Tránh xa những điều này khi tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà
Tránh xa những điều này khi tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà
Bảo dưỡng điều hòa là việc quan trọng, quyết định đến tuổi thọ và chất lượng sử dụng của điều hòa. Gần đây, một số gia đình đã tự tạo thói quen vệ sinh và bảo điều hòa định kỳ tại nhà. Việc này vừa giảm chi phí cho gia đình, lại chủ động được thời gian bảo dưỡng thiết bị. Tuy nhiên, bảo dưỡng điều hòa tại nhà cần tránh xa những điều này nếu bạn không muốn gặp phải rắc rối.
Bảo dưỡng điều hòa tại nhà là một cách tốt để đảm bảo máy hoạt động ổn định và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, để tránh gặp các vấn đề không mong muốn trong quá trình tự bảo dưỡng, bạn nên tránh những điều sau:
- Không tắt nguồn điện: Trước khi thực hiện bảo dưỡng, luôn tắt nguồn điện của điều hòa để đảm bảo an toàn. Ngắt nguồn tại bộ đấu nối hoặc ổ cắm.
- Không làm việc nếu không hiểu rõ: Nếu bạn không biết cách thực hiện bảo dưỡng hoặc không hiểu cấu trúc của điều hòa, hãy tìm hiểu kỹ hoặc gọi một chuyên gia để hỗ trợ. Thao tác không đúng có thể gây hỏng máy và nguy hiểm cho người thực hiện.
- Không làm việc trong điều kiện không an toàn: Đảm bảo bạn thực hiện bảo dưỡng trong môi trường an toàn. Không nên làm việc trên mái nhà hoặc ở những nơi không an toàn mà bạn không có kinh nghiệm.
- Không sử dụng dụng cụ không phù hợp: Luôn sử dụng các dụng cụ và thiết bị phù hợp để thực hiện bảo dưỡng. Đừng cố gắng sửa chữa bằng các công cụ không thích hợp hoặc không an toàn.
- Không xả nước bừa bãi: Khi làm vệ sinh hoặc xả nước trong điều hòa, hãy chắc chắn nước không bị rò rỉ vào các phần quan trọng của máy. Sử dụng các bình xả nước hoặc hệ thống xả nước thích hợp.
- Không bỏ sót thời kỳ bảo dưỡng định kỳ: Điều hòa cần được bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu suất tốt. Không nên bỏ sót các bước bảo dưỡng quan trọng như làm sạch và thay lọc không khí, kiểm tra lọc nước, và kiểm tra các kết nối và ống dẫn.
- Không thực hiện các sửa chữa phức tạp: Nếu bạn gặp phải sự cố hoặc vấn đề phức tạp với máy điều hòa, hãy gọi một chuyên gia hoặc thợ điều hòa để thực hiện sửa chữa. Không nên tự sửa chữa nếu bạn không có kiến thức chuyên môn.
- Không thay đổi cài đặt quá mức: Không nên thay đổi cài đặt hoặc cấu hình của máy điều hòa nếu bạn không biết chính xác những gì bạn đang làm. Thay đổi sai có thể làm cho máy hoạt động không hiệu quả hoặc gây hỏng hóc.
- Không tự tiến hành nạp gas: Nạp gas cho điều hòa là công việc phức tạp và phải được thực hiện bởi những người có chứng chỉ và kinh nghiệm. Không nên tự tiến hành nạp gas điều hòa mà không có kiến thức và kỹ năng tương ứng.
1. Mạch điện điều hòa – Vùng cấm với người không có chuyên môn
Hệ thống mạch điện điều hòa là “vùng cấm” với những người không có chuyên môn về cơ điện lạnh. Bất cứ can thiệp hoặc thay đổi vị trí đấu nối nào trong mạch điện cũng có thể dẫn đến cháy chập hoặc làm hỏng thiết bị.
2. Tự ý thay đổi kết cấu điều hòa – Hành động “lấy đá ghè chân”
Mỗi máy điều hòa được sản xuất đều dựa trên nguyên tắc và chuẩn kỹ thuật do hãng sản xuất đưa ra. Việc tháo lắp, thay đổi kết cấu điều hòa đồng nghĩa với sự không tương thích trong các thành phần cấu tạo. Không chỉ vậy, ngay cùng một hãng sản xuất, nếu khác nhau về năm xuất xưởng cũng kéo theo sự khác nhau về công nghệ áp dụng. Việc tráo đổi dàn nóng hoặc dàn lạnh từ 1 máy khác sang để thay thế sẽ tạo ra rủi ro khôn lường. Do vậy, nếu bạn không có đầy đủ thông tin thiết bị hoặc thợ bảo dưỡng cũng mù mờ, việc tốt nhất nên làm là ngưng hành động hoặc ngăn cản sự tráo đổi kết cấu điều hòa.
3. Bẻ gập ống dẫn điều hòa – Nguy hại ngang “tự cắt đường thở”
Ống dẫn có cấu tạo bằng đồng. Sau khi lắp đặt điều hòa, ống sẽ được bọc kín bởi lớp xốp cách nhiệt. Vị trí của ống dẫn thường đặt cố định và tránh di chuyển hoặc tránh chịu ngoại lực tác động. Qua thời gian sử dụng, cả ống đồng lẫn lớp cách nhiệt bị oxi hóa. Việc di chuyển hoặc bẻ gập hoặc tác động lên ống một ngoại lực rất dễ gây rò rỉ ống. Ống dẫn bị rò rỉ sẽ tăng lượng điện tiêu hao từ 20% đến 40%. Cùng với tăng lượng điện, điều hòa phải tăng công suất làm việc. Máy nén sẽ không có thời gian nghỉ và đóng mở liên tục. Hệ thống điều hòa theo đó “xuống dốc không phanh”.
4. Thay đổi máy nén – Ca “ghép tạng” nhiều rủi ro
Máy nén được ví như quả tim của máy điều hòa. Hỏng máy nén đồng nghĩa chiếc điều hòa của bạn trở nên vô dụng.
Một máy điều hòa hoạt động ổn định thường có tuổi thọ khoảng 10 năm. Sau thời gian này, các bộ phận sẽ bị lão hóa, giảm độ đàn hồi, bị ăn mòn dẫn đến trục trặc. Việc không bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân chủ yếu làm hỏng máy nén. Ngoài ra, vị trí lắp đặt dàn nóng cũng đóng góp 50% khả năng làm việc của máy điều hòa. Nếu dàn nóng đặt sát tường/vách, có nhiều vật cản trước quạt thổi gió hoặc xung quanh bị che chắn kín, tuổi thọ dàn nóng và máy nén chắc chắn sẽ không trụ qua thời gian bảo hành.
Trong điều kiện bình thường và bão dưỡng tốt, nếu sau 10 năm máy nén ngưng hoạt động thì chứng tỏ đã đến lúc bạn nên thay hệ thống điều hòa mới. Cố công sửa chữa, bạn chỉ và chắc chắn được thay máy nén khác có cấu tạo không đồng bộ. Một điều khách quan là chẳng nhà sản xuất nào lại cho xuất xưởng máy nén từ thập kỷ trước trong khi thiết bị của họ đã áp dụng công nghệ mới.
Máy nén nếu được thay thế thường dưới dạng secondhand đã qua sửa chữa, hoặc từ một hãng khác có nguyên lý hoạt động gần giống với máy điều hòa của bạn, hoặc hàng “nước lạ” gắn tem “nước quen”. Khi thợ sửa chữa nói lời ngon ngọt “máy nén chính hãng, chuẩn chất lượng”, bạn tự hiểu cái chuẩn ở đây là gì.
5. Tự bảo dưỡng điều hòa trung tâm – Nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết
Với công trình dạng tòa nhà, nhà xưởng, bệnh viện, hội trường, nhà thi đấu, hệ thống điều hòa sử dụng sẽ có cấu tạo dưới dạng VRV/VRF hoặc Water Chiller. Bảo trì hệ thống điều hòa trung tâm tâm đòi hỏi không chỉ quan sát bằng mắt và tai mà phải bằng các thiết bị đo đếm chuyên nghiệp. Về nguyên tắc, hệ thống điều hòa trung tâm sẽ có một dàn nóng tổng và phân phối khí lạnh/ấm tới các không gian bởi nhiều dàn lạnh. Việc bảo dưỡng, phát hiện trục trặc, sửa chữa điều hòa trung tâm chỉ dành cho các đơn vị bảo trì cơ – điện – lạnh chuyên nghiệp.
Trên đây là những lưu ý dành cho cá nhân hộ gia đình và đơn vị sử dụng điều hòa không khí. Với chủ các tòa nhà, công trình, việc duy trì đội ngũ cơ – điện để vận hành hệ thống là điều nên thực hiện. Tuy nhiên, đi kèm với biên chế nhân sự bảo trì là bài toán chi phí – Điều quan trọng số 1 với chủ đầu tư. Thay vì phải “nuôi quân”, việc liên hệ và ký hợp đồng dài hạn với đơn vị Cơ – Điện sẽ giúp quá trình bảo trì diễn ra chuyên nghiệp, đồng thời giúp chủ đầu tư kiểm soát công việc và chi phí tốt hơn. Ngoài ra, nếu muốn gia tăng lợi ích kinh doanh, kéo dài tuổi thọ hệ thống điều hòa, hơn ai hết chủ đầu tư cần lưu tâm tới các yếu tố ảnh hưởng đến công suất, các yếu tố giúp hệ thống điều hòa tiết kiệm điện năng.
Nguồn: DICHVUBACHKHOA.VN