Chương II: Bài tập định luật Ôm cho mạch chứa tụ điện
Bài tập định luật Ôm cho mạch điện chứa tụ điện. Các dạng bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa tụ điện. Phương pháp giải bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa tụ điện chơng trình vật lý lớp 11 cơ bản, nâng cao.
Bạn đang đọc: Chương II: Bài tập định luật Ôm cho mạch chứa tụ điện
I/ Tóm tắt lý thuyết.
1/ Định luật Ôm cho toàn mạch
I=
E
R
N
+r
I=ERN+r
2/ Các công thức tính điện dung của tụ điện
C
=
Q
U
C=QU
- C: điện dung của tụ điện (F)
- Q: Điện tích của tụ điện
Lưu ý: dòng điện không đổi không đi qua tụ điện nên có thể bỏ đi những đoạn mạch chứa tụ điện để mạch đơn giản hơn.
II/ Bài tập định luật Ôm cho mạch điện chứa tụ điện.
Bài tập 1. Cho mạch điện như hình vẽ
E = 24V; r = 2Ω; R1 = R2 = 5Ω; C1 = 4.10-7F; C2 = 6.10-7F.
1/ Tính điện tích trên 2 bản của mỗi tụ điện khi
a/ K mở
b/ K đóng
2/ Tính số e và chiều dịch chuyển của nó qua khóa K khi K vừa đóng.
Bài tập 2. Cho mạch điện như hình vẽ
UAB = 12V, R = 15Ω; R1 = 5Ω; R2 = 10Ω; C1 = 2µF; C2 = 3µF
1/ Tính điện tích trên 2 bản tụ của mỗi tụ điện khi
a/ K mở
b/ K đóng
2/ Tính số e và chiều dịch chuyển của nó khi K vừa đóng.
Bài tập 3. Cho mạch điện như hình vẽ
C1 = C2 = C3 = C; R1 là biến trở; R2 = 600Ω; U = 120V.
a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi tụ theo R1. Áp dụng với R1 = 400Ω.
b/ Biếu hiệu điện thế giới hạn mỗi tụ là 70V. Hỏi R1 có thể thay đổi trong khoảng giá trị nào?
Bài tập 4. Cho mạch điện như hình vẽ
E1 = 6V; E2 = 9V; r1 = r2 = 0,5Ω; R1 = R3 = 8Ω; R4 = 0,5Ω; C1 = 0,5µF; C2 = 0,2µF;
Đèn Đ: 12V – 18W; khi chưa mắc vào mạch tụ chưa tích điện.
a/ Ban đầu khóa K mở, tính điện tích trên các tụ điện.
b/ Đóng khóa K thì đèn Đ sáng bình thường. Tính R2 và tính lại điện tích trên các tụ khi đó.
Bài tập 5. Cho mạch điện như hình vẽ.
Khi đóng khóa k, hiệu điện thế ổn định trên tụ điện là U1 = 27V. Hãy tìm suất điện động của nguồn và xác định hiệu điện thế ổn định U2 trên tụ sau khi ngắt khóa K, biết r = R1 = R; R2 = 2R; R3 = 3R
Bài tập 6. Cho mạch điện như hình vẽ.
E = 12V; r = 2Ω; R1 = 1Ω; R2 = 2Ω; R3 =3Ω; C1 = 1µF; C2 = 2µF
a/ Tính dòng điện chạy qua nguồn
b/ Tính điện tích trên từng tụ điện
Bài tập 7. Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 = R3 = 15Ω; R2 = 10Ω; R4 = 9Ω; R5 = 3Ω; E = 24V; r = 1,5Ω; C = 2µF, RA = 0
a/ Xác định số chỉ và chiều của dòng điện qua ampe kế
b/ xác định năng lượng tụ điện.
Bài tập 8. Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 = 20Ω; R2 = 30Ω; R3 = 10Ω; C1 = 20µF; C2 = 30µF; U = 50V
a/ Tính điện tích các tụ điện khi K mở, K đóng.
b/ Ban đầu K mở, tính điện lượng qua R3 khi K đóng.
Bài tập 9. Cho mạch điện như hình vẽ.
Ban đầu các khóa K đều mở, các tụ điện có cùng điện dung C và chưa tích điện. Các điện trở bằng nhau và bằng R. Nguồn điện có hiệu điện thế U. Đóng K1, sau khi các tụ đã tích điện hoàn toàn, mở K1 sau đó đóng đồng thời K2; K1. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở R. Xác định cường độ dòng điện qua các điện trở vào thời điểm mà hiệu điện thế trên hai bản của tụ ở giữa (tụ giữa hai điểm M, N) bằng U/10. Bỏ qua điện trở của dây nối và các khóa K.
Bài tập 10. Cho mạch điện như hình vẽ.
E1 = 6V; E2 = 3V, r1 = 1Ω; r2 = 1Ω; R1 = 4Ω; R2 = 2Ω, các tụ điện có điện dung C1 = 0,6µF; C2 = 0,3µF. Ban đầu K ngắt sau đó đóng K.
a/ Tính số electron chuyển qua K khi K đóng, số electron ấy di chuyển theo chiều nào.
b/ Tính hiệu điện thế giữa hai điểm D và N khi K ngắt và K đóng.
Bài tập 11. Cho mạch điện như hình vẽ.
U = 120V; C1 = 4µF, C2 = 1µF, C3 = 2µF; C4 = 3µF; C5 = 12µF. Tính điện tích của mỗi tụ điện và các điện lượng bị dịch chuyển qua các điện kế khi đóng khóa K.
Bài tập 12. Cho mạch điện như hình vẽ.
E1 = 6V; E2 = 3V; C1 = C2 = 0,1µF
a/ Ban đầu K ngắt, xác định số điện tử chuyển qua khóa K khi K đóng.
b/ Sau khi K đóng người ta lại ngắt K, tính điện tích trên các bản và hiệu điện thế giữa hai bản mỗi tụ điện. Biết rằng trước khi nối vào mạch, các tụ điện không mang điện.
Bài tập 13. Cho mạch điện như hình vẽ.
C = 2µF; R1 = 18Ω, R2 = 20Ω; E = 2V, r = 0. Ban đầu các khóa K1 và K2 đều mở. Bỏ qua điện trở của các khóa và dây nối.
a/ Đóng khóa K1 (K2 vẫn mở) tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 sau khi điện tích trên tụ đã ổn định.
b/ Với R3 = 30Ω, khóa K1 vẫn đóng, đóng tiếp K2, tính điện lượng chuyển qua điểm M su khi dòng điện trong mạch đã ổn định.
c/ Khi K1; K2 đang còn đóng, ngắt K1 để tụ phóng điện qua R2 và R3. Tìm R3 để điện lượng chuyển qua R3 đạt cực đại và tính giá trị điện lượng cực đại đó.
Bài tập 14. Cho mạch điện như hình vẽ.
E1 = 6V; E2 = 9V; r1 = r2 = 0; R1 = R3 = 8µ; R4 = 1,5Ω, C1 = 0,5µF; C2 = 0,2µF, Đ(12V-18W). Khi chưa mắc vào mạch các tụ chưa tích điện.
b/ Ban đầu khóa K ngắt, tính điện tích của các tụ điện
b/ Đóng khóa K thì đèn sáng bình thường. Hãy tính R2, điện lượng chuyển qua R1 và nói rõ chiều của các electron.
Bài tập 15. Cho mạch điện như hình vẽ.
E = 6V; r=R3 =0,5Ω; R1 =3Ω; R2 = 2Ω; C1 = C2 = 0,2µF. Bỏ qua điện trở dây nối.
a/ Tính số electron dịch chuyển qua khóa K và chiều dịch chuyển của chúng khi K chuyển từ mở sang đóng.
b/ Thay khóa K bằng tụ C3 = 0,4µF. Tìm điện tích trên tụ C3 trong các trường hợp sau.
+ Thay tụ khi K đang mở
+ Thay tụ khi k đang đóng.
Bài tập 16. Cho mạch điện như hình vẽ.
E1 = 10V; r1 = 1Ω; E2; E = 6V; Ro = 6Ω; C = 0,1µF.
a/ khi E2 = 8V; R = 2Ω
+ Tính cường độ dòng điện qua các nguồn E1; E2 và qua Ro
+ Ban đầu khóa K ở chốt (1) sau đó được chuyển sang chốt (2), tính điện lượng chuyển qua nguồn E và nhiệt lượng tỏa ra trên nguồn này khi điện tích trên tụ điện đã ổn định.
b/ Với giá trị nào của E2 để khi thay đổi giá trị biến trở R, cường độ dòng điện qua nguồn E1 không thay đổi.
Bài tập 17. Cho mạch điện như hình vẽ
mỗi nguồn E = 7V; r = 1Ω; R1 = 16Ω; R2 = R3 = 10Ω; Đ(4V-1W); C = 2nF. Coi rằng vôn kế của điện trở của ampe kế không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn.
a/ Xác định cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
b/ Xác định số chỉ của vôn kế và ampe kế.
c/ Xác định điện tích trên tụ.
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Linh Kiện Và Vật Tư
Có thể bạn quan tâm
- 16 Dụng Cụ Trước Khi Dán Giấy Dán Tường
- Top 16 linh kiện lâm music hay nhất 2024 – Ngày hội bia Hà Nội
- Mua linh kiện điện thoại giá sỉ ở đâu Quận 7 – Phát Lộc
- Màn hình iPhone X – Zin New – Chính hãng – Giá rẻ Tín Thành
- GIỚI THIỆU VỀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TUHU
- Các loại linh kiện chất lượng có trong máy hàn điện tử Pejo. –