Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp

Sự thật thú vị về tuổi thọ đèn LED

Tuổi thọ cao là một trong những ưu điểm vượt trội của đèn LED so với các loại đèn truyền thống. Đèn LED có tuổi thọ từ 20.000-50.000 giờ, gấp 20 lần so với đèn sợi đốt (750-1000 giờ) và khoảng 5 lần so với đèn huỳnh quang (7000-10.000 giờ). Tuy nhiên, để sử dụng tối đa công suất của đèn LED cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta cần nắm rõ tuổi thọ của bóng đèn LED và các thông số liên quan đi kèm. 

Nguồn ảnh : Phenikaa Lighting

Đèn LED được ưa chuộng bởi tuổi thọ cao và tiết kiệm năng lượng
Ngày càng có nhiều thành phố trên thế giới được hưởng lợi từ việc nâng cấp hệ thống chiếu sáng lên công nghệ LED tiết kiệm năng lượng. Theo báo cáo Imarc* vào tháng 3/2021, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự “lên ngôi” của công nghệ chế tạo đèn LED, đèn không dây và đèn dùng trong thiết kế nội thất hiện đại. Thị trường đèn LED Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 1,056 tỷ USD vào năm 2026. Dễ thấy rằng các thiết bị đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt đang dần được thay thế bởi đèn LED ở cả mảng chiếu sáng, trang trí nhà ở và chiếu sáng công nghiệp nhờ vào tính tiết kiệm điện, tuổi thọ, độ bền cao và thân thiện với môi trường. Việc tiết kiệm năng lượng chưa từng có, từ 50 đến 70%, khi sử dụng đèn LED so với sử dụng đèn truyền thống được xem là lý do thuyết phục để nâng cao mức độ ưu tiên của việc sử dụng đèn LED cho các nhu cầu sinh hoạt.

Đèn LED có tuổi thọ bao lâu?
Khác với đèn halogen, đèn sợi tóc hay đèn huỳnh quang có thể bị “cháy” hoàn toàn – không còn phát sáng, thì đèn LED vẫn tiếp tục duy trì nguồn sáng với quang thông đạt được một phần nào đó so với quang thông ban đầu sau một thời gian dài sử dụng. Có một số định nghĩa cho tuổi thọ của đèn LED trong đó định nghĩa tuổi thọ L70 là phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất. Tuổi thọ L70 của đèn LED là thời gian hoạt động của đèn cho đến khi quang thông của đèn bằng 70% quang thông ban đầu. Các loại đèn LED có tuổi thọ L70 khoảng 20.000 giờ có nghĩa là sau 20.000 giờ sử dụng, đèn LED sẽ cho ra lượng ánh sáng đạt 70% so với lượng ánh sáng ban đầu. Dưới mức 70%, thiết bị được khuyến cáo không phù hợp để cung cấp ánh sáng đủ tiêu chuẩn. Khi đó, nhiệt độ màu của đèn cũng có thể thay đổi dẫn đến những chênh lệch về hiệu quả chiếu sáng.
Xét trong cùng một môi trường hoạt động, tuổi thọ của bóng đèn LED luôn chiếm ưu thế so với các thiết bị chiếu sáng truyền thống. Đèn LED có tuổi thọ từ 20.000-50.000 giờ, gấp 20 lần so với đèn sợi đốt (750-1000 giờ) và khoảng 5 lần so với đèn huỳnh quang (7000-10.000 giờ). Dù với chi phí bỏ ra ban đầu có thể gấp đôi so với đèn sợi đốt nhưng chi phí thay thế của đèn LED tối ưu gấp nhiều lần giúp loại đèn này dần trở thành thiết bị chiếu sáng phổ biến, thay thế hoàn toàn các loại đèn trước đây.
Làm một phép toán đơn giản: Nếu mỗi ngày chúng ta sử dụng đèn chiếu sáng trung bình 8 giờ, vậy một bóng đèn huỳnh quang có tuổi thọ 7.000 giờ sẽ chiếu sáng trong vòng 2,4 năm, một bóng đèn LED tuổi thọ 20.000 giờ có khả năng chiếu sáng trong vòng 6,8 năm. Một con số lý tưởng cho tuổi thọ các thiết bị chiếu sáng dân dụng với chi phí chỉ khoảng từ 40-100 nghìn đồng.


