[Tư vấn] Bình nóng lạnh là gì, phận loại mẫu mã trên thị trường
Công nghệ phát triển vượt bậc của các thương hiệu bình nóng lạnh giúp cho người tiêu dùng giải quyết được nhiều vấn đề để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Mỗi loại bình nóng lạnh đều có ưu nhược điểm riêng. Và để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bình nóng lạnh, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiêu chi tiết: Bình nóng lạnh là gì? Phân loại các bình nóng lạnh.
Bình nóng lạnh là một thiết bị dùng để nung nước lên nhiệt độ cao để sử dụng trong các mục đích khác nhau như tắm, rửa bát, rửa mặt, và làm sạch.
Đây là một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước nóng cho gia đình và doanh nghiệp.
Có một số loại và mẫu mã bình nóng lạnh trên thị trường:
- Bình nóng lạnh điện: Đây là loại phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các gia đình và căn hộ. Bình nóng lạnh điện sử dụng điện để nung nước lên nhiệt độ mong muốn. Chúng có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà, như tầng hầm, phòng tắm, hoặc bếp.
- Bình nóng lạnh nhiệt động học: Loại này sử dụng nguồn nhiệt động học để nung nước. Nhiệt động học có thể dựa trên năng lượng mặt trời hoặc nhiệt độ từ môi trường xung quanh. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và thích hợp cho các khu vực có nguồn nhiệt động học đủ mạnh.
- Bình nóng lạnh bơm nhiệt: Loại này sử dụng nhiệt độ từ không khí để nung nước. Chúng hiệu quả về mặt năng lượng và thường được lắp đặt ở nơi có nhiệt độ môi trường tương đối ổn định.
- Bình nóng lạnh khí nén: Loại này sử dụng áp lực khí nén để nung nước. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp hoặc thương mại.
Mẫu mã của bình nóng lạnh cũng đa dạng, từ các sản phẩm tiêu chuẩn và bền bỉ cho đến các loại bình cao cấp với tính năng thông minh và thiết kế hiện đại.
Khi lựa chọn, bạn nên xem xét cách sử dụng bình nóng lạnh an toàn dung tích, hiệu suất năng lượng, tính năng bảo vệ, thương hiệu và giá cả để đảm bảo chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
1. Bình nóng lạnh là gì?
Một câu hỏi nghe rất nhàm chán nhưng mình vẫn phải viết ra. Coi như là định nghĩa một cách rõ ràng hơn về bình nóng lạnh cho những ai còn đang chưa biết bình nóng lạnh là gì.
Bình nóng lạnh là một thiết bị điện gia đình, được sử dụng để chuyển đổi nguồn nước lạnh thành nước từ ấm đến nóng trong thời gian nhanh chóng và an toàn với người dùng nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
2. Cấu tạo của bình nóng lạnh
Một thiết bị bình nóng lạnh tiêu chuẩn bao gồm 10 bộ phận cơ bản, mỗi bộ phận lại có một cấu tạo, chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
- Thân vỏ: Là bộ phận bao bọc bên ngoài thiết bị, thường được cấu tạo từ nhựa ABS cao cấp hoặc thép phủ sơn tĩnh điện, chống rỉ.
- Hệ thống đèn hiển thị: Nhằm thông báo tới người dùng khi nào bình đang hoạt động hoặc khi nào thiết bị đã được bật.
- Đầu nước ra vào (dạng ren xoắn): Được thiết kế để đấu nối với đường nước hiện có tại gia đình và đầu còn lại nối với vòi nước thông thường hoặc vòi hoa sen.
- Khóa an toàn (van một chiều): Có nhiệm vụ ngăn nước đi ra tại đầu vào và xả hết nước khi có sự cố
- Dây nguồn: Được sử dụng để kết nối thiết bị với nguồn điện của gia đình thông qua ổ cắm điện hoặc aptomat. Tùy thuộc từng thương hiệu mà dây điện có độ dài ngắn khác nhau.
- Lõi bình: Thông thường sử dụng vật liệu tráng men để gia tăng tuổi thọ, chống oxy hóa ăn mòn và cũng là để giữ nhiệt.
- Xốp cách nhiệt: Lớp xốp này nằm giữa lõi bình và thân vỏ với nhiệm vụ giữ nhiệt, hạn chế nhiệt lượng bị thoát ra ngoài, tiết kiệm điện năng tiêu hao.
- Thanh mayso (thanh gia nhiệt): Vật liệu sử đụng dể cấu tạo nên thanh gia nhiệt thường là nhưng loại dẫn nhiệt tốt và bền bỉ với thời gian như hợp kim thép không rỉ hoặc đồng.
- Thanh Magie: Được sử dụng để khử cặn, trung hòa các loại tạp chất có trong nước, hạn chế cặn canxi bám dính trên thanh nhiệt và thiết bị, gây ra sự ăn mòn điện hóa.
- Role nhiệt (cảm biến nhiệt): Điều khiển nhiệt độ và bảo vệ thiết bị bằng cách tự động ngắt điện khi có sự cố xảy ra.
3. Cơ chế hoạt động của bình nóng lạnh
Cũng giống như các thiết bị điện khác trong gia đình, bình nóng lạnh hoạt động dựa vào kết nối với nguồn điện 220V. Để làm nóng nước, dòng điện đi qua các bộ phận làm nóng điện trở, thường là hai bộ phận, một ở giữa bể và một ở dưới đáy.
Công suất được truyền tới từng bộ phận thông qua bộ điều chỉnh nhiệt. Công tắc cảm nhận nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ giảm, công tắc đóng lại để cho phép dòng điện truyền qua và nó mở khi nhiệt độ đạt đến giới hạn định sẵn.
Thông thường, bình nóng lạnh có bảng điều khiển để cài đặt nhiệt độ nước tối đa, thường nằm trong khoảng từ 55 – 60 độ C, hoặc thấp đến khoảng 50 độ C để tăng khả năng tiết kiệm năng lượng và chống bỏng nước.
Khi một vòi nước nóng được mở, nước lạnh đi vào bể chứa qua ống nhúng, nước ở trên cùng của bể được thay thế bằng nước mát, nhiệt độ ở bộ điều nhiệt trên cùng giảm xuống và kích hoạt các điện trở hoạt động. Khi tắt vòi, các bộ phận làm nóng tiếp tục mang dòng điện cho đến khi bộ điều nhiệt trở về mức cài đặt.
4. Phân loại bình nóng lạnh
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bình nóng lạnh với đa dạng thương hiệu, mẫu mã, công suất, dung tích, mức giá… nhưng tựu chung lại, chúng giống nhau về cơ chế hoạt động và chỉ được phân thành 3 loại cơ bản là: bình nước nóng trực tiếp, bình nước gián tiếp và bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
4.1. Bình nóng lạnh trực tiếp
Bình nóng lạnh trực tiếp là thiết bị có khả năng làm nóng nước nhanh chóng (trong khoảng tối đa 60 giây) mà không phải mất thời gian chờ đợi. Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc, nước đi qua bình sẽ khởi động công tắc nhiệt, làm nóng ống kim loại đặt bên trong thiết bị. Do đó, nước chảy qua sẽ được làm nóng trực tiếp mà không phải đi vào bể chứa.
Một số người tiêu dùng thường có xu hướng lo lắng về độ an toàn của bình nóng trực tiếp. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, tất cả các thiết bị loại này đều được trang bị cảm biến nhiệt sẽ tự động ngắt khi xảy ra sự cố về điện
Ưu điểm
- Kích thước nhỏ gọn, tiện lợi khi lắp đặt và sử dụng
- Làm nóng nước nhanh chóng mà không tốn thời gian chờ đợi
- Sử dụng và vận hành đơn giản
- Công nghệ tiên tiến, an toàn với người dùng
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả
- Giá thành hợp lý
Nhược điểm
- Không thể sử dụng khi mất điện do không có bình chứa
- Độ bền không được đánh giá cao
- Nên được sử dụng ở nơi có áp lực nước lớn và điện áp cao để thiết bị vận hành ổn định.
4.2. Bình nóng lạnh gián tiếp
Trái ngược với bình nóng lạnh trực tiếp, bình nóng lạnh gián tiếp hoạt động dựa trên cơ chế làm nóng bình chứa giống như cách cây nước nóng lạnh hay bình đun nước siêu tốc hoạt động.
Nước được dự trữ sẵn trong bình chứa sẽ được làm nóng khi bạn kích hoạt thiết bị. Tùy thuộc vào dung tích bình chứa mà thời gian làm nóng nhanh hay chậm.
Ưu điểm
- Dung tích bình chứa lớn (từ 15 – 100 lít), cho nhiều lần sử dụng
- Thời gian giữ nhiệt dài nên hoạt động trong cả điều kiện mất điện
- An toàn cho người sử dụng
- Độ bền được đánh giá cao, tuổi thọ lớn.
Nhược điểm
- Kích thước cồng kềnh nên chỉ phù hợp với không gian rộng lớn
- Giá thành cao hơn bình nóng lạnh trực tiếp
- Thời gian chờ nước nóng lâu hơn bình nóng lạnh trực tiếp
4.3. Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời
Trong khi bình nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp sử dụng nguồn năng lượng điện để hoạt động thì bình nóng lạnh năng lượng mặt trời lại sử dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên đó là mặt trời.
Bình nóng lạnh loại này hoạt động dựa trên nguyên lý hấp thu năng lượng từ mặt trời thông qua các ống thu nhiệt, sau đó chuyển đổi chúng thành nhiệt năng để làm nóng nước trong bình chứa.
Ưu điểm
- Có khả năng làm nóng nước lên đến 70 – 80 độ C
- Dung tích bình chứa lớn
- Thân thiện với môi trường
- An toàn với người sử dụng
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư tương đối cao, nhưng bù lại hàng tháng bạn sẽ không phải tốn thêm chi phí cho hóa đơn tiền điện.
- Kích thước cồng kềnh, khó khăn trong việc lắp đặt
- Hoạt động phụ thuộc vào thời tiết
Nguồn: https://dichvubachkhoa.vn/