Chuyên đề Vật lý 9: Mắt cận và mắt lão
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Vật lý 9: Mắt cận và mắt lão, tài liệu bao gồm 4 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học viên cùng tìm hiểu thêm và tải về cụ thể tài liệu dưới đây .
Mắt cận và mắt lão
Chuyên đề môn Vật lý lớp 9
Chuyên đề: Mắt cận và mắt lão
A. Lý thuyết
B. Trắc nghiệm & Tự luận
A. Lý thuyết
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Mắt cận
a) Những biểu hiện của tật cận thị
– Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.
– Người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa (nếu mắt không điều tiết).
Ví dụ:
Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường.
Ngồi dưới lớp không nhìn rõ chữ viết ở trên bảng.
b) Nguyên nhân cận thị
– Đọc sách không đủ ánh sáng.
– Đọc sách quá gần.
– Xem các thiết bị công nghệ nhiều như tivi, điện thoại, máy tính…
– Ngồi học không đúng tư thế.
c) Cách khắc phục tật cận thị
Cách 1: Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc.
Cách 2: Đeo kính cận để có thể nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với
điểm cực viễn (Cv) của mắt.
2. Mắt lão
a) Những đặc điểm của mắt lão
– Mắt lão là mắt của người già.
– Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.
– Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.
b) Cách khắc phục tật mắt lão
Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.
Khi đeo kính lão, hình ảnh của vật qua kính lớn lên so với vật nhưng lại ở xa mắt hơn vật và do kính được đeo sát mắt nên
hình ảnh của chúng trên võng mạc vẫn có cùng kích thước. Vì vậy khi đeo kính lão, mắt nhìn thấy hình ảnh của các vật cũng
có độ lớn giống như khi không đeo kính.
B. Trắc nghiệm & Tự luận
Câu 1: Biểu hiện của mắt cận là:
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Biểu hiện của mắt cận là chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt
→ Đáp án A
Câu 2: Biểu hiện của mắt lão là:
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần
→ Đáp án B
Câu 3: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F
A. trùng với điểm cực cận của mắt.
B. trùng với điểm cực viễn của mắt.
C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.
Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của mắt (tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn)
→ Đáp án B
Câu 4: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như
A. kính phân kì B. kính hội tụ C. kính mát D. kính râm
Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần
→ Đáp án B
Câu 5: Mắt cận có điểm cực viễn
A. ở rất xa mắt.
B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.
Mắt cận có điểm cực viễn gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường
→ Đáp án C
Câu 6: Tác dụng của kính cận là để
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
Tác dụng của kính cận là để tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
→ Đáp án B
Câu 7: Chọn câu trả lời sai:
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ
vật:
A. gần nhất cách mắt 15 cm.
B. xa nhất cách mắt 50 cm.
C. cách mắt trong khoảng từ 15 đến 50 cm.
D. gần nhất cách mắt 50 cm.
Tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt đó. Vậy khi không đeo kính người đó nhìn rõ vật:
+ Gần nhất cách mắt bằng khoảng cực cận: dmin = OCC = 15 cm
+ Xa nhất cách mắt bằng tiêu cự của kính: dmax = OCV = f = 50 cm
+ Cách mắt trong khoảng từ 15 cm đến 50 cm.
→ Đáp án D
Câu 8: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là
bao nhiêu?
A. 25cm B. 15cm C. 75cm D. 50cm
Kính cận thích hợp là kính có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt.
⇒ OCv = 25cm
→ Đáp án A
Câu 9: Điểm cực viễn của mắt lão thì:
A. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
B. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.
C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.
D. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
Do về già mắt khả năng co bóp của cơ vòng đỡ thủy tinh thể giảm đi, nên khả năng điều tiết giảm và điểm cực cận lùi ra xa mắt
nhưng mắt vẫn nhìn được các vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết. Điều này nghĩa là điểm cực viễn của mắt lão bằng điểm
cực viễn của mắt thường
→ Đáp án D
Câu 10: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.
B. Mắt lão, đeo kính phân kì.
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.
D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Mắt này cận, phải đeo kính phân kì
→ Đáp án D
Bạn đang đọc: Chuyên đề Vật lý 9: Mắt cận và mắt lão
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Dịch Vụ Sửa Chữa
Có thể bạn quan tâm
- Tủ Lạnh Sharp Lỗi H-35 Bạn Có thể Khắc Phục?
- Hướng dẫn sửa lỗi E-61 máy giặt Electrolux tại nhà
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Cứu nguy ngay lập tức!
- Máy Giặt Electrolux Lỗi E51 Cảnh Báo Hỏng Nghiêm Trọng
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-29 gây tổn thất lớn cho người dùng
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Hư Hỏng Khó Khắc Phục!