 
Nhiệt độ có thể hạn chế tuổi thọ của bóng đèn 
Nhiệt độ vỏ bóng đèn LED cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn. Nhiệt độ cao hơn 85 độ sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn. Nếu nhiệt độ vỏ bóng đèn cao hơn 105 độ, đèn có khả năng ngừng hoạt động. Ngoài ra, khi đèn hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không được bảo dưỡng, chất lượng các bộ phận trong đèn sẽ xuống cấp, dẫn đến làm suy giảm chất lượng ánh sáng. Sau một khoảng thời gian hoạt động, các bộ phận như tản nhiệt, vỏ đèn bám bụi sẽ ngăn cản quá trình thoát nhiệt của đèn. Và kết quả là toàn bộ đèn bị nóng lên, trong thời gian dài sẽ làm suy giảm tuổi thọ đèn. 
Bí quyết để nâng cao tuổi thọ bóng đèn 
–    Tránh môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm cao: nhiệt độ và độ ẩm cao của môi trường xung quanh đèn LED có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của đèn.  Các điều kiện môi trường như độ ẩm trong không khí (dưới 80%) hoặc nhiệt độ môi trường (từ 25 °C đến 30 °C) sẽ giúp thiết bị chiếu sáng luôn “khỏe mạnh” trong thời gian dài.
–    Sử dụng cùng một công nghệ chiếu sáng trong cùng một thiết bị:  Do bóng đèn sợi đốt và bóng đèn halogen tạo ra một lượng nhiệt lớn trong khi tạo ra ánh sáng, ta không nên sử dụng đèn LED gần các nguồn sáng này hoặc trong cùng một thiết bị cố định kèm theo. 
–    Tắt đèn khi không cần thiết: Để đèn sáng khi không cần thiết không chỉ làm tăng chi phí mà còn khiến giảm tuổi thọ của đèn. Sử dụng đèn LED cảm biến để bật – tắt dễ dàng và tiết kiệm chi phí một cách tự động.
–    Kiểm tra nguồn điện: Việc sử dụng công suất hoặc điện áp không tương thích là một trong những nguyên nhân dẫn tới hỏng mạch của thiết bị sớm hơn. Ví dụ: nếu thiết bị có công suất là 50 Watt được cắm vào nguồn điện 35 Watt sẽ dẫn đến việc quá tải và làm hỏng bóng đèn.
–    Đảm bảo bóng đèn LED phù hợp với nhu cầu:  Hiện này đèn LED được thiết kế riêng cho từng khu vực trong nhà, hội trường hoặc hành lang. Một số loại đèn LED chuyên biệt được dùng trong khu vực nhà xưởng, kho, đèn đường sẽ có những yêu cầu cao hơn về tuổi thọ và các thông số kỹ thuật khác.

Đèn LED chất lượng cao thế hệ mới

 
Đèn LED PHENIKAA LIGHTING có tuổi thọ lên tới 20.000 giờ, là một giải pháp chiếu sáng tiết kiệm, an toàn với chi phí hợp lý.

Với mong muốn mang đến giải pháp chiếu sáng toàn diện cho người sử dụng, PHENIKAA LIGHTING đã đầu tư phát triển công nghệ và dây chuyền sản xuất đèn LED chuyên nghiệp nhất Việt Nam với các sản phẩm chiếu sáng được kết nối và điều khiển tích hợp trong hệ sinh thái công nghệ 4.0. Các sản phẩm đèn LED của Phenikaa không chỉ mang tới chất lượng nguồn sáng thân thiện, an toàn với môi trường và sức khỏe người dùng mà còn tạo nên trải nghiệm về sự thông minh và tiện nghi với nhiều giá trị cho khách hàng. 

Xem thêm các sản phẩm của PHENIKAA LIGHTING tại đây.

*: Imarc là công ty báo cáo nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp