Từ bếp Hoàng Cầm tới bếp dầu: Hành trình lịch sử

Đi không dấu, nấu không khói

Thế hệ trẻ bây giờ có lẽ chỉ biết đến chiếc bếp Hoàng Cầm qua câu truyện, bài thơ. Một chiếc bếp thôi nhưng mang hơi thở của một thời khói lửa đầy hào hùng của dân tộc.

Bếp Hoàng Cầm được ra đời trong Chiến dịch Hòa Bình (1951 – 1952), cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: Nhắc đến Chiến dịch Hòa Bình sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bếp Hoàng Cầm – sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống của chiến sỹ ngoài mặt trận. Thời điểm đó, khói lửa từ bếp của anh nuôi đã nhiều lần làm lộ vị trí trú quân dẫn đến những tổn thất xương máu. Công việc nấu ăn đều phải tiến hành vào ban đêm để đề phòng máy bay địch nên bộ đội trong mùa đông vẫn phải ăn cơm nguội, uống nước lạnh.

dv

Bếp Hoàng Cầm. Ảnh tư liệu

Chiến sỹ nuôi quân tên Hoàng Cầm ở trạm quân y của Đại đoàn 308 sáng kiến đào những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó, anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu. Bếp Hoàng Cầm từ ấy mang tên người sáng tạo ra nó và phát huy hiệu quả trong tất cả các chiến dịch sau.

Trong kháng chiến chống Mỹ, khi không quân Mỹ đã phát triển đến đỉnh cao, một lọn khói nhỏ cũng có thể bị chúng phát hiện, đồng nghĩa với những cuộc oanh kích dữ dội sẽ xảy ra…, bếp Hoàng Cầm càng có ý nghĩa. Sáng kiến này có giá trị rất lớn trong chiến đấu của quân đội ta với phương châm “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Bếp Hoàng Cầm đã góp phần hạn chế thương vong, liên tục bảo đảm cơm, canh nóng sốt, nâng cao sức khoẻ cho bộ đội để chiến đấu và chiến thắng..

Hồi ức về chiếc bếp dầu

Chiến tranh dần qua đi, Hà Nội những năm từ 1980 đầu 90 là thời kỳ cuối của thời bao cấp. Trong hồi ức của những người sống ở Hà Nội khi đó không thể thiếu chiếc bếp dầu, mọi người thường hay gọi là bếp “lò xô”. Chiếc bếp hình trụ, có màu xanh lá nhạt, lâu dần cáu bẩn những mắm muổi rỉ sét.

Ưu điểm của bếp dầu là rất dễ sử dụng, mồi lửa nhanh và có thể điều chỉnh độ lửa dễ dàng. Nhà nào lúc đó có được chiếc bếp dầu thì cũng được coi là nhà có điều kiện vì hồi ấy dầu được phát theo tiêu chuẩn tiem, phiếu. Hàng tháng đến ngày mậu dịch phát, cả dân cư gọi nhau mang can và tem phiếu ra xếp hàng đong dầu.

Xem thêm: 5 nguồn hàng đồ gia dụng giá rẻ bạn không thể bỏ qua

fcdv

Chiếc bếp dầu thời bao cấp. Ảnh tư liệu

Bếp dầu thời ấy đa phần do nhà máy Thăng Long sản xuất tráng men chịu nhiệt, đun một thời gian cặn dầu cáu bẩn két đầy các khe nên ai cũng có một cái que sắt nhỏ để khều bấc và cặn dầu.

Bấc dầu được bán ở Bách hóa Tổng hợp (chỗ Tràng Tiền plaza bây giờ), hay ở cửa hàng Kim khí điện máy (chỗ góc Phan Chu Trinh – Tràng Tiền).

Sang cuối những năm 90, bao cấp bị dỡ bỏ, dầu khan hiếm, than tổ ong bắt đầu tràn về, chiếc bếp dầu cũng vắng dần từ ấy.

Bếp không chỉ là nơi chế biến món ăn, nó là hiện thân của sự biến chuyển trong đời sống xã hội. Thời chiến, chiếc bếp Hoàng Cầm đơn sơ vừa làm nhiệm vụ nuôi quân, vừa phải đảm bảo an toàn, bí mật cho các chiến sĩ trước sự càn quét của kẻ thù. Thời bình, chiếc bếp dầu như hiện thân của sự no đủ, những món ăn ngon phảng phất mùi dầu hỏa ảm vào tâm hồn của những thế hệ được sống tháng năm bao cấp.

Hà Linh


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay