hoạt động M&A trên thế giới được diễn ra ở rất nhiều ngành và lĩnh vực khác
nhau, nhưng hầu hết những ngành tập trung chủ yếu là những ngành đóng góp phần
lớn vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội.
Nguồn: Báo cáo của IMAA về “Thị trường M&A toàn cầu”
Theo biểu đồ 1.1 có thể nhận thấy rằng phần lớn các thương vụ M&A quy mô
lớn về giá trị đều thuộc lĩnh vực năng lượng và viễn thông, đây là hai ngành quan
trọng đối với một số nước đi đầu như Mỹ, Nga, Anh, Nhật Bản Ngành năng lượng
được các nước lớn trên thế giới tập trung đầu tư phát triển, vì lý do kinh tế và cả về
chính trị, chạy đua trong công nghiệp năng lượng.
16
Nguồn: Báo cáo của IMAA về “Thị trường M&A toàn cầu”
Về số lượng theo biểu đồ 1.2 thì các thương vụ giữa các công ty trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp chiếm đa số, tiếp đến là các công ty thuộc lĩnh vực tài chính và
công nghệ cao với số lượng thương vụ gần tương đương nhau. Công nghiệp, tài chính,
công nghệ cao là những ngành kinh tế trọng điểm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng, là một ngành kinh tế tiềm năng chiếm
16% về số lượng các thương vụ nhưng số lượng thương vụ ấy lại chỉ chiếm 5% về giá
trị. Các ngành như năng lượng, viễn thông tuy chiếm tỉ lệ nhỏ về số lượng thương vụ
nhưng lại chiếm một giá trị rất lớn. Có thể lý giải điều này là bởi vì những ngành kinh
tế như năng lượng, tài chính, viễn thông là những ngành kinh tế được chú trọng đầu tư
và phát triển tại các nước lớn, các nước phát triển tiên tiến trên thế giới còn một số
ngành như sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp là những ngành quan trọng tại các
nước đang phát triển và kém phát triển, vì vậy nguồn lực dành cho các ngành kinh tế ở
nước này thấp hơn rất nhiều so với nguồn lực của các nước có nền kinh tế hàng đầu
thế giới.
1.6 Phân biệt M&A và GI
Bảng 1: Phân biệt M&A và GI
STT
Nội
dung

M&A GI
1 Định Mua lại: Acquisition – được hiểu như Đầu tư mới: là một hình thức
17
nghĩa
một hành động tiếp quản bằng cách
mua lại một công ty (gọi là công ty mục
tiêu) bởi một công ty khác (Andrew. J
và Milledge A., 2009).
Sáp nhập: Merger – sáp nhập là sự kết
hợp của hai công ty để trở thành một
công ty lớn hơn. Những giao dịch loại
này thường là tự nguyện và hình thức
thanh toán hoặc là thông qua hoán đổi
cổ phiếu (Andrew. J và Milledge A.,
2009).
đầu tư nhằm xây dựng nhà máy
mới hoặc mở rộng nhà máy/dây
truyền hiện có.
2 Đối
tượng
Thường diễn ra trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng, lĩnh vực công nghệ (điện,
điện tử, tin học )
Tất cả các lĩnh vực trong nền
kinh tế, nhưng phần lớn vẫn tập
trung trong lĩnh vực cơ khí, chế
tạo.
3 Tác
động
Gia tăng uy tín, giá trị, giá trị cổ phiếu

cho công ty mua lại hoặc công ty sau
khi sáp nhập do mọi người kỳ vọng
công ty mới sẽ hoạt động tốt hơn.
Mở rộng thị trường, gia tăng
năng lực sản xuất của công ty
GI.
4 Kết
quả
Một công ty (thương hiệu) mới được
hình thành hoặc tăng quy một công ty.
Đồng thời là sự biến mất của một (hoặc
cả hai) công ty (thương hiệu).
Kết quả là một công ty mới được
hình thành hoặc xây dựng, mở
rộng thêm nhà xưởng.
5 Mục
đích
Tìm kiếm lợi ích kinh tế nhờ tăng quy
mô, giảm chi phí và mở rộng thị trường
Tìm kiếm lợi ích kinh tế thông
qua hoạt động đầu tư mới, xây
dựng mới nhà xưởng mới hoặc
mở rộng nhà xưởng hiện có.
6 Xu
hướng
Các nước phát triển sợ “thôn tính”
ngành nghề mũi nhọn của quốc gia bởi
sự lớn mạnh về quy mô của các tập
đoàn lớn có thể gây sức ép lên pháp
luật của chính phủ nước chủ nhà

Các nước phát triển thích hình
thức GI hơn do:
– Giải quyết công ăn việc làm
cho nước chủ nhà.
– Tiếp thu được khoa học kỹ
thuật, công nghệ từ nước đầu tư.
– Tiếp thu kỹ thuật quản lý từ
nước đầu tư.
7 Tính Thường có thể dự đoán trước căn cứ Đối với doanh nghiệp mới hoàn
18
rủi ro
vào tình hình hoạt động và khả năng
quản lý của các công ty tham gia vào
quá trình M&A.
toàn hoặc doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm mới tại thị trường đặt
nhà máy sản xuất, rủi ro thường
sẽ cao hơn và khó dự đoán trước.
8 Việc
làm
– Sau các thương vụ M&A, thường sẽ
dẫn đến tinh giảm biên chế, ảnh hưởng
đến công ăn việc làm người lao động
– Trong dài hạn làm tăng cạnh tranh độc
quyền
– Có thể ảnh hưởng đến an ninh nước
chủ nhà vì tài sản nước chủ nhà rơi vào
tay nhà đầu tư nước ngoài
– Giải quyết ngay vấn đề công ăn
việc làm

– Thay đổi cơ cấu kinh tế thông
qua xây dựng doanh nghiệp mới
9
Quan
điểm
nước
chủ
nhà
– Chỉ khuyến khích với một số doanh
nghiệp nước chủ nhà hoạt động kém
hiệu quả.
– Không khuyến khích những doanh
nghiệp có ảnh hưởng lớn đến thị
trường, ngành và an ninh chính trị.
Được các nước khuyến khích do
những lợi ích kinh tế, và xã hội
(giải quyết công ăn việc làm) mà
doanh nghiệp GI mang lại.
10
Quan
điểm
của
nhà
đầu tư
– Khai thác lợi thế thị trường mới, giúp
công ty có cơ hội mở rộng nhanh chóng
hoạt động ra thị trường nước ngoài
– Khả năng cạnh tranh toàn cầu tăng,
giảm chi phí trong lĩnh vực R&D, sản
xuất, phân phối và lưu thông

– Mở rộng thị trường sang các
khu vực mới
– Tận dụng lợi thế về nhân công,
địa lý, nguồn nguyên vật liệu của
nước chủ nhà.
II. Môi trường pháp lý của hình thức M&A qua biên giới
2.1 Quy định về M&A của một số nước trên thế giới
2.1.1 Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới
hình thức M&A (M&A) nhất ở Châu Á những năm gần đây.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia M&A với các doanh nghiệp nội địa theo
nhiều cách thức khác nhau. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư phải đệ trình một
bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về
19
nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế
hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới. Trung Quốc yêu
cầu các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp kế hoạch để cải tiến cơ cấu quản lý và thúc
đẩy tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp nhà nước.
Về vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp: Trung Quốc quyết định giá mua lại
doanh nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh giá
tài sản ở Trung Quốc đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là
phương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giá
trị đó thì cuộc chuyển nhượng này không được phép thực hiện.
Về thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Trung Quốc căn cứ vào từng hình
thức M&A để áp dụng mức thuế suất khác nhau đối với từng giao dịch.
2.1.2 Thái Lan
M&A hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình thức sau: i, Sáp nhập (hợp
nhất) ii, Mua lại cổ phần iii, Mua lại tài sản. Trong ba hình thức trên thì hình thức hợp
nhất là ít phổ biến tại Thái Lan do Thái Lan không khuyến khích hình thức hợp nhất
các công ty.

Trong một số lĩnh vực nhất định (Ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm nhân
thọ, đại lý du lịch, hàng hải, hàng không…) Thái Lan đều có những giới hạn về vốn và
số lượng người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý.
Về thuế, Thái Lan dành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thuế doanh lợi là 30% đối với M&A bằng hình thức tài sản. Còn đối với mua lại cổ
phiếu, Thái Lan áp dụng thuế lũy tiến từ 5% – 37% đối với công dân Thái và 30% cho
các công ty nội địa và 15% khấu trừ trước cho công dân và công ty nước ngoài.
Thuế trước bạ là 0,5 % trên số ( được miễn nếu như các điều kiện
đặt ra được đáp ứng ) đối với hình thức đầu tư mua lại bằng tài sản và sáp nhập. Và
0,1% giá bán ra hoặc giá trị cổ phiếu đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ).
Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế VAT,
còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên và được miễn nếu chuyển nhượng
toàn bộ công ty.
Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải đồng ý
với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo được
quyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bù
cho họ theo quy định của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công ty.
20
2.1.3 Malaysia
Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ Malaysia
vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra (người Malaysia
bản địa ) ở các công ty bị M&A. Với mục đích đó, Malaysia luôn đảm bảo rằng tỷ lệ
sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc về
Bumiputra, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước
ngoài.
Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép
Cục đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa
hoặc mua cổ phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM 10.000.000).
Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép
cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 Ringgít

Malaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua.
Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài
không cần phải lấy ý kiến người lao động. Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao cho người
lao động vẫn giữ được các điều kiện làm việc như trước đây. Các công ty phải cố gắng
tuyển dụng và đào tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong
công ty.
Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các
ngành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật về chống độc
quyền theo đó nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án làm
giảm tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên
và 25% đối với số thu nhập còn lại.
2.1.4 Singapore
Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày 15/6/2005), các giao
dịch thường được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua lại tài sản của công ty
A nhờ đó công ty B phát hành cổ phiếu của công ty mình cho công ty A. Hay công ty
A và công ty B có thể cùng góp tài sản để lập thành công ty C và công ty C sẽ phát
hành cổ phiếu cho hai công ty trên. Mặc dù về tài sản là chung trong một công ty
nhưng về tư cách pháp nhân thì công ty A, công ty B và công ty C (nếu phù hợp) vẫn
là ba công ty riêng biệt. Sau khi luật công ty ra đời, Singapore đặt ra những quy định
chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp nhất (sáp nhập) công ty. Sau khi hợp nhất hai hay
21
nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhất hoặc là hình thành một công
ty mới.
Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như các nước khác có thể thông
qua hình thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản.
Về luật chống độc quyền, Singapore không có luật chống độc quyền. Nhưng
trong một số ngành như viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định
về chống độc quyền.
2.1.5 Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có lẽ là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm thực hiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động M&A. Luật chống độc quyền Sherman được ban hành
từ năm 1890.
Về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang (FTC) năm
1975 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của
thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật
chống độc quyền của liên bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-
Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra
lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được áp dụng
đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu
USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá 15 triệu
USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà không qua
thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt
lên đến 10000 USD/ngày.
2.2 Môi trường pháp lý của hoạt động M&A tại Việt Nam
Hiện tại, khung pháp luật liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam nằm ở
nhiều văn bản luật khác nhau vì hoạt động M&A liên quan đến rất nhiều vấn đề như:
Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Bộ Luật dân sự,
Luật kế toán, Bộ Luật lao động, Luật các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, pháp luật về
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các văn bản cam kết quốc tế của Việt Nam, Luật
sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh quản lý ngoại hối. Mỗi văn bản luật trên lại chi phối hay điều
chỉnh các vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động M&A.
2.2.1 Môi trường pháp lý của hoạt động M&A tại Việt Nam
– Luật Doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sáp
nhập, hợp nhất, doanh nghiệp tại điều 153, 154 như đã trình bày ở mục 1.1, chương 1,
22
Luật Doanh nghiệp năm 2005 xem xét sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp như hình thức
tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
Luật Doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa về mua, bán doanh nghiệp mà chỉ có một
Điều riêng quy định về việc bán doanh nghiệp tư nhân.

– Luật Đầu tư: Luật Đầu tư năm 2005 thừa nhận hai hình thức M&A là M&A
doanh nghiệp, là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Việc mua lại doanh
nghiệp có thể được thực hiện dưới hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh
nghiệp hoặc chi nhánh.
– Luật Cạnh tranh năm 2004: Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc sáp nhập
doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung
kinh tế. Điều chỉnh của Luật cạnh tranh đối với hoạt động M&A chủ yếu là vấn đề liên
quan đến tính cạnh tranh của ngành, hoặc sản phẩm nào đó trên thị trường. Chẳng hạn,
nếu một công nào đó mua lại công ty khác mà tổng thị phần quá lớn sẽ dẫn đến tình
trạng độc quyền có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, việc sáp
nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp
nhất, mua lại doanh nghiệp tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập
trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.
– Luật Chứng khoán: Luật Chứng khoản quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được chấp thuận của Ủy ban
chứng khoán nhà nước trước khi thực hiện. Luật chứng khoán và các văn bản hướng
dẫn cũng quy định về cách thức chào bán, mua cổ phần, chào mua công khai, tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty cổ phần đại chúng.
– Bộ luật dân sự: Đối với hoạt động M&A, sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự chủ
yếu là hợp đồng mua bán cổ phần. Ngoài ra, hợp đồng mua bán cổ phần giữa các công
ty phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật chuyên ngành. Có hai loại hợp đồng
liên quan đến M&A: Hợp đồng mua bán cổ phần (phần góp vốn) giữa công ty A và cổ
đông của công ty B và hợp đồng mua bán cổ phần của công ty A với công ty B. Hai
loại hợp đồng này là hoàn toàn khác nhau, hợp đồng thứ 2 đòi hỏi phải có sự chấp
thuận của cổ đông thông qua Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Còn hợp đồng
thứ 1, là sự thỏa thuận giữa các bên, không liên quan đến công ty (trường hợp này là
công ty B).
– Luật kế toán: Luật này quy định việc hợp nhất báo cáo tài chính, khi công ty A
mua lại công ty B với điều kiện là tỷ lệ nắm giữ của A tại B là lớn hơn hoặc bằng 51%,
hoặc trong trường hợp với tỷ lệ nhỏ hơn kèm thêm một vài điều kiện khác thì A và B

cũng phải hợp nhất báo cáo tài chính. Việc hợp nhất được quy định cụ thể trong Điều
23
45 Luật kế toán và chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất Kinh doanh, Chuẩn mực Kế
toán số 25 – Báo cáo Tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và
Thông tư số 21/2006/TTBTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC. Ngoài ra, khi công ty A
mua lại công ty B (tỷ lệ đủ để kiểm soát B hoặc mua lại 100% cổ phần của B – từ các
cổ đông của B) thì trong trường hợp này có thể sẽ phải đóng thuế chuyển nhượng vốn.
Hoặc nếu A đang được miễn giảm thuế, nếu B sáp nhập với A, thì công ty có thể sẽ
được miễn giảm thuế.
2.2.1 Một số hạn chế trong môi trường pháp lý của hoạt động M&A tại Việt Nam
– Về việc áp dụng trực tiếp các cam kết WTO
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp có quy định khác nhau
giữa luật trong nước và Điều ước quốc tế thì áp dụng quy định của pháp luật quốc tế.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11
phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết này đã quy định
một số cam kết được áp dụng trực tiếp, đồng thời giao Chính phủ và các cơ quan có
liên quan báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc áp dụng trực tiếp các cam kết khác
chưa được quy định tại Nghị quyết. Tuy nhiên, việc áp dụng trực tiếp các cam kết
quốc tế còn nhiều hạn chế.
Các doanh nghiệp, kể cả các cơ quan nhà nước vẫn còn dè dặt trong việc áp dụng
các cam kết quốc tế khi mà các cam kết quốc tế đó quy định khác với luật trong nước.
Nguyên nhân của vấn đề này là do các chủ thể áp dụng pháp luật không có sự hiểu biết
về các cam kết quốc tế hoặc do e ngại sẽ vi phạm các quy định của pháp luật Việt
Nam.
– Thiếu hành lang pháp lý về M&A
Hiện nay các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định
trong nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại
ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được
các vấn đề về mặt “thay tên, đổi họ” cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một

giao dịch thương mại, tài chính, nó đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị
trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao
và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài
chính, người lao động, thương hiệu Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực
tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta còn chưa có quy định cụ thể như kiểm toán, định
giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp
– Vướng mắc do quy định chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật
24
Quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không thống nhất và đồng bộ
trong viêc giai quyêt cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các
công ty Việt Nam theo các cam kết của WTO. Hoặc một ví dụ khác, theo quy định của
Luật Đầu tư, một doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 49% thành lập tại Việt Nam
được coi là doanh nghiệp nước ngoài và thực hiện các thủ tục đầu tư (trong đó có hoạt
động M&A) như một nhà đầu tư nước ngoài. Còn Luật Doanh nghiệp chỉ quy định
trình tự, thủ tục M&A đối với các doanh nghiệp nói chung, không có sự phân biệt giữa
các doanh nghiệp có bên nước ngoài tham gia.
– Vướng mắc giữa cam kết WTO với Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp
Theo biểu cam kết WTO, cho đến nay, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần,
phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế, trừ những lĩnh vực đặc thù
được quy định bởi WTO và các đạo luật khác (Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng
khoán). Cam kết của WTO đã rõ ràng, tuy nhiên, những cam kết này chưa được nội
luật hóa. Vì vậy, các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý chỉ áp dụng các quy
định của pháp luật Việt Nam mà chưa áp dụng các cam kết đối với WTO.
– Vướng mắc theo quy định của Luật cạnh tranh
Luật cạnh tranh hiện nay cấm các hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một doanh
nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định rõ ràng về khái
niệm “Thị trường liên quan”. Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều
mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể
dẫn đến kết quả là doanh ngghiệp đó có thể bị coi là có “tập trung kinh tế” trên 50%

hoặc có thể dưới.
– Vướng mắc trong việc định giá doanh nghiệp
Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc định giá
doanh nghiệp. Các thương vụ M&A diễn ra chủ yếu là do các bên tham gia thỏa thuận
về giá. Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: định
giá theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo giá trị
thị trường.
Về tổng thể pháp luật liên quan đến M&A bao gồm các quy định thuộc nhiều
chế định pháp luật khác nhau và bước đầu đã có sự quan tâm đến việc kiểm soát hoạt
động M&A thông qua các quy định trong Luật Cạnh tranh. Mặc dù đã có sự liên kết về
mặt pháp lý nhưng việc thiếu quy định về cơ chế phối hợp giữa các thủ tục kiểm soát
hoạt động M&A với thủ tục quản lý nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh, thủ tục
đầu tư, chưa có quy chế liên kết làm việc giữa cơ quan chịu trách nhiệm chính trong
25
8 WB Ngân hàng thế giới9 WTO Tổ chức thương mại thế giớiDANH MỤC BẢNG BIỂUSTT Số hiệu Tên Trang1 Biểu đồ 1M và A toàn thế giới phân theo ngành và giá trị ( 1995 – 2013 ) 142 Biểu đồ 2M và A toàn thế giới phân theo ngành và số lượngthương vụ ( 1995 – 2013 ) 153 Biểu đồ 3S ố lượng và giá trị những thương vụ làm ăn M&A trêntoàn quốc tế ( 1995 – 2013 ) 274 Bảng 1 Phân biệt M&A và GI 17C hương 1 : MỞ ĐẦUI. Lý do chọn yếu tố nghiên cứuHình thức M&A lúc bấy giờ đang trở thành một hoạt động giải trí kinh tế tài chính sôi sục, tiên tiếnđược nhiều vương quốc vận dụng trên quốc tế. Với những quyền lợi mà M&A mang lại, có vẻ như nó đã trở thành một giải pháp giúp những doanh nghiệp xử lý những vấnđề khó khăn vất vả trong quy trình kinh doanh thương mại và tăng trưởng. Xu hướng ngày càng tăng cả về sốlượng và quy mô trung bình của những thương vụ làm ăn thanh toán giao dịch đã được duy trì trong mộtkhoảng thời hạn dài. Sự cạnh tranh đối đầu của những doanh nghiệp không chỉ còn dừng lại ởviệc cạnh tranh đối đầu về mẫu sản phẩm và thị trường tiêu thụ mà còn cạnh tranh đối đầu ở năng lực bànhtrướng, lan rộng ra, tóm gọn hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác. Nếu trước đây, M&A là hoạt động giải trí diễn ra can đảm và mạnh mẽ ở những thị trường kinh tế tài chính lớnở Châu Âu hay Mỹ thì lúc bấy giờ làn sóng ấy đang diễn ra tại những nền kinh tế tài chính mới nổinhư Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, châu Á – Thái Bình Dương rất sôi động. Trong M&A, khi những công ty tham gia đạt được những giá trị cộng hưởng và hoànthành tiềm năng đặt ra của mình, làm cho tổ chức triển khai mới hoạt động giải trí thống nhất, có hiệuquả thì đó là sự thành công xuất sắc của một thương vụ làm ăn M&A. Còn nếu như quy trình M&A diễn ra nhưng không đem lại giá trị gì, làm cho những công ty rơi vào thực trạng khókhăn hơn hay hoạt động giải trí kém hiệu suất cao thì quy trình M&A đó đã thất bại. Với sự phong phú của M&A trong quy trình hình thành và tăng trưởng, rất nhiềuchuyên gia nghiên cứu và điều tra, rất nhiều forum sinh ra để bàn luận về M&A. Nhưng có lẽmục tiêu cao nhất vẫn là kiến thiết xây dựng một khung pháp lý tương thích để tạo điều kiện kèm theo chonhững thương vụ làm ăn M&A vượt qua những khó khăn vất vả, thử thách, đến với thành công xuất sắc. Từ việc xác lập được tiềm năng chung đó, nhóm 1 chọn yếu tố “ Hình thứcM và A qua biên giới ” với những nội dung chính tương quan đến khung khổ kim chỉ nan vềM và A qua biên giới, khám phá và tổng hợp những điều kiện kèm theo thiết yếu để M&A thànhcông và 1 số ít trường hợp M&A nổi bật vật chứng cho thành công xuất sắc của M&A trên quốc tế. II. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu2. 1 Mục tiêu điều tra và nghiên cứu : Thứ nhất, phân phối mạng lưới hệ thống khung khổ kim chỉ nan cơ bản về hoạt động giải trí M&A gồm có những khái niệm, phân loại, đặc thù, vai trò của hình thức M&A qua biên giới, phân biệt M&A và GIThứ hai, nghiên cứu và điều tra sự tăng trưởng của thị trường M&A trên quốc tế qua những giaiđoạn, điều tra và nghiên cứu những đặc thù thị trường, thiên nhiên và môi trường pháp lý của hình thức M&A vànhững điều hiện để hình thức M&A qua biên giới thành côngThứ ba, tổng hợp, nghiên cứu và phân tích nhìn nhận 1 số ít thương vụ làm ăn M&A qua biên giớiđiển hình để làm rõ những thành công xuất sắc và thất bại của hình thức M&A qua biên giới2. 2 Câu hỏi nghiên cứuĐiều kiện để hình thức M&A qua biên giới thành công xuất sắc hay thất bại trong thờikỳ hội nhập kinh tế tài chính quốc tế ? III. Đối tượng, khoanh vùng phạm vi nghiên cứuĐối tượng điều tra và nghiên cứu : Bài tập nhóm tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra về hoạt động giải trí M&A qua biên giới, những thương vụ làm ăn thành công xuất sắc, những nguyên do của sự thất bại. Cụthể trong bài có sự nghiên cứu và phân tích những thương vụ làm ăn M&A của công ty tiêu biểu vượt trội và những dẫnchứng cho những thành công xuất sắc hay thất bại nổi bật. Các nhìn nhận và nhận định và đánh giá đượcđưa ra dưới góc nhìn những doanh nghiệp quốc tế có hoạt động giải trí M&A qua biên giới. Phạm vi về thời hạn : Hình thức M&A đã Open lần tiên phong từ giai đoạnnăm 1895 đến 1905. Mỹ là nơi diễn ra những cuộc đại sáp nhập tiên phong. Như vậy, bàitập nhóm sẽ mang tính khái quát về hoạt động giải trí M&A trên quốc tế từ năm 1895 đếnnăm 2013. Phạm vi về khoảng trống : Hoạt động M&A diễn ra rất mạnh, đối tượng người dùng tham giacác thương vụ làm ăn hoàn toàn có thể là giữa những Doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa những Công tycon của những doanh nghiệp quốc tế tại một vương quốc, hay của Công ty quốc tế vàcông ty trong nước. Trong khuôn khổ bài tập nhóm này sẽ tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu nhữngthương vụ M&A qua biên giới. IV. Phương pháp nghiên cứuCác chiêu thức được sử dụng trong quy trình triển khai bài tập nhóm gồm có : – Nghiên cứu những tài liệu là những sách về M&A, những văn bản luật tương quan, những báocáo thường niên của những tổ chức triển khai kinh tế tài chính trong và ngoài nước có uy tín để tổng thuậtphần kim chỉ nan về những khái niệm, phân loại, đặc thù, những chủ thể tham gia, những ngànhthường diễn ra hình thức M&A qua biên giới – Phương pháp so sánh sử dụng để so sánh giữa M&A, giữa M&A và GI – Phương pháp nghiên cứu và phân tích được vận dụng để chỉ ra những điều kiện kèm theo để hình thứcM và A thành công xuất sắc – Phương pháp thống kê số liệu từ những báo cáo giải trình và những website về kinh tế tài chính đểtổng hợp những bảng biểu về M&A theo ngành và giá trị thương vụ làm ăn, theo ngành và sốlượng những trường hợp M&A nổi bật. V. Cấu trúc bài tập nhómChương 1 : Giới thiệu chung về đề tài điều tra và nghiên cứu gồm nguyên do lựa chọn đề tài, tiềm năng, câu hỏi điều tra và nghiên cứu, đối tượng người tiêu dùng, khoanh vùng phạm vi về khoảng trống, thời hạn điều tra và nghiên cứu, phươngpháp điều tra và nghiên cứu và cấu trúc của đề tàiChương 2 : Trình bày 1 số ít khái niệm tương quan đến M&A qua biên giới, phân biệtM và A và GI. Bên cạnh đó, chương 2 nghiên cứu và điều tra, khám phá thiên nhiên và môi trường pháp lý của hìnhthức M&A và nhìn nhận vai trò của M&A trong thời kỳ hội nhập kinh tế tài chính quốc tếChương 3 : Tổng hợp, nhìn nhận 1 số ít điều kiện kèm theo để hình thức M&A thành công xuất sắc vàgiới thiệu trường hợp nổi bật M&AC hương 2 : TỔNG THUẬT TÀI LIỆUI. Khung khổ lý thuyết1. 1 Khái niệm, đặc thù, vai trò về M&A 1.1.1 Khái niệm * Mua lại ( Acquisition ) Acquisition được hiểu như một hành vi tiếp quản bằng cách mua lại mộtcông ty ( gọi là công ty tiềm năng ) bởi một công ty khác ( Andrew. J và Milledge A., 2009 ). Trước đây, để triển khai một thương vụ làm ăn mua lại, những công ty thường hợp tácthương lượng với nhau, nhưng về sau này hình thức đã khác, và thương vụ làm ăn mua lại cóthể diễn ra khi bên bị mua không sẵn lòng bán lại hoặc bên bị mua không biết về bênmua. Một thương vụ làm ăn mua lại thường đề cập đến một công ty nhỏ bị mua lại bởi mộtcông ty lớn hơn, tuy nhiên đôi lúc một công nhỏ hơn sẽ giành được quyền quản trị mộtcông ty lớn hơn hoặc là truyền kiếp hơn sau đó đổi tên công ty mới thành công ty đi mua. Một trường hợp đặc biệt quan trọng của mua lại đó là hình thức tóm gọn ngược – reversetakeover ( Andrew. J và Milledge A., 2009 ), đây là là hình thức một công ty tư nhântìm cách mua lại một công ty CP đại chúng qua đó cũng sẽ trở thành một công tycổ phần đại chúng, mà không cần triển khai quy trình IPO ( Phát hành lần tiên phong racông chúng ). Quá trình mua lại hoàn toàn có thể được thực thi bằng hai phương pháp sau : – Mua lại CP : người mua trong trường hợp này có quyền quản trị công tymục tiêu. Việc có được quyền sở hữu sẽ giúp người mua có quyền quản lý tài sản củacông ty, tuy nhiên hình thức này không làm tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí kinh doanh thương mại củacông ty nên người mua – tức người chiếm hữu công ty sẽ phải gánh chịu những khoản nợtích lũy trong quá khứ và toàn bộ những rủi ro đáng tiếc mà công ty phải đương đầu trong quá trìnhkinh doanh. – Mua lại gia tài của công ty : số tiền công ty bị mua nhận từ việc bán lại sẽ đượctrả lại cho cổ đông bằng cổ tức trong trường hợp bán một phần gia tài hoặc là mộtkhoản hoàn trả trong trường hợp bán hàng loạt công ty. Trong trường hợp này ngườimua thường sắp xếp chỉ nhằm mục đích mua lại 1 số ít gia tài mà họ cần và vô hiệu đi những tàisản hay những khoản nợ không thiết yếu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quan trọng đốivới người mua khi họ hoàn toàn có thể dự báo được những phần gia tài nào mà khoản nợ của nósẽ phát sinh trong tương lai, hay là những khoản thiệt hại không xác lập được có thểxuất hiện như thể việc kiện tụng, tranh chấp từ khuyết điểm của một dòng mẫu sản phẩm nàođó, những khoản hoa hồng hay những hợp đồng lao động. Một điểm yếu kém của hìnhthức mua và bán này đó là việc phát sinh nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm thuế, đặc biệt quan trọng khi việc muabán được triển khai ngoài chủ quyền lãnh thổ vương quốc, trong khi hình thức mua lại cổ phiếuthường không chịu hoặc chịu mức thuế thấp hơn. * Sáp nhập ( Merger ) Merger – sáp nhập là sự tích hợp của hai công ty để trở thành một công ty lớnhơn. Những thanh toán giao dịch loại này thường là tự nguyện và hình thức thanh toán giao dịch hoặc làthông qua hoán đổi CP ( Andrew. J và Milledge A., 2009 ), tức là hoán đổi sốlượng CP của công ty cũ sang số lượng CP của công ty mới tương ứng với tỷlệ Tỷ Lệ góp vốn của những công ty vào công ty mới – tỷ suất này xác lập dựa trên sựthỏa thuận lúc ký kết, hoặc là chi trả bằng tiền mặt. Một thỏa thuận hợp tác hợp nhất hoàn toàn có thể giống với một thương vụ làm ăn mua lại hàng loạt ( thường gọi là tóm gọn ), tuy nhiên tác dụng của nó là tạo ra tên công ty mới ( thường làtên tích hợp giữa tên bắt đầu của hai công ty ) và một tên thương hiệu mới. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp việc một hoạt động giải trí M&A sẽ được gọi là một thỏa thuận hợp tác hợpnhất, sáp nhập – Merger nhiều hơn là một thương vụ làm ăn mua lại – Acquisition chỉ đơnthuần nhằm mục đích mục tiêu chính trị hoặc kế hoạch marketing. Những hình thức sáp nhập, hợp nhất kiểu này thường tương quan đến hình thức giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, ngược lạinhững hình thức sáp nhập, hợp nhất thuần túy lại vận dụng chiêu thức hoán đổi cổphiếu khi đó những cổ đông của cả hai công ty đều hoàn toàn có thể san sẻ rủi ro đáng tiếc, quyền lợi và nghĩa vụ trongcông ty mới. Một mô hình đặc trưng của sáp nhập đó là hợp nhất, sáp nhập ngược – reversemerger. Hình thức này cũng giống như hình thức tóm gọn ngược – reverse takeover, là hình thức mà một công ty tư nhân tìm cách mua lại một công ty CP đại chúng, qua đó cũng sẽ trở thành một công ty CP đại chúng mà không cần triển khai quátrình IPO ( Andrew. J và Milledge A., 2009 ). 1.1.2 Phân biệt Mua lại ( Acquisition ) và sáp nhập, hợp nhất ( Merger ) Mặc dù có nhiều điểm tương đương nhưng hai thuật ngữ Merger và Acquisitionvẫn có những điểm khác nhau hoàn toàn có thể phân biệt được. Khi một công ty tiếp quản mộtcông ty khác và trở thành chủ sở hữu mới thì thương vụ làm ăn đó gọi là một acquisition – mua lại, công ty bị mua sẽ chấm hết sống sót, trong khi CP của công ty mua vẫntiếp tục thanh toán giao dịch thông thường. Trên thực tiễn không phải khi nào một thương vụ làm ăn mua lạicũng sẽ làm chấm hết sự tồn tài của công ty tiềm năng, trường hợp này chỉ xảy ra khicông ty đi mua mua lại hàng loạt gia tài của công ty tiềm năng ( được gọi là hình thứcbuy-out ), hầu hết những thương vụ làm ăn mua lại là mua lại một phần gia tài hoặc vốn cổphần của công ty tiềm năng. Khi đó công ty tiềm năng vẫn hoạt động giải trí thông thường, chỉ cóđiều phần gia tài bị mua sẽ thuộc về công ty đi mua. Trong trường hợp mua lại cổphần thì công ty đi mua sẽ trở thành một cổ đông của công ty tiềm năng. Còn so với Merger, theo nghĩa thuần túy thì một merger xảy ra khi hai công ty, thường là cùng kích cỡ chấp thuận đồng ý để tiến tới trở thành một công ty duy nhất thay vì là haicông ty độc lập. Loại hình này gọi là “ Merger of equals ” – hợp nhất, sáp nhập bìnhđẳng ( Andrew. J và Milledge A., 2009 ), CP của hai công ty sẽ được thay thếbằng CP của công ty mới. Trong trong thực tiễn mô hình sáp nhập – Merger of equalskhông diễn ra một cách liên tục. Thông thường thì một công ty sẽ thực thi hợpnhất với một công ty khác nhỏ hơn hoặc lớn hơn, sau đó sẽ chuyển hàng loạt cổ phiếucủa công ty nhỏ sang CP của công ty lớn. Đôi khi việc phân biệt Acquisition và Merger lại dựa trên thái độ hợp tác của haibên. Nếu cả hai công ty đều biểu lộ niềm tin hợp tác, thân thiện thì hoạt động giải trí M&A đó sẽ được công bố ra bên ngoài là Merger, ngược lại nếu thương vụ làm ăn đó diễn ra trongsự chống đối, thù địch và công ty tiềm năng không muốn thương vụ làm ăn diễn ra thì nó sẽđược gọi là một Acquisition. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, một hoạt động giải trí M&A về thực chất là một Acquisition nhưng lại được công bố là Merger chỉ đơn thuần nhằmnhững mục tiêu tiết kiệm ngân sách và chi phí ngân sách thanh toán giao dịch, marketing hoặc là mục tiêu chính trị nàođó. Tuy nhiên, trong trong thực tiễn sự phân biệt giữa Merger và Acquisition chi có ý nghĩaquan trọng so với những nhà làm luật, những nhân viên thuế, những kế toán viên nhưng nólại ít quan trọng so với những nhà kinh tế tài chính nói riêng và cho cả nền kinh tế tài chính nói chung, bởilẽ người ta quan trọng thực chất của nó. Do đó họ thường không dùng cụm từ Mergerhay Acquisition một cách tách biệt mà thay vào đó là một cụm từ quen thuộc là M&A. 1.2 Đặc điểm của hoạt động giải trí M&AM và A là hoạt động giải trí trong đó một công ty tìm cách giành quyền trấn áp mộtcông ty khác qua việc nắm giữ một phần hoặc hàng loạt vốn, CP hay gia tài củamột công ty tiềm năng. “ Quyền trấn áp ” là quyền đủ để tham gia quyết định hành động nhữngvấn đề quan trọng trải qua việc đạt mức chiếm hữu nhất định về vốn hay CP củadoanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng để phân biệt M&A với những hoạt động giải trí thôngthường khác. Bản thân thị trường cho M&A cũng phân biệt với những thị trường cácsản phẩm và hoạt động giải trí kinh tế tài chính khác, sự độc lạ này biểu lộ ở những đặc thù sau : – Hàng hóa của thị trường M&A là một loại gia tài đặc biệt quan trọng, đó là những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn, tổ chức triển khai. Do đó nó là một tập hợp của nhiều loại gia tài khác10và có giá trị rất lớn. Hàng hóa có mức độ trao đổi mua và bán không liên tục vàviệc trao đổi mua và bán tốn rất nhiều thời hạn, sức lực lao động. – Hoạt động của thị trường M&A bao quát toàn bộ những nghành, ngành nghề hoạtđộng kinh doanh thương mại. Quy mô của thị trường M&A không bị số lượng giới hạn bởi khu vực, lãnhthổ, vừa hoàn toàn có thể hoạt động giải trí trong nước, vừa hoàn toàn có thể hoạt động giải trí xuyên vương quốc. Hoạt động M&A có tác động ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của những nghành, ngànhnghề mà nó tham gia, thậm chí còn ảnh hưởng tác động tới sự tăng trưởng của nền kinh tế tài chính một nước. Chính vì thế hoạt động giải trí M&A chịu sự chi phối và kiểm soát và điều chỉnh ngặt nghèo của pháp lý, đặc biệt quan trọng là những lao lý về chống độc quyền và chủ trương bảo lãnh của nhà nước. 1.3 Các mô hình M&A 1.3.1 Phân loại dựa trên hình thức link – M&A theo chiều ngang : Mua lại theo chiều ngang là thanh toán giao dịch mua lại giữa haidoanh nghiệp kinh doanh thương mại và cạnh tranh đối đầu trực tiếp về một dòng mẫu sản phẩm và dịch vụtrên cùng một thị trường. Kết quả của thanh toán giao dịch này hoàn toàn có thể mang lại cho những bên thamgia nhiều quyền lợi như : lan rộng ra thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, tận dụng nguồnnhân lực, nguyên vật liệu, công nghệ tiên tiến có sẵn … – M&A theo chiều dọc : Mua lại theo chiều dọc hay tóm gọn chuỗi giá trị là giaodịch mua lại giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác trong cùng một chuỗigiá trị để sản xuất ra mẫu sản phẩm ở đầu cuối. Những hoạt động giải trí trong chuỗi giá trị baogồm : phong cách thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và những dịch vụ phân phối cho khách hàngcuối cùng. Có hai dạng mua lại theo chiều dọc : Liên kết giữa nhà phân phối với công tysản xuất ( Backward ) và link giữa công ty sản xuất với nhà phân phối ( Forward ). Việc mua lại những doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị, đặc biệt quan trọng là những doanh nghiệp cóthương hiệu và uy tín hoàn toàn có thể giúp Bên Mua xác định được vị thế của mình trên thịtrường, tăng năng lực cạnh tranh đối đầu và tiếp thị hình ảnh đến người mua. – M&A tích hợp : Mua lại phối hợp là thanh toán giao dịch mua lại diễn ra giữa hai doanhnghiệp hoạt động giải trí trong những nghành kinh doanh thương mại khác nhau, những ngành nghề không liênquan đến nhau. Ở khoanh vùng phạm vi rộng hơn ( M&A – M&A ) thì thanh toán giao dịch này còn có tên gọikhác là “ M&A hình thành tập đoàn lớn ”. Kiểu thanh toán giao dịch này rất thông dụng ở thập niên 60 của thế kỷ 20 khi những luật chống độc quyền ngăn cản những doanh nghiệp có dự tính sápnhập / mua lại theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc bởi hình thức M&A hình thành tậpđoàn không tác động ảnh hưởng đến mức độ tập trung chuyên sâu của thị trường. Lợi ích của hoạt động giải trí nàylà giảm thiểu rủi ro đáng tiếc nhờ đa dạng hóa hạng mục loại sản phẩm, tiết kiệm ngân sách và chi phí ngân sách khi gianhập thị trường và doanh thu ngày càng tăng nhờ có nhiều mẫu sản phẩm, dịch vụ. 111.3.2 Phân loại dựa trên khoanh vùng phạm vi chủ quyền lãnh thổ. – M&A trong nước : Mua lại trong nước là thanh toán giao dịch mua lại diễn ra giữa cácdoanh nghiệp trong cùng một chủ quyền lãnh thổ vương quốc. – M&A xuyên biên giới : Mua lại xuyên biên giới là thanh toán giao dịch mua lại giữa cácdoanh nghiệp thuộc những vương quốc khác nhau như một hình thức góp vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài. Tuy nhiên những thương vụ làm ăn này thường phức tạp hơn những thương vụ làm ăn trong nước vìnhững độc lạ về môi trường tự nhiên chính trị, kinh tế tài chính, văn hóa – xã hội và thủ tục hànhchính giữa những vương quốc. 1.3.3 Phân loại dựa trên kế hoạch mua : – Mua lại thân thiện : Mua lại thân thiện là một thanh toán giao dịch mà cả hai bên tham giađều muốn thực thi vì nếu thanh toán giao dịch thành công xuất sắc thì cả hai bên – bên bán và bên mua – đều có lợi. – Mua lại thù địch : Mua lại thù địch là một thanh toán giao dịch mà trong đó bên mua bằngmọi cách phải mua lại bên kia mặc dầu bên bán có chấp thuận đồng ý bán hay không. Trong trườnghợp này bên mua sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế tài chính của mình để tóm gọn công ty đối thủnhằm triệt tiêu sự cạnh tranh đối đầu của đối thủ cạnh tranh. Mua lại thù địch là một hình thức khá phổbiến trên quốc tế khi một doanh nghiệp muốn vô hiệu những đối thủ cạnh tranh trên cùng một thịtrường. – Một số giải pháp để doanh nghiệp chống lại việc bị tóm gọn thù địch : + Poison pill : Đây là những lao lý đặt ra để làm nản lòng những công ty có ýđịnh tóm gọn ( poison pill là viên thuốc độc được trang bị cho những điệp viên sử dụngtrong trường hợp bị bại lộ ). Poison pill là giải pháp phòng thủ phổ cập nhất. Có nămloại ” thuốc độc ” : Cổ phiếu tặng thêm : Phát hành CP khuyễn mãi thêm trong đó có lao lý cho phépchuyển đổi sang CP thường khi quy trình sáp nhập hoàn tất. Điều đó dẫn đến tỷlệ chiếm hữu của bên tóm gọn bị pha loãng và ngân sách của cuộc sáp nhập bị ” đội ” lên. Flip-over : Điều khoản được cho phép cổ đông của công ty cũ được quyền mua cổphiếu của công ty mới sau khi sáp nhập với giá rất rẻ. Flip-in : Điều khoản được cho phép cổ đông hiện hữu được quyền mua thêm cổ phiếuvới giá rất khuyến mại khi một cổ đông lớn có tỷ suất chiếm hữu quá một tỷ suất % nhất định. Back-end : Điều khoản được cho phép những cổ đông hiện hữu được quyền chuyển đổicổ phiếu sang tiền mặt với giá được định sẵn khi quy trình tóm gọn xảy ra. + Poison Puts : Điều khoản được cho phép những nhà đầu tư đang giữ trái phiếu của côngty được quyền nhận tiền trước ngày đáo hạn nếu công ty đang trong quy trình bị ” thâutóm “. 12 + Staggered Board of Directors : Quy định bầu cử hội đồng quản trị so le, trongđó chỉ một phần hội đồng quản trị được bầu lại theo từng năm thay vì bầu đồng loạtmột lúc. Điều này dẫn đến thực trạng những thành viên Hội đồng quản trị cũ ( công ty bịthâu tóm ) liên tục đấu tranh trong một thời hạn nhất định, ngăn không để công ty thâutóm đạt được mục tiêu của mình. Phương pháp này phối hợp với poison pill tạo nênmột mạng lưới hệ thống phòng thủ chống bị tóm gọn rất hiệu suất cao. + White Knight : Công ty bị tóm gọn sẽ chào mời một đối tác chiến lược khác có thiện chíhơn để mua mình, thay vì sáp nhập với công ty ” thù địch ” khởi đầu. Năm 2006, Côngty Dược Bayern của Đức đã trở thành ” hiệp sĩ áo trắng ” của Công ty Dược ScheringAG trước mối rủi ro tiềm ẩn bị Merck thôn tính. Kết quả là Schering AG sáp nhập vớiBayern và Công ty Bayer Schering Pharma sinh ra. + Crown Jewel : Công ty bị tóm gọn nêu dự tính bán đi bộ phận hoặc gia tài cógiá trị nhất của mình nếu bị tóm gọn. + Pac-Man Defense : Công ty bị tóm gọn quay lại tóm gọn chính công ty muốnthâu tóm mình. Phương pháp này hiếm khi được sử dụng do tính khả thi không cao. Năm 1982, Công ty Martin Marietta đứng trước rủi ro tiềm ẩn bị Tập đoàn Bendix tóm gọn, đã bán đi tổng thể những bộ phận phụ của mình để gây vốn mua ngược lại CP Bendix. + Jonestown Defense : Đây là chiêu thức phòng thủ xấu đi nhất, được đặt têntheo một thảm kịch xảy ra tại Jonestown, Guyna khi một nhóm giáo phái tự tử để duytrì quyền tự trị của mình. Với chiêu thức này, công ty đưa những phiên bản tiêu cựcnhất của những giải pháp nêu trên như bán gia tài có giá trị của mình với giá rẻ chotất cả mọi người, trừ công ty đang muốn tóm gọn hay vay những khoản nợ lớn, đắtkhông thiết yếu. Phương pháp Jonestown, nếu triển khai thành công xuất sắc, cũng sẽ đẩy côngty tới bờ vực phá sản hoặc để lại những di chứng xấu vĩnh viễn cho công ty. 1.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động giải trí M&AT rong một thanh toán giao dịch M&A, có sự tham gia và góp phần của nhiều thành viênthuộc những bên khác nhau. Mỗi thành phần, mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động giải trí sẽ cóvai trò, tiềm năng, động cơ và phương pháp triển khai khác nhau nhưng đều vì một mụcđích chung là triển khai M&A hiệu suất cao. Không chỉ số lượng giới hạn ở Bên Mua và Bên Bánmà trong một thương vụ làm ăn M&A còn có sự tham gia của những thành phần khác, bao gồmđội ngũ tư vấn, cơ quan quản trị Nhà nước và 1 số ít chủ thể khác không tham gia trựctiếp hay gián tiếp vào thương vụ làm ăn nhưng lại có tác động ảnh hưởng tới quyết định hành động và tạo ra lợi íchcủa những bên tương quan như báo chí truyền thông, người mua, đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu và công chúng, dưluận. 131.4.1 Bên MuaBên Mua là những người đem nguồn lực góp vốn đầu tư vào những doanh nghiệp khác, tùyvào mục tiêu khi thực thi M&A mà Bên Mua được biết tới là Bên Mua chiến lượchay Bên Mua thực thi nhiều lần ( Michael E.S, 2004 ). – Bên Mua kế hoạch : là những Công ty triển khai việc mua lại nhằm mục đích tương hỗ hoạtđộng kinh doanh thương mại không hiệu suất cao của họ. Thông thường họ là những công ty sẽ tiếnhành hợp nhất, link hoặc tích hợp với những đơn vị chức năng hoạt động giải trí khác mà những công tynày cũng đang nắm giữ tỷ suất chiếm hữu nhất định. Bên Mua kế hoạch nhìn nhận một vụmua lại dưới góc nhìn những ảnh hưởng tác động sẽ có so với hoạt động giải trí kinh doanh thương mại hiện tại củamình và những tác động ảnh hưởng hoàn toàn có thể có từ hoạt động giải trí kinh doanh thương mại hiện tại của mình đối vớihoạt động kinh doanh của công ty bị mua lại. – Bên Mua thực thi nhiều lần : Đối với nhiều Công ty, M&A đã trở thành côngcụ kinh doanh thương mại liên tục được sử dụng, nằm trong kế hoạch hoạt động giải trí mở rộngvà bành trướng của những công ty đó. Họ sẽ triển khai nhiều cuộc mua lại, sáp nhập hayliên kết với những công ty tiềm năng trong suốt quy trình hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của mình. Do đó, Bên Mua triển khai nhiều lần có một số ít thuận tiện đặc trưng, như thể việc thông quanhiều lần M&A những công ty này đã nâng cao được năng lượng nhìn nhận, đàm phán, kếtthúc vụ mua và bán và tích hợp những thanh toán giao dịch. Họ biết họ làm tốt những gì và những gì họcòn chưa làm tốt, họ thuận tiện xác lập được nhu yếu và tiềm năng của mình, cũng nhưtìm kiếm được đối tượng người tiêu dùng tiềm năng mà họ muốn hướng tới. Ngoài ra đội ngũ nhânviên của họ cũng đã được trang bị kỹ năng và kiến thức trình độ để thực thi những thương vụnày, sách vở và những tài liệu cũng được chuẩn hóa. Điều này tạo nên một lợi thế dànhcho những công ty mua lại nhiều lần, làm giảm bớt những khó khăn vất vả cho tổ chức triển khai và nhânviên trong quy trình tích hợp giữa hai thực thể. 1.4.2 Bên BánNgược lại với Bên Mua thường theo đuổi những thương vụ làm ăn M&A và tìm kiếmcông ty tiềm năng tiềm năng thì so với Bên Bán, về thực chất, chỉ là bên tham gia mộtlần. Tuy nhiên trên thực tiễn, có nhiều công ty chỉ bán một phần doanh nghiệp, một đơnvị bộ phận chứ không bán hàng loạt công ty. Do đó, tùy thuộc vào mục tiêu và phầndoanh nghiệp bị bán đi mà phân loại làm hai loại là Bên Bán một phần và Bên Bántoàn bộ ( Michael E.S, 2004 ) – Bên Bán một phần : nhiều thương vụ làm ăn chỉ tương quan đến bán một phần công ty, nhưng số này không nhiều bằng những thương vụ làm ăn bán hàng loạt công ty. Trong nhiềutrường hợp đây hoàn toàn có thể là bước tiên phong trong một loạt những thanh toán giao dịch khác mà hiệu quả là14bán lại hàng loạt công ty. Vì vậy, bán lại một phần hoàn toàn có thể được hiểu như một chính sách tàitrợ vốn để tăng trưởng sản xuất kinh doanh thương mại hoặc thanh toán giao dịch này sẽ tạo tính thanh khoảncho một vài cổ đông của Bên Bán một phần. – Bên Bán hàng loạt : hình thức theo kiểu truyền thống lịch sử, công ty sẽ bị bán đi hàng loạt. Đối với Bên Bán thì đây là thanh toán giao dịch tiên phong và ở đầu cuối. Vì vậy Bên Bán thườngtrải qua một quy trình tiến độ phức tạp và cụ thể nhằm mục đích đưa ra quyết định hành động bán để đảm bảoquyết định đó làm cho giá trị cổ đông hoàn toàn có thể được tối đa hóa nếu bán công ty trongmột thời gian nhất định. 1.4.3 Đội ngũ tư vấnNgay kể cả với những công ty thực thi nhiều thương vụ làm ăn M&A, có đội ngũ nhânviên có kinh nghiệm tay nghề trong việc triển khai hoạt động giải trí M&A nhưng trên trong thực tiễn những giaodịch M&A vẫn tiềm ẩn trong nó những rủi ro đáng tiếc cao. Do đó, những công ty thường có xuhướng thuê những chuyên viên tư vấn. Nguồn nhân lực tư vấn trong hoạt động giải trí M&A trởthành một thành phần quan trọng trong một thương vụ làm ăn M&A. Họ hoàn toàn có thể là luật sư, ngân hàng đầu tư, kiểm toán viên, nhân viên tư vấn của những tổ chức triển khai tư vấn. – Luật sư : là những người tư vấn về pháp lý, pháp lý, triển khai thủ tục pháp lý, đưa ra những cảnh báo nhắc nhở về vi phạm lao lý. – Ngân hàng đầu tư : đưa ra những tư vấn về thị trường, CP, lao lý tàichính và giá trị của tiền tệ, xác lập tiềm năng tiềm năng, định giá, cơ cấu tổ chức lại về mặt tàichính và những lựa chọn kinh tế tài chính cho những thanh toán giao dịch. – Kiểm toán viên : là những người đem lại sự bảo vệ cho cả hai bên tham giathương vụ. Là những người nhìn nhận về sự đúng đắn, đúng mực, rõ ràng và minh bạchcủa những thông tin mà mỗi bên đưa ra, đó là thông tin trên những báo cáo giải trình kinh tế tài chính, sổ sáchkế toán, … Ngoài ra, kiểm toán viên còn đưa ra những lời khuyên về cơ cấu tổ chức lại về mặttài chính của một công ty cũng như những kế hoạch về thuế và kế toán. – Chuyên viên tư vấn của những tổ chức triển khai tư vấn : những tổ chức triển khai tư vấn được xây dựng rađể nghiên cứu và điều tra sâu xa về những góc nhìn của M&A, điều tra và nghiên cứu những kế hoạch, cáchthức. Các nhân viên là những người có nhiều kinh nghiệm tay nghề trong hoạt động giải trí M&A, họ hoàn toàn có thể góp phần vai trò của mình lớn hơn luật sư, ngân hàng nhà nước hay kiểm toán viên vìhọ thường bao quát tổng thể những tiến trình, bước triển khai trong một thanh toán giao dịch M&A, tham gia vào những quyết định hành động quan trọng của những bên, từ tư vấn xác lập tiềm năng, xâydựng kế hoạch thực thi trong tiến trình đầu, thẩm định và đánh giá chi tiết cụ thể cũng như lên kếhoạch hợp nhất, sáp nhập trong tiến trình sau. 1.4.4 Cơ quan quản trị Nhà nước15Hầu hết hoạt động giải trí M&A đều được Nhà nước và pháp luật kiểm soát và điều chỉnh theo cáchthức riêng của mỗi vương quốc. Ở mỗi nước khác nhau lại có những pháp luật về luậtpháp, thủ tục pháp lý khác nhau. Do đó, bất kể doanh nghiệp nào khi triển khai M&A đều phải nghiên cứu và điều tra và tuân thủ lao lý của nước mình và của nước khác trongtrường hợp M&A ngoài chủ quyền lãnh thổ vương quốc. Trong những ngành và nghành kinh doanh thương mại lớn ( nổi bật là ở Mỹ và những nướcphát triển ) thì sẽ chịu sự chi phối của 1 số ít lao lý và cơ quan kiểm soát và điều chỉnh cụ thểcủa ngành. Ngoài ra, trong tiến trình toàn thế giới hóa thì những ngành còn chịu sự điều chỉnhcủa lao lý quốc tế, công ước quốc tế, … Do vậy, triển khai M&A phải xem xét tấtcả những lao lý của những cơ quan kiểm soát và điều chỉnh và điều ước quốc tế ( nếu có ) của ngành đó. 1.5 Các ngành kinh tế tài chính thường diễn ra hoạt động giải trí M&AH oạt động M&A trên quốc tế được diễn ra ở rất nhiều ngành và nghành khácnhau, nhưng hầu hết những ngành tập trung chuyên sâu hầu hết là những ngành góp phần phầnlớn vào sự tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội. Nguồn : Báo cáo của IMAA về “ Thị phần M&A toàn thế giới ” Theo biểu đồ 1.1 hoàn toàn có thể nhận thấy rằng phần đông những thương vụ làm ăn M&A quy môlớn về giá trị đều thuộc nghành nguồn năng lượng và viễn thông, đây là hai ngành quantrọng so với 1 số ít nước đi đầu như Mỹ, Nga, Anh, Nhật Bản Ngành năng lượngđược những nước lớn trên quốc tế tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư tăng trưởng, vì nguyên do kinh tế tài chính và cả vềchính trị, chạy đua trong công nghiệp nguồn năng lượng. 16N guồn : Báo cáo của IMAA về “ Thị phần M&A toàn thế giới ” Về số lượng theo biểu đồ 1.2 thì những thương vụ làm ăn giữa những công ty trong lĩnh vựcsản xuất công nghiệp chiếm đa phần, tiếp đến là những công ty thuộc nghành kinh tế tài chính vàcông nghệ cao với số lượng thương vụ làm ăn gần tương tự nhau. Công nghiệp, kinh tế tài chính, công nghệ cao là những ngành kinh tế tài chính trọng điểm của nhiều vương quốc trên quốc tế. Đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng, là một ngành kinh tế tài chính tiềm năng chiếm16 % về số lượng những thương vụ làm ăn nhưng số lượng thương vụ làm ăn ấy lại chỉ chiếm 5 % về giátrị. Các ngành như nguồn năng lượng, viễn thông tuy chiếm tỉ lệ nhỏ về số lượng thương vụnhưng lại chiếm một giá trị rất lớn. Có thể lý giải điều này là chính bới những ngành kinhtế như nguồn năng lượng, kinh tế tài chính, viễn thông là những ngành kinh tế tài chính được chú trọng đầu tưvà tăng trưởng tại những nước lớn, những nước tăng trưởng tiên tiến và phát triển trên quốc tế còn một sốngành như sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp là những ngành quan trọng tại cácnước đang tăng trưởng và kém tăng trưởng, thế cho nên nguồn lực dành cho những ngành kinh tế tài chính ởnước này thấp hơn rất nhiều so với nguồn lực của những nước có nền kinh tế tài chính hàng đầuthế giới. 1.6 Phân biệt M&A và GIBảng 1 : Phân biệt M&A và GISTTNộidungM và A GI1 Định Mua lại : Acquisition – được hiểu như Đầu tư mới : là một hình thức17nghĩamột hành vi tiếp quản bằng cáchmua lại một công ty ( gọi là công ty mụctiêu ) bởi một công ty khác ( Andrew. Jvà Milledge A., 2009 ). Sáp nhập : Merger – sáp nhập là sự kếthợp của hai công ty để trở thành mộtcông ty lớn hơn. Những thanh toán giao dịch loạinày thường là tự nguyện và hình thứcthanh toán hoặc là trải qua hoán đổicổ phiếu ( Andrew. J và Milledge A., 2009 ). góp vốn đầu tư nhằm mục đích kiến thiết xây dựng nhà máymới hoặc lan rộng ra xí nghiệp sản xuất / dâytruyền hiện có. 2 ĐốitượngThường diễn ra trong nghành nghề dịch vụ tài chínhngân hàng, nghành công nghệ tiên tiến ( điện, điện tử, tin học ) Tất cả những nghành nghề dịch vụ trong nềnkinh tế, nhưng phần nhiều vẫn tậptrung trong nghành nghề dịch vụ cơ khí, chếtạo. 3 TácđộngGia tăng uy tín, giá trị, giá trị cổ phiếucho công ty mua lại hoặc công ty saukhi sáp nhập do mọi người kỳ vọngcông ty mới sẽ hoạt động giải trí tốt hơn. Mở rộng thị trường, gia tăngnăng lực sản xuất của công tyGI. 4 KếtquảMột công ty ( tên thương hiệu ) mới đượchình thành hoặc tăng quy một công ty. Đồng thời là sự biến mất của một ( hoặccả hai ) công ty ( tên thương hiệu ). Kết quả là một công ty mới đượchình thành hoặc thiết kế xây dựng, mởrộng thêm nhà xưởng. 5 MụcđíchTìm kiếm quyền lợi kinh tế tài chính nhờ tăng quymô, giảm ngân sách và lan rộng ra thị trườngTìm kiếm quyền lợi kinh tế tài chính thôngqua hoạt động giải trí góp vốn đầu tư mới, xâydựng mới nhà xưởng mới hoặcmở rộng nhà xưởng hiện có. 6 XuhướngCác nước tăng trưởng sợ “ thôn tính ” ngành nghề mũi nhọn của vương quốc bởisự vững mạnh về quy mô của những tậpđoàn lớn hoàn toàn có thể gây sức ép lên phápluật của cơ quan chính phủ nước chủ nhàCác nước tăng trưởng thích hìnhthức GI hơn do : – Giải quyết công ăn việc làmcho nước chủ nhà. – Tiếp thu được khoa học kỹthuật, công nghệ tiên tiến từ nước góp vốn đầu tư. – Tiếp thu kỹ thuật quản trị từnước góp vốn đầu tư. 7 Tính Thường hoàn toàn có thể Dự kiến trước địa thế căn cứ Đối với doanh nghiệp mới hoàn18rủi rovào tình hình hoạt động giải trí và khả năngquản lý của những công ty tham gia vàoquá trình M&A. toàn hoặc doanh nghiệp cung cấpsản phẩm mới tại thị trường đặtnhà máy sản xuất, rủi ro đáng tiếc thườngsẽ cao hơn và khó Dự kiến trước. 