Phần II: Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện chạy than sử dụng tuabin ngưng hơi – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 360.49 KB, 22 trang )

4

1

5

6

2

Trong đó:

1: cung cấp nhiên liệu

2: thiết bị nhận

3: kho nhiên liệu

4: máy nghiền nhiên liệu

5: cơ cấu vận chuyển nhiên liệu

6: phễu than của lò hơi

Than thô được khai thác từ các hầm mỏ rồi được vận chuyển đến nhà máy

nhiệt điện bằng đường sắt hoặc đường thủy (khoảng cách xa) hoặc bằng

băng tải hoặc cáp treo (khoẳng cách gần).

Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện (hình 1.1) gồm

có:

– Thiết bị thu nhận và dỡ nhiên liệu;

– Kho nhiên liệu: đảm bảo cho nhà máy điện làm việc liên tục ngay cả

khi nhiên liệu cung cấp bị gian đoạn;

– Thiết bị nghiền nhiên liệu sơ bộ: đến kích thước 15 đến 25mm;

– Các phương tiện vận tải; đảm bảo liên tục vận chuyển và cung cấp

nhiên liệu đến phễu than của lò hơi;

– Thiết bị nghiền sau cùng và cấp bột nhiên liệu vào buồng đốt của lò

hơi.

Đặc tính của nhiên liệu bột. Nhiên liệu dạnh cục được chuyển hóa thành

dạng bột trong máy nghiền, trong đó nhiên liệu bột đa tán xạ, có nghĩa là

các hạt nhiên liệu nhiều kích thước.

Bột cùng với không khí (bột – khí) tạo thành nhũ tương, tương tự chất lỏng

có thể vận chuyển dễ dàng bằng đường ống, ưu điểm này được sử dụng

rộng rãi khi vận chuyển bằng khí nén trong hệ thống sấy – nghiền nhiên

liệu.

17

Chất lượng bột được đặc trưng bởi kích thước các phần – độ mịn của bột

được xác định teo sự phân tán của bột thu trên sàng.

Kích thước các hạt càng nhỏ thì nhiên liệu không cháy hết trong buồng đốt

càng ít tuy nhiên khi đó cần sử dụng nhiều năng lượng hơn cho việc nghiền

nhiên liệu. Ngược lại khi nghiền thô, năng lượng tiêu hao ít hơn khi đó

nhiên liệu không cháy hết trong buồng đốt nhiều hơn và do đó tính kinh tế

của lò hơi giảm xuống.

Đối với mỗi loại nhiên liệu, kiểu chuẩn bị bột nhiên liệu và kiểu thiết bị

buồng đốt sẽ có một độ mịn có lợi nhất, gọi là độ mịn kinh tế, tối ưu của bột,

tương ứng với chi phí thấp nhất.

2.

Sơ đồ nhà máy nhiệt điện

Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện tuabin ngưng hơi được mô tả ơ hình

2.1.

Lò hơi

1

21: Gia nhiệt trung gian

3

52: Tuabin cao áp

63: Tuabin hạ áp

4

74: Máy phát điện

5: Bình ngưng

6: Bơm nước ngưng

7: Bể ngưng

8: Gia nhiệt hạ áp

18

8

9

10

Hơi bão hòa ẩm

Hơi quá nhiệt

Nước cấp

Nước nóng

Trích hơi hạ áp

Trích hơi cao áp

Hình 2.1 sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện tuabin ngưng hơi

Nhiên liệu rắn (than) được nghiền nhỏ trong thiết bị nghiền nhỏ – sấy khô

và được vận chuyển đến phễu than của lò hơi. Tại đây than được đưa vào

buồng đốt của lò hơi và được đốt cháy, đung nóng nước cấp đến nhiệt độ

bão hòa, sinh hơi. Quá nhiệt hơi bão hòa bằng bộ phận gia nhiệt (1) tại đây

hơi bão hòa sẽ được gia nhiệt để tạo thành hơi quá nhiệt đi vào tuabin. Sau

khi vào tuabin cao áp (2) hơi quá nhiệt mất 1 phần nhiệt để làm quay

tuabin (2), lúc hơi đi ra khỏi tuabin (2) vẫn là hơi quá nhiệt nhưng mất đi 1

phần nhiệt. Tại đây hơi quá nhiệt được đi qua bộ phận gia nhiệt trung gian

để tăng nhiệt độ của hơi lên và đi vào tuabin hạ áp (3) và làm quay tuabin

và quay máy phát điện (4). Khi hơi đi ra khỏi tuabin hạ áp lúc này hơi đã

trở thành hơi bão hòa ẩm được đưa đến bình ngưng (5) để làm mát và tạo

thành nước tại đây nước sẽ được bơm (6) bơm về bể ngưng. Tại đây nước

ngưng sẽ được gia nhiệt hạ áp (8) để gia tăng nhiệt độ cho nước ngưng.

Lúc này tại tuabin hạ áp sẽ trích 1 phần hơi để đi đến bộ phận gia nhiệt hạ

áp (8) gia nhiệt cho nước ngưng tại đây và đi đến lò hơi. Trong quá trình

nước bay hơi, tạo thành hơi quá nhiệt mất nhiệt để trở về thành hơi bão

hòa và làm mát tạo thành nước, trong cả quá trình này 1 phần nước bị thất

thoát đi, lúc này nước cấp sẽ được bổ xung thêm 1 phần nước thất thoát

băng bơm nước cấp (9). Từ đây nước bổ xung và nước ngưng được đưa

đến lò hơi. Trước khi đi đến lò hơi chúng được gia nhiệt thêm 1 lần nữa tại

bộ phận gia nhiệt cao áp (10) để gia tăng thêm nhiệt độ và đi vào lò hơi.

Tương tự như bộ phận gia nhiệt hạ áp bộ phận gia nhiệt cao áp được

19

tuabin cao áp trích 1 phần hơi để gia tăng nhiệt độ cho nước. Sau khi qua

bộ phận gia nhiệt cao áp lúc này nước được đưa đến lò tiếp tục vòng tuần

hoàn như trên.

2.1

Lò hơi

Trong nhà máy nhiệt điện lò hơi là thiết bị lớn và quan trọng nhất, nó vận

hành rất phức tạp và khả năng cơ khí hóa cao, tự động hóa cao. Nhiệm vụ

của lò hơi là đốt cháy nhiên liệu chuyền nhiệt cho nước để sinh hơi. Ngoài

ra trong các lĩnh vực khác lò hơi còn có nhiều nhiệm vụ khác như: sấy, cung

cấp nước nóng, luyên,v.v…

2.2 Bộ phận quá nhiệt

Có tác dụng tận dụng nhiệt để quá nhiệt hơi nước từ hơi bão hòa thành hơi

quá nhiệt, từ hơi quá nhiệt đi vào tuabin làm quay tuabin và quay máy phát

điện.

2.3 Tuabin

Tuabin1 trục ( cấu trúc nhiều thân đặt nối tiếp : CA, HA). Khi hơi quá nhiệt

tạo ra từ lò hơi được đưa tới tuabin làm quay tuabin, kéo theo máy phát

điện quay tạo ra điện năng.(quá trình biến đổi cơ năng thành điện năng).

Một phần hơi quá nhiệt trong tuabin được trích ra để gia nhiệt cho nhiệt

cho nước cấp cung cấp lại cho lò hơi.

2.4 Bộ gia nhiệt nước cấp

Hơi trích đã vận hành trong tuabin để gia nhiệt cho nước cấp trong bộ trao

đổi nhiệt. Thiết bị gia nhiệt nước cấp thực hiện bằng hơi trích đã vận hành

trong tuabin và trong các tầng lớn sẽ tăng tính kinh tế của chu trình và

giảm tổn thất nhiệt trong bình ngưng và tăng nhanh quá trình sinh hơi ở lò

hơi.

20

2.5 Bình ngưng

Bình ngưng có tác dụng chứa nước làm mát hơi bão hòa từ tuabin ra và

ngưng tụ thành nước để quay về lò hơi bắt đầu quá trình sinh hơi mới.

2.6 nước cấp

Nước cấp được lấy từ sông, suối, hồ hay nước ngầm dưới lòng đất. Nước

cấp có tác dụng có tác dụng cung cấp thêm nước cho lò hơi bù đắp lượng

nước đã mất do thất thoát trong quá trình vận hành nhà máy nhiệt điện.

Nhà máy nhiệt điện có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh của

chúng ta như phát thải ra khi thải gây ôi nhiễm môi trường không khí, các

khu rân cư xung quanh nhà máy nhiệt điện còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn

do nhà máy phát ra.

Công nghệ ngày càng phát triển ngày càng có nhiều nhà máy điện ra đời để

đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của chúng ta và ít ảnh

hưởng tới môi trường sống của chúng ta như: nhà máy thủy điện, nhà máy

điện nguyên tử, pin mặt trời, nhà máy địa nhiệt, năng lượng gió,v.v…

21

MỤC LỤC

22


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay