Cách thiết lập nhiều Modem Wifi dùng chung 1 line nhà mạng | GIA TÍN Computer

Có lẽ không vấn đề gì vì đa số các thiết bị được thiết kế theo hướng Plug and Play tức là cứ cắm là chạy. Tuy nhiên, đã khi nào bạn phải phải lắp mạng cho công ty hay một nhà hàng, khách sạn với yêu cầu 1 đường truyền Internet nhưng phải chạy ổn định trên đó nhiều bộ phát wifi phục vụ nhiều tầng hay một phạm vi rộng? Bài viết dưới đây, Giatin.com.vn xin hướng dẫn các bạn cách thiết lập nhiều Modem Wifi dùng chung 1 line nhà mạng. Hãy cùng theo dõi nhé!

Khi nào cần lắp nhiều Modem Wifi dùng chung 1 line nhà mạng?

  • Công trình nhiều tầng (công ty, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ). 1 Modem Wifi không phủ sóng hết các tầng do đặc tính truyền thẳng và khả năng xuyên tường kém của tín hiệu tần số cao.
  • Cần tạo ra các khu vực riêng cho các máy tính, điện thoại khi tham gia vào mạng. (Ví dụ các máy trong công ty có thể chia sẻ tài nguyên cho nhau qua mạng LAN nội bộ, các máy của khách đến giao dịch làm việc chỉ được truy cập Internet, không được tham gia vào mạng LAN nội bộ, tránh trường hợp rò rỉ dữ liệu nội bộ)
  • Giới hạn các phòng ban trong công ty không truy cập nội bộ lẫn nhau qua việc tạo các dải mạng khác nhau từ các bộ phát wifi.

Làm thế nào để thiết lập nhiều Modem Wifi dùng chung 1 line nhà mạng?

1. Cách giải quyết:

Đầu tiên, các bạn tiến hành tắt DHCP trên các bộ phát Wifi. Để các bộ phát này không tự động cấp phát địa chỉ IP tự động. Khi đó dải IP trên các bộ phát Wifi sẽ cùng dải IP với Router. Hoặc các bạn cũng có thể đổi dãy ip cho cùng lớp mạng với router nhà mạng.

Lưu ý: Đối với mỗi nhà cung cấp thiết bị thì sẽ có các giao diện cấu hình khách nhau. Cũng như các thao tác tắt DHCP trên các bộ phát Wifi sẽ khác nhau. Tại ví dụ này, chúng tôi xin thực hiện trên bộ phát Wifi DLink.

2. Các bước thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, các bạn cắm dây cáp mạng từ máy tính kết nối với các bộ phát Wifi.

Bước 2: Mở trình duyệt Chrome, sau đó truy cập địa chỉ IP của bộ phát Wifi. Thông thường địa chỉ IP là 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1.

Bước 3: Điền thông tin đăng nhập và mật khẩu. Thông thường là admin và mật khẩu cũng là admin. Thông tin đăng nhập tùy theo từng hãng cung cấp sản phẩm, các bạn có thể xem thông tin phía sau mỗi thiết bị modem nhé!

  • Để tiếp tục các bạn nhấn Login.
  • Ở hộp thoại tiếp theo, các bạn chọn tab Local Network để tắt chế độ DHCP.

Bước 4:  Đối với các loại thiết bị phát Wifi khác ta cũng thực hiện tương tự như vậy. Sau đó, nhấn OK và khởi động lại thiết bị.

Như vậy, mỗi bộ phát Wifi sẽ được cấp phát theo số lượng máy truy cập do bạn cấu hình. Và các thiết bị đã có thể sử dụng mạng khi kết nối vào bộ phát Wifi ở gần đó nhất.

Bạn cần chú ý: Số lượng thiết bị kết nối đến Router hay Wifi tố đa 250 thiết bị.

3. Một số thuật ngữ và ý nghĩa

  • Router là gì? Router wifi là thiết bị định tuyến có nhiệm vụ chia sẻ Internet tới các thiết bị. Khi Router nhận mạng từ Modem thông qua cổng WAN. Nó sẽ sinh ra 1 dải IP khác với Modem.
  • DHCP viết tắt của từ Dynamic Host Configuration: Là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động. Cùng với các cấu hình lên quan khác như: Subnet Mask, Gateway mặc định.
  • Địa chỉ IP – Internet Protocol Address: Là dãy số xác định thiết bị để có thể gửi nhận dự liệu đến các máy khác.
  • Cổng WAN: Dùng để nhận 1 địa chỉ IP từ Router sau đó cấp phát địa chỉ IP khác với dải IP của Router. Thông thường cổng này có màu khác với cổng còn lại.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách lắp đặt Wifi cho nhà nhiều tầng đơn giản, hiệu quả nhất

Chúc các bạn triển khai thành công xuất sắc nhé !


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay