Người dân bức xúc vì nạn lừa đảo bán hàng kém chất lượng
Ba sản phẩm kém chất lượng chị G. mua với giá 2 triệu đồng
Bạn đang đọc: Người dân bức xúc vì nạn lừa đảo bán hàng kém chất lượng
Xem thêm: Công Ty Tnhh Điện Máy Minh Khang
Nắm bắt được thói quen thích mua hàng khuyến mãi giá rẻ của người tiêu dùng nên nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh các công ty lớn bán các loại hàng kém chất lượng bằng những thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng đã giả danh nhân viên tiếp thị, bảo hành, giao hàng của trung tâm điện máy, công ty lớn hoặc nhãn hiệu nổi tiếng, có uy tín trên cả nước đến các khu dân cư để bán những sản phẩm kém chất lượng như bếp gas, bếp từ, chảo điện, nồi cơm, nồi lẩu, thuốc, thực phẩm chức năng…với giá “trên trời”.
Đi kèm theo đó là hàng loạt chiêu trò “khuyến mãi”, “ưu đãi đặc biệt hấp dẫn”, đánh vào tâm lý thích mua hàng giá rẻ, chất lượng cao, có thưởng của người dân. Theo ghi nhận của chúng tôi, trên địa bàn xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh vào khoảng 14 giờ chiều ngày 29/5/2017, có 2 người đàn ông đi trên xe tải thùng loại nhỏ màu xanh, biển kiểm soát 75H – 3xxx. Khi đến hộ kinh doanh nhỏ của chị G. thì một đối tượng xuống xe hỏi: “Chị có mua bếp gas không? Em là nhân viên giao hàng của siêu thị điện máy X. Khi nhập kho có dư 1 bếp gas âm, 1 nồi áp suất đa năng, 1 nồi lẩu. Chị mua em để rẻ cho”.
Một đối tượng khác trên ca-bin nhảy xuống, mở thùng xe bưng hàng vào nhà chị G. rồi nói thêm: “Đây là bếp gas âm hồng ngoại, nấu rất lợi gas, 1 nồi áp suất đa năng, 1 nồi lẩu xịn nhập khẩu của Nhật Bản, giá thị trường riêng cái bếp là hơn 5 triệu đồng rồi, chị mua cái bếp tụi em tặng chị luôn 2 cái nồi này. Chị giúp tụi em để có mấy đồng đổ xăng với bữa nhậu về thành phố thôi”.
Thấy giá rẻ. chị G. cũng hơi nghi ngờ. Ban đầu chị từ chối không mua vì trong nhà đã có đầy đủ rồi. Tuy nhiên, các đối tượng này vẫn không chịu bỏ cuộc. Để củng cố thêm lòng tin của người mua, đối tượng đưa ra một bảng “phân phối toàn quốc” có ghi giá bếp gas Fabez, Model FB G22E giá 5,6 triệu đồng. Không chỉ vậy, đối tượng còn lên internet tìm kiếm giá sản phẩm bếp gas trên và đưa cho chị G. xem.
Thấy có nhãn mác rõ ràng, giá rẻ còn được khuyến mãi, chị G. đồng ý mua nhưng mặc cả xuống còn 2 triệu đồng. Đối tượng tỏ vẻ lưỡng lự rồi tặc lưỡi đồng ý bán rẻ để về sớm. Chị G. lấy tiền trả và nhận được 3 sản phẩm gồm: 1 bếp gas Fabez (Model FB G22E); 1 nồi lẩu điện Big Sun (Model BM 130E); 1 nồi áp suất 5 chức năng (Eclectricity Pressure cooker).
Ngay lập tức 2 đối tượng cầm tiền và lên xe bỏ đi. Sau đó, chị G. đem xuống bếp lắp thử sử dụng thì bếp gas một bên không hoạt động, một bên phát ra tiếng tạch tạch không có tia lửa điện, nồi áp suất vặn thử 15 phút thì 2 phút đã tự động về vị trí số 0; nồi điện Big Sun cho nước vào đun mãi không sôi. Gọi đến số tổng đài ở phiếu bảo hành thì thuê bao không liên lạc được. Lúc này, chị G. mới biết mình bị lừa mua phải hàng giả, kém chất lượng.
Theo phản ánh của người tiêu dùng, có một số đối tượng chuyên dùng xe ôtô tải hạng nhẹ, đi lại trên các tuyến đường khu vực nông thôn để chào bán đồ gia dụng. Thủ đoạn của các đối tượng thường tập trung đánh vào tâm lý ham của rẻ, hàng khuyến mãi của người tiêu dùng.
Câu cửa miệng của các đối tượng này luôn là: “Được công ty giao vận chuyển hàng về kho, vì thừa 1 – 2 cái nên muốn bán rẻ để lấy tiền xăng xe, thuốc nước”. Đối với người tiêu dùng, việc phân định hàng giả – hàng thật không hề đơn giản vì mẫu mã của hàng giả trông “bắt mắt” hơn. Mặt bếp được tráng men giống bếp cao cấp và ghi dòng chữ “made in Japan”, “made in Italy”…
Bên cạnh đó là ghi chú thông tin “model” và có đầy đủ giấy bảo hành kèm theo. Điều này dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhất là thực trạng hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất, phân phối dù biết sản phẩm của mình bị làm giả, bán công khai trên thị trường nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp khuyến cáo đối với người tiêu dùng.
Theo một kỹ thuật viên siêu thị điện máy cho biết, anh làm trong ngành điện máy nên biết rất rõ nguồn hàng mà những người này thường rao bán. 100% là hàng nhập lậu trôi nổi theo đường tiểu ngạch từ các cửa khẩu phía Bắc, nhái các thương hiệu nổi tiếng với giá bán cao gấp 5 – 10 lần giá trị thực.
Hình thức bên ngoài của những sản phẩm này đẹp nhưng nhiều tính năng, thiết bị quan trọng bên trong được lắp đặt cẩu thả, chất lượng kém. Bếp gas giả mẫu mã càng đẹp, giá càng rẻ thì nguy cơ mất an toàn càng cao đối với người sử dụng. Việc mua nhầm và sử dụng bếp gas giả với các bộ phận đi kèm không đảm bảo chất lượng sẽ gây hậu quả khôn lường. Nó không khác gì quả bom trong nhà và có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Lừa đảo bán hàng giả, hàng kém chất lượng đã xuất hiện từ rất nhiều năm trước.
Việc giả mạo nhân viên của các công ty có uy tín chỉ mang tính nhỏ lẻ. Các đối tượng này còn có nhiều thủ đoạn tinh vi với quy mô lớn hơn. Không chỉ vào tận nhà dân ở các vùng quê để dở trò lừa đảo mà họ còn đến cả thành phố, các khu phố đông dân cư. Các đối tượng lừa đảo thường đi từ 3 – 4 người, liên hệ với tổ trưởng dân phố hoặc những người có uy tín trong khu phố phát giấy mời dự tọa đàm, hội thảo có quà tặng đến từng hộ gia đình.
Một người dân ở một phường vùng ven thành phố Đông Hà phản ánh: “Ngày 4/6/2017, khu phố trưởng có đi phát cho từng hộ gia đình trong khu phố tôi giấy mời đến nhà văn hóa tọa đàm. Cứ tưởng là tọa đàm việc quan trọng nên ai cũng đi đông đủ. Hôm đó có khoảng gần 40 người tham gia. Đến thì không thấy tọa đàm gì, chỉ ngồi nghe 2 người giới thiệu, tiếp thị đồ gia dụng, hàng tiêu dùng.
Các mặt hàng được ghi giá niêm yết từ hơn 200.000 đồng trở lên nhưng họ bảo đang có khuyến mãi nên chỉ có khoảng từ 100.000 đồng và còn được tặng một số mặt hàng. Như bóng đèn LED tích điện thông minh Suntek 20W ở trang web Lazada bán 28.000 đồng thì các đối tượng này lừa người dân khu phố tôi bán với giá 100.000 đồng và còn được tặng thêm tinh dầu xoa bóp.
Hầu như hôm đó, vì tâm lý có khu phố trưởng giới thiệu, hàng tốt giá lại rẻ còn được khuyến mãi nên ai cũng mua. Đến khi về, bếp gas, bếp từ, nồi cơm dùng một lần đã hư, gọi số bảo hành không liên lạc được mới biết là bị lừa đảo”. Hình thức lừa đảo bán hàng kém chất lượng với thủ đoạn tinh vi đã xuất hiện từ rất nhiều năm trước.
Người dân với tâm lý “mình bị lừa thì đã lừa rồi, thôi thì của đi thay người” nên chẳng ai trình báo với cơ quan chức năng. Thế nên, các đối tượng lừa đảo trên lại càng “tác oai tác quái” không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mà còn rất nhiều tỉnh, thành khác.
Bên cạnh gây thiệt hại về kinh tế, việc buôn bán các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là hành vi vi phạm pháp luật, làm lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến những thương hiệu có uy tín và gây bức xúc trong dư luận. Núp dưới chiêu bài quảng cáo sản phẩm, chào hàng, tặng quà, khuyến mãi là những mánh khóe thường thấy của những người bán hàng kém chất lượng.
Trước tình trạng này, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác. Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình không bị mắc lừa là nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Khi phát hiện đối tượng có hành vi nghi vấn cần báo ngay cho cơ quan chức năng. Chính quyền và các lực lượng chức năng cần có biện pháp kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối tượng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, tránh bị kẻ xấu lừa đảo.
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Điện Lạnh Bách Khoa
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn sửa lỗi E-61 máy giặt Electrolux tại nhà
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Cứu nguy ngay lập tức!
- Lỗi H-31 tủ lạnh Sharp dẫn đến nguy cơ cháy motor quạt
- Máy Giặt Electrolux Lỗi E51 Cảnh Báo Hỏng Nghiêm Trọng
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Hư Hỏng Khó Khắc Phục!
- Lỗi E-44 máy Electrolux Dấu hiệu và cách xử lý