Máy lạnh bị nhảy CB? Nguyên nhân và cách khắc phục
Cập nhật 9 tháng trước
351
Bạn đang đọc: Máy lạnh bị nhảy CB? Nguyên nhân và cách khắc phục
Máy lạnh bị nhảy CB làm ảnh hưởng đến sự vận hành của thiết bị, nếu duy trì tình trạng này lâu dài có thể dẫn đến tình trạng chập cháy. Vậy hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh dẫn đến tình trạng này nhé!
1 CB máy lạnh là gì?
CB máy lạnh là khí cụ điện có chức năng để ngắt mạch điện tự động trong trường hợp máy lạnh tiêu thụ điện quá tải hoặc xảy ra tình trạng ngắn mạch, thấp áp,… CB là từ viết tắt của Circuit Breaker, còn gọi là Aptomat máy lạnh.
Trong quá trình vận hành, CB có thể gặp với rất nhiều sự cố khiến cho nó hoạt động không được bình thường, gồm cả hiện tượng nhảy CB – làm gián đoạn sự vận hành của máy lạnh, nếu kéo dài tình trạng này có thể gây ra hiện tượng chập cháy rất nguy hiểm.
2 Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy lạnh bị nhảy CB
CB bị hỏng
Nguyên nhân:
- CB cũng có tuổi thọ nhất định, theo tiêu chuẩn thì CB có thể đạt đến số lần bật tắt khoảng 500 lần. Điều này có nghĩa là, sau 500 lần thì tuổi thọ CB sẽ bị giảm, khiến nó hoạt động kém đi so với ban đầu.
- Nguyên nhân là do thanh đồng lưỡi gà bên trong CB bị hao mòn dần sau khoảng thời gian dài hoạt động, khiến cho các điểm tiếp xúc trở nên kém, làm cho dòng điện chạy qua bị chập chờn và gây ra hiện tượng nhảy CB.
Cách khắc phục:
- Bạn nên mua CB mới phù hợp với công suất tiêu thụ của máy lạnh. Vì nếu chọn mua CB mới có công suất tải quá thấp so với công suất tiêu thụ của máy lạnh thì cũng sẽ khiến cho CB tiếp tục bị nhảy.
Dàn lạnh hoặc dàn nóng của máy lạnh bị chạm điện
Nguyên nhân:
- Không vệ sinh máy lạnh định kỳ dễ khiến cho bụi bẩn có điều kiện bám dày đặc trên lưới lọc ở dàn lạnh máy lạnh, từ đó hơi lạnh không được thoát ra ngoài. Thay vào đó, chúng sẽ đọng lại thành giọt nước và có thể gây chạm điện, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động CB, khiến cho CB bị nhảy.
- Ngoài ra, nếu không vệ sinh máy lạnh thường thì bạn sẽ không phát hiện kịp thời một số linh kiện, bộ phận bị hỏng như tụ đề block hay block (máy nén), có thể gây ra tình trạng chạm điện, từ đó khiến cho CB bị nhảy.
Cách khắc phục:
- Bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh định kỳ 6 – 9 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng. Hơn nữa, nếu phát hiện máy lạnh bị chảy nước thấm trên tường hoặc nhỏ xuống sàn, thì hãy nhanh chóng dùng bút thử điện xem máy lạnh có đang bị rò rỉ điện không?
- Nếu không tìm ra nguyên nhân, tốt nhất bạn nên nhờ đến nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ.
Xem thêm: Làm gì khi dàn lạnh điều hòa bị chảy nước?
Lưới lọc ở dàn lạnh bị bám nhiều bụi bẩn làm cho máy lạnh dễ bị đọng nước, gây chạm mạch, khiến CB nhảy
Xem thêm: Bảo hành điều hòa Tại Long Biên
Dàn nóng bị rò rỉ điện
Nguyên nhân:
- Phần lớn, dàn nóng được lắp đặt ngoài trời nên thường tiếp xúc với nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến sự thoát nhiệt của thiết bị.
- Thậm chí, một số linh kiện bên trong dàn nóng có thể bị xuống cấp sau khoảng thời gian dài sử dụng, hoặc xảy ra hiện tượng rung lắc và tiếp xúc, ma sát với phần hộp kim loại chứa board mạch, sinh ra dòng điện nhỏ, kết hợp với nhiệt độ nóng bên ngoài, từ đó dễ gây rò rỉ điện, khiến cho CB bị nhảy.
Cách khắc phục:
- Bạn cần chú ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở ngoài trời, vị trí thoáng mát, không gặp phải nhiều chướng ngại vật và tránh hướng gió thổi vuông góc trực tiếp vào dàn nóng.
- Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh máy lạnh định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng dàn nóng hoạt động bất thường.
Nguồn điện bị quá tải
Nguyên nhân:
- Máy lạnh sử dụng nguồn điện chung với nhiều thiết bị khác trong nhà, làm cho nguồn điện bị quá tải và làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của CB vì điện áp vào máy lạnh có thể quá lớn hoặc quá thấp, gây hiện tượng CB bị nhảy.
Cách khắc phục:
- Bạn nên sử dụng máy ổn áp để ổn định nguồn điện cấp vào các thiết bị điện trong nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên phân bổ hợp lý việc sử dụng nguồn điện giữa các thiết bị điện trong nhà.
- Chẳng hạn, tránh dùng máy lạnh chung ổ điện với tủ lạnh và tivi, vì đây đều là thiết bị tiêu thụ điện lớn nên khi chúng hoạt động cùng một lúc sẽ dễ gây ra tình trạng quá tải nguồn điện, khiến cho CB máy lạnh dễ bị nhảy.
Dây điện nguồn gặp sự cố
Nguyên nhân:
- Ngoài vấn đề liên quan đến ổ điện (nguồn điện), dây điện cũng là nguyên nhân khiến cho CB máy lạnh bị nhảy.
- Vì dây dẫn điện có thể bị chạm hoặc còn non khiến cho dây dễ bị nóng lên và chảy lớp nhựa bên ngoài, hay tại một số vị trí trên dây điện nguồn có thể bị côn trùng cắn, tất cả những điều này có thể gây ra tình trạng rò rỉ và chạm điện.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại toàn bộ dây điện nguồn để chắc chắn rằng chúng hoạt động tốt. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, bạn có thể nối lại hoặc thay mới để đảm bảo nguồn điện cấp vào máy lạnh ổn định, từ đó không xảy ra hiện tượng CB bị nhảy.
Có thể bạn chưa biết?
Dịch vụ Tận Tâm là thành viên của xác nhận trong vòng 2h, hoặc gọi vào Hotline Dịch Vụ Thương Mại Tận Tâm là thành viên của Thế Giới Di Động và Điện máy XANH, phân phối những giải pháp sửa chữa thay thế, lắp ráp và vệ sinh máy lạnh với mức giá vô cùng hài hòa và hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể đặt dịch vụ tại đây, chúng tôi sẽ, hoặc gọi vào hotline 1800.1783 để được tư vấn tận tình nhé !Tham khảo thêm các mẫu máy lạnh đang được bán chạy nhất tại Điện máy XANH:
Hy vọng những san sẻ này đã giúp bạn hiểu thêm về máy lạnh bị nhảy CB, những nguyên do cùng với cách khắc phục tương ứng sao cho hiệu suất cao. Chúc bạn thành công xuất sắc !
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Sửa Điều Hòa
Có thể bạn quan tâm
- Điều hòa Carrier báo lỗi sửa thế nào chuẩn an toàn nhất?
- Mã lỗi điều hòa Sumikura là gì? Sửa ngay cùng App Ong Thợ
- Tự sửa các mã lỗi điều hòa Gree cùng ứng dụng Ong Thợ
- Đơn Giá 200.000 VNĐ Bảo Dưỡng Điều Hòa Gồm Những Gì?
- Cách tự sửa máy điều hòa Fujitsu báo lỗi cùng App Ong Thợ
- Tự sửa điều hòa Mitsubishi Báo Lỗi Cùng “App Ong Thợ”