8 Việclàm – Sau những thương vụ làm ăn M&A, thường sẽdẫn đến tinh giảm biên chế, ảnh hưởngđến công ăn việc làm người lao động – Trong dài hạn làm tăng cạnh tranh đối đầu độcquyền – Có thể tác động ảnh hưởng đến bảo mật an ninh nướcchủ nhà vì gia tài nước chủ nhà rơi vàotay nhà đầu tư quốc tế – Giải quyết ngay yếu tố công ănviệc làm – Thay đổi cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính thôngqua thiết kế xây dựng doanh nghiệp mớiQuanđiểmnướcchủnhà – Chỉ khuyến khích với một số ít doanhnghiệp nước chủ nhà hoạt động giải trí kémhiệu quả. – Không khuyến khích những doanhnghiệp có tác động ảnh hưởng lớn đến thịtrường, ngành và bảo mật an ninh chính trị. Được những nước khuyến khích donhững quyền lợi kinh tế tài chính, và xã hội ( xử lý công ăn việc làm ) màdoanh nghiệp GI mang lại. 10Q uanđiểmcủanhàđầu tư – Khai thác lợi thế thị trường mới, giúpcông ty có thời cơ lan rộng ra nhanh chónghoạt động ra thị trường quốc tế – Khả năng cạnh tranh đối đầu toàn thế giới tăng, giảm ngân sách trong nghành nghề dịch vụ R&D, sảnxuất, phân phối và lưu thông – Mở rộng thị trường sang cáckhu vực mới – Tận dụng lợi thế về nhân công, địa lý, nguồn nguyên vật liệu củanước chủ nhà. II. Môi trường pháp lý của hình thức M&A qua biên giới2. 1 Quy định về M&A của một số ít nước trên thế giới2. 1.1 Trung QuốcTrung Quốc là một trong những nước lôi cuốn nhiều vốn góp vốn đầu tư quốc tế dướihình thức M&A ( M&A ) nhất ở Châu Á Thái Bình Dương những năm gần đây. Nhà góp vốn đầu tư quốc tế hoàn toàn có thể tham gia M&A với những doanh nghiệp trong nước theonhiều phương pháp khác nhau. Trước khi triển khai M&A những nhà đầu tư phải đệ trình mộtbản kế hoạch tái tổ chức triển khai lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về19nhà góp vốn đầu tư quốc tế, tình hình kinh tế tài chính, quy mô kinh doanh thương mại, cơ cấu tổ chức CP, kếhoạch không thay đổi nhân sự và đặc biệt quan trọng là phương pháp quản trị công ty mới. Trung Quốc yêucầu những nhà đầu tư quốc tế cung ứng kế hoạch để nâng cấp cải tiến cơ cấu tổ chức quản trị và thúcđẩy tăng trưởng vững chắc của doanh nghiệp nhà nước. Về yếu tố giá thành mua lại doanh nghiệp : Trung Quốc quyết định hành động giá mua lạidoanh nghiệp phải dựa trên giá trị gia tài hoặc giá trị CP do một công ty đánh giátài sản ở Trung Quốc đưa ra. Phương pháp nhìn nhận gia tài hoặc CP phải làphương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giátrị đó thì cuộc chuyển nhượng ủy quyền này không được phép triển khai. Về thuế vận dụng cho những thanh toán giao dịch M&A, Trung Quốc địa thế căn cứ vào từng hìnhthức M&A để vận dụng mức thuế suất khác nhau so với từng thanh toán giao dịch. 2.1.2 Thái LanM và A hai hoặc nhiều công ty hoàn toàn có thể dưới những hình thức sau : i, Sáp nhập ( hợpnhất ) ii, Mua lại CP iii, Mua lại gia tài. Trong ba hình thức trên thì hình thức hợpnhất là ít thông dụng tại Xứ sở nụ cười Thái Lan do Thailand không khuyến khích hình thức hợp nhấtcác công ty. Trong 1 số ít nghành nhất định ( Ngân hàng, kinh tế tài chính tín dụng thanh toán, bảo hiểm nhânthọ, đại lý du lịch, hàng hải, hàng không … ) Thailand đều có những số lượng giới hạn về vốn vàsố lượng người quốc tế tham gia vào hoạt động giải trí quản trị. Về thuế, Đất nước xinh đẹp Thái Lan dành nhiều tặng thêm về thuế cho những nhà đầu tư quốc tế. Thuế doanh lợi là 30 % so với M&A bằng hình thức gia tài. Còn so với mua lại cổphiếu, Đất nước xinh đẹp Thái Lan vận dụng thuế lũy tiến từ 5 % – 37 % so với công dân Thái và 30 % chocác công ty trong nước và 15 % khấu trừ trước cho công dân và công ty quốc tế. Thuế trước bạ là 0,5 % trên số ( được miễn nếu như những điều kiệnđặt ra được cung ứng ) so với hình thức góp vốn đầu tư mua lại bằng gia tài và sáp nhập. Và0, 1 % giá bán ra hoặc giá trị CP đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ). Hình thức góp vốn đầu tư bằng cách mua lại CP và sáp nhập được miễn thuế Hóa Đơn đỏ VAT, còn mua lại gia tài chỉ bị đánh 7 % trên và được miễn nếu chuyển nhượngtoàn bộ công ty. Về yếu tố người lao động, Vương Quốc của nụ cười pháp luật toàn bộ người lao động phải đồng ývới bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải bảo vệ đượcquyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bùcho họ theo lao lý của luật lao động tùy theo thời hạn thao tác cho công ty. 202.1.3 MalaysiaMặc dù, luôn nghênh đón những nhà đầu tư quốc tế nhưng cơ quan chính phủ Malaysiavẫn nỗ lực tăng tỷ suất chiếm hữu của công dân Malaysia và Bumiputra ( người Malaysiabản địa ) ở những công ty bị M&A. Với mục tiêu đó, Malaysia luôn bảo vệ rằng tỷ lệsở hữu trong nền kinh tế tài chính Malaysia theo tỷ suất tối thiểu là 30 % chiếm hữu thuộc vềBumiputra, 40 % thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30 % thuộc về người nướcngoài. Đối với hình thức góp vốn đầu tư mua lại CP, nhà đầu tư quốc tế phải xin phépCục góp vốn đầu tư quốc tế nếu như mua mua lại hơn 15 % CP của công ty nội địahoặc mua CP với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM 10.000.000 ). Đối với hình thức góp vốn đầu tư mua lại gia tài, nhà đầu tư quốc tế cũng phải xin phépcục góp vốn đầu tư quốc tế và chỉ được phép mua gia tài có giá trị lớn hơn 150.000 RinggítMalaysia, đồng thời không bị số lượng giới hạn số gia tài được mua. Về yếu tố người lao động, trước khi thực thi M&A thì nhà đầu tư nước ngoàikhông cần phải lấy quan điểm người lao động. Công ty mới chỉ cần bảo vệ sao cho ngườilao động vẫn giữ được những điều kiện kèm theo thao tác như trước kia. Các công ty phải cố gắngtuyển dụng và huấn luyện và đào tạo người Malaysia sao cho họ hoàn toàn có thể tham gia vào những vị trí trongcông ty. Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền vận dụng với toàn bộ cácngành. Tuy nhiên, trong nghành truyền thông online và viễn thông thì có luật về chống độcquyền theo đó nhà đầu tư quốc tế không được phép góp vốn đầu tư vào những dự án Bất Động Sản làmgiảm tính cạnh tranh đối đầu trên thị trường viễn thông. Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20 % so với 500.000 Ringgit đầu tiênvà 25 % so với số thu nhập còn lại. 2.1.4 SingaporeTrước khi Luật công ty của Nước Singapore có hiệu lực hiện hành ( ngày 15/6/2005 ), những giaodịch thường được gọi là “ sáp nhập ” thực ra là công ty B mua lại gia tài của công tyA nhờ đó công ty B phát hành CP của công ty mình cho công ty A. Hay công tyA và công ty B hoàn toàn có thể cùng góp gia tài để lập thành công ty C và công ty C sẽ pháthành CP cho hai công ty trên. Mặc dù về gia tài là chung trong một công tynhưng về tư cách pháp nhân thì công ty A, công ty B và công ty C ( nếu tương thích ) vẫnlà ba công ty riêng không liên quan gì đến nhau. Sau khi luật công ty sinh ra, Nước Singapore đặt ra những quy địnhchặt chẽ hơn so với hình thức hợp nhất ( sáp nhập ) công ty. Sau khi hợp nhất hai hay21nhiều công ty thì hoàn toàn có thể hình thành một công ty hợp nhất hoặc là hình thành một côngty mới. Mua lại những công ty ở Nước Singapore cũng giống như những nước khác hoàn toàn có thể thôngqua hình thức mua lại CP hoặc mua lại gia tài. Về luật chống độc quyền, Nước Singapore không có luật chống độc quyền. Nhưngtrong 1 số ít ngành như viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy địnhvề chống độc quyền. 2.1.5 Hoa KỳHoa Kỳ có lẽ rằng là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm tay nghề thực thi quảnlý nhà nước so với hoạt động giải trí M&A. Luật chống độc quyền Sherman được ban hànhtừ năm 1890. Về định chế quản trị M&A, luật đạo ủy ban Thương mại liên bang ( FTC ) năm1975 đã lao lý “ ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh rình rập đe dọa tính cạnh tranh đối đầu củathị trường ” và trao cho cơ quan hành pháp này công dụng độc lập thực thi những luậtchống độc quyền của liên bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino ( HSR ) bắt buộc những bên tương quan phải thông tin và nộp hồ sơ thẩm tralên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được áp dụngđối với toàn bộ những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có lệch giá trên 100 triệuUSD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng ủy quyền vượt quá 15 triệuUSD. Nếu những công ty thuộc đối tượng người dùng như trên triển khai sáp nhập mà không quathẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận hợp tác chuyển nhượng ủy quyền và hoàn toàn có thể bị phạtlên đến 10000 USD / ngày. 2.2 Môi trường pháp lý của hoạt động giải trí M&A tại Việt NamHiện tại, khung pháp lý tương quan đến hoạt động giải trí M&A ở Nước Ta nằm ởnhiều văn bản luật khác nhau vì hoạt động giải trí M&A tương quan đến rất nhiều yếu tố như : Luật doanh nghiệp, Luật góp vốn đầu tư, Luật cạnh tranh đối đầu, Luật chứng khoán, Bộ Luật dân sự, Luật kế toán, Bộ Luật lao động, Luật những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán, Luật đất đai, pháp lý vềcổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, những văn bản cam kết quốc tế của Nước Ta, Luậtsở hữu trí tuệ, Pháp lệnh quản trị ngoại hối. Mỗi văn bản luật trên lại chi phối hay điềuchỉnh những yếu tố khác nhau tương quan đến hoạt động giải trí M&A. 2.2.1 Môi trường pháp lý của hoạt động giải trí M&A tại Nước Ta – Luật Doanh nghiệp : Luật doanh nghiệp đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sápnhập, hợp nhất, doanh nghiệp tại điều 153, 154 như đã trình diễn ở mục 1.1, chương 1,22 Luật Doanh nghiệp năm 2005 xem xét sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp như hình thứctổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu yếu tự thân của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa về mua, bán doanh nghiệp mà chỉ có mộtĐiều riêng lao lý về việc bán doanh nghiệp tư nhân. – Luật Đầu tư : Luật Đầu tư năm 2005 thừa nhận hai hình thức M&A là M&A doanh nghiệp, là một trong những hình thức góp vốn đầu tư trực tiếp. Việc mua lại doanhnghiệp hoàn toàn có thể được thực thi dưới hình thức mua lại một phần hoặc hàng loạt doanhnghiệp hoặc Trụ sở. – Luật Cạnh tranh năm 2004 : Theo pháp luật của Luật Cạnh tranh, việc sáp nhậpdoanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trungkinh tế. Điều chỉnh của Luật cạnh tranh đối đầu so với hoạt động giải trí M&A hầu hết là yếu tố liênquan đến tính cạnh tranh đối đầu của ngành, hoặc mẫu sản phẩm nào đó trên thị trường. Chẳng hạn, nếu một công nào đó mua lại công ty khác mà tổng thị trường quá lớn sẽ dẫn đến tìnhtrạng độc quyền hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Do đó, việc sápnhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợpnhất, mua lại doanh nghiệp tạo ra thị trường phối hợp của những doanh nghiệp tham gia tậptrung kinh tế tài chính chiếm trên 50 % trên thị trường tương quan. – Luật Chứng khoán : Luật Chứng khoản lao lý việc chia, tách, sáp nhập, hợpnhất công ty sàn chứng khoán, công ty quản trị quỹ phải được đồng ý chấp thuận của Ủy banchứng khoán nhà nước trước khi thực thi. Luật chứng khoán và những văn bản hướngdẫn cũng lao lý về phương pháp chào bán, mua CP, chào mua công khai minh bạch, tỷ suất sởhữu của nhà đầu tư quốc tế tại công ty CP đại chúng. – Bộ luật dân sự : Đối với hoạt động giải trí M&A, sự kiểm soát và điều chỉnh của Bộ luật dân sự chủyếu là hợp đồng mua và bán CP. Ngoài ra, hợp đồng mua và bán CP giữa những côngty phải bảo vệ tuân thủ những lao lý của Luật chuyên ngành. Có hai loại hợp đồngliên quan đến M&A : Hợp đồng mua và bán CP ( phần góp vốn ) giữa công ty A và cổđông của công ty B và hợp đồng mua và bán CP của công ty A với công ty B. Hailoại hợp đồng này là trọn vẹn khác nhau, hợp đồng thứ 2 yên cầu phải có sự chấpthuận của cổ đông trải qua Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Còn hợp đồngthứ 1, là sự thỏa thuận hợp tác giữa những bên, không tương quan đến công ty ( trường hợp này làcông ty B ). – Luật kế toán : Luật này pháp luật việc hợp nhất báo cáo giải trình kinh tế tài chính, khi công ty Amua lại công ty B với điều kiện kèm theo là tỷ suất nắm giữ của A tại B là lớn hơn hoặc bằng 51 %, hoặc trong trường hợp với tỷ suất nhỏ hơn kèm thêm một vài điều kiện kèm theo khác thì A và Bcũng phải hợp nhất báo cáo giải trình kinh tế tài chính. Việc hợp nhất được lao lý đơn cử trong Điều2345 Luật kế toán và chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất Kinh doanh, Chuẩn mực Kếtoán số 25 – Báo cáo Tài chính hợp nhất và kế toán khoản góp vốn đầu tư vào công ty con vàThông tư số 21/2006 / TTBTC, Thông tư số 161 / 2007 / TT-BTC. Ngoài ra, khi công ty Amua lại công ty B ( tỷ suất đủ để trấn áp B hoặc mua lại 100 % CP của B – từ cáccổ đông của B ) thì trong trường hợp này hoàn toàn có thể sẽ phải đóng thuế chuyển nhượng ủy quyền vốn. Hoặc nếu A đang được miễn giảm thuế, nếu B sáp nhập với A, thì công ty hoàn toàn có thể sẽđược miễn giảm thuế. 2.2.1 Một số hạn chế trong môi trường tự nhiên pháp lý của hoạt động giải trí M&A tại Nước Ta – Về việc vận dụng trực tiếp những cam kết WTOTheo lao lý của pháp lý Nước Ta, trong trường hợp có lao lý khác nhaugiữa luật trong nước và Điều ước quốc tế thì vận dụng lao lý của pháp lý quốc tế. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội đã phát hành Nghị quyết số 71/2006 / QH11phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định xây dựng Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết này đã quy địnhmột số cam kết được vận dụng trực tiếp, đồng thời giao nhà nước và những cơ quan cóliên quan báo cáo giải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội việc vận dụng trực tiếp những cam kết khácchưa được lao lý tại Nghị quyết. Tuy nhiên, việc vận dụng trực tiếp những cam kếtquốc tế còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp, kể cả những cơ quan nhà nước vẫn còn dè dặt trong việc áp dụngcác cam kết quốc tế khi mà những cam kết quốc tế đó pháp luật khác với luật trong nước. Nguyên nhân của yếu tố này là do những chủ thể vận dụng pháp lý không có sự hiểu biếtvề những cam kết quốc tế hoặc do quan ngại sẽ vi phạm những pháp luật của pháp lý ViệtNam. – Thiếu hành lang pháp lý về M&AH iện nay những lao lý tương quan đến hoạt động giải trí M&A ở Nước Ta được quy địnhtrong nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, những lao lý này phần nhiều mới chỉ dừng lạiở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động giải trí M&A, tức là mới chỉ xử lý đượccác yếu tố về mặt “ thay tên, đổi họ ” cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là mộtgiao dịch thương mại, kinh tế tài chính, nó yên cầu phải có pháp luật đơn cử, có một chính sách thịtrường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, Ngân sách chi tiêu, cung ứng thông tin, chuyển giaovà xác lập chiếm hữu, vận động và di chuyển tư cách pháp nhân, CP, CP, những nghĩa vụ và trách nhiệm tàichính, người lao động, tên thương hiệu Đồng thời, còn hàng loạt yếu tố tương quan trựctiếp đến M&A mà pháp lý nước ta còn chưa có lao lý đơn cử như truy thuế kiểm toán, địnhgiá, tư vấn, môi giới, bảo mật thông tin, thông tin, chính sách xử lý tranh chấp – Vướng mắc do lao lý chồng chéo trong những văn bản quy phạm pháp luật24Quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không thống nhất và đồng bộtrong viêc giai quyêt cấp phép cho những nhà đầu tư quốc tế mua CP của cáccông ty Nước Ta theo những cam kết của WTO. Hoặc một ví dụ khác, theo lao lý củaLuật Đầu tư, một doanh nghiệp có vốn quốc tế trên 49 % xây dựng tại Việt Namđược coi là doanh nghiệp quốc tế và triển khai những thủ tục góp vốn đầu tư ( trong đó có hoạtđộng M&A ) như một nhà đầu tư quốc tế. Còn Luật Doanh nghiệp chỉ quy địnhtrình tự, thủ tục M&A so với những doanh nghiệp nói chung, không có sự phân biệt giữacác doanh nghiệp có bên quốc tế tham gia. – Vướng mắc giữa cam kết WTO với Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệpTheo biểu cam kết WTO, cho đến nay, nhà đầu tư quốc tế được mua CP, phần vốn góp của doanh nghiệp Nước Ta không hạn chế, trừ những nghành nghề dịch vụ đặc thùđược pháp luật bởi WTO và những luật đạo khác ( Luật những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán, Luật chứngkhoán ). Cam kết của WTO đã rõ ràng, tuy nhiên, những cam kết này chưa được nộiluật hóa. Vì vậy, những cơ quan chức năng trong quy trình quản trị chỉ vận dụng những quyđịnh của pháp lý Nước Ta mà chưa vận dụng những cam kết so với WTO. – Vướng mắc theo lao lý của Luật cạnh tranhLuật cạnh tranh đối đầu lúc bấy giờ cấm những hoạt động giải trí M&A hoàn toàn có thể dẫn tới việc một doanhnghiệp có mức tập trung chuyên sâu kinh tế tài chính lớn hơn 50 % thị trường tương quan. Tuy nhiên, vấn đềđặt ra là Luật Cạnh tranh và những văn bản dưới luật không có pháp luật rõ ràng về kháiniệm “ thị trường tương quan ”. Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhiềumặt hàng ( có nhiều thị trường khác nhau ) thì tùy theo những cách tính khác nhau có thểdẫn đến tác dụng là doanh ngghiệp đó hoàn toàn có thể bị coi là có “ tập trung chuyên sâu kinh tế tài chính ” trên 50 % hoặc hoàn toàn có thể dưới. – Vướng mắc trong việc định giá doanh nghiệpHiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào pháp luật về việc định giádoanh nghiệp. Các thương vụ làm ăn M&A diễn ra hầu hết là do những bên tham gia thỏa thuậnvề giá. Thị trường M&A Nước Ta hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính : địnhgiá theo giá trị gia tài thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo giá trịthị trường. Về toàn diện và tổng thể pháp lý tương quan đến M&A gồm có những lao lý thuộc nhiềuchế định pháp lý khác nhau và trong bước đầu đã có sự chăm sóc đến việc trấn áp hoạtđộng M&A trải qua những lao lý trong Luật Cạnh tranh. Mặc dù đã có sự link vềmặt pháp lý nhưng việc thiếu pháp luật về chính sách phối hợp giữa những thủ tục kiểm soáthoạt động M&A với thủ tục quản trị nhà nước trong việc ĐK kinh doanh thương mại, thủ tụcđầu tư, chưa có quy định link thao tác giữa cơ quan chịu nghĩa vụ và trách nhiệm chính trong25