NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ – ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI || HaUI

Hoạt động 5S tại Khoa Cơ khí vì thiên nhiên và môi trường thao tác khoa học, bảo đảm an toàn và hiệu suất caoNghiệm thu cấp cơ sở trách nhiệm KH&CN Bộ Công Thương năm 2021 “ Nghiên cứu giải pháp phong cách thiết kế tích hợp trên ứng dụng CAD và gia công biên dạng Cycloid trên máy CNC 5 trục ”Tân kỹ sư Đại học Công Nghiệp TP.HN tự hào góp sức vào sự nghiệp kiến thiết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hội thảo giới thiệu chương trình tuyển sinh lớp cử nhân tài năng làm việc tại Nhật Bản của Công ty Clay Việt Nam

Đại học Công nghiệp TP.HN đạt 18 giải cá thể và 2 giải đồng đội tại Olympic Cơ học toàn nước lần thứ 32Thông báo tuyển sinh chương trình huấn luyện và đào tạo trước tuyển dụng của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nissan Automotive Technology Việt NamNGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

1. Mục tiêu đào tạo

PEO1: Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học cơ bản nhằm đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

PEO2: Có các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; có đủ năng lực vận dụng được các kiến thức chuyên ngành trong việc phát hiện, giải quyết vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì các sản phẩm cũng như hệ thống cơ điện tử trong các hệ thống sản xuất công nghiệp;

PEO3: Có kĩ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp và làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hoá, đa quốc gia;

PEO4: Có hiểu biết kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

a. Có khả năng lựa chọn và vận dụng kiến thức toán và khoa học tự nhiên để xây dựng mô hình, mô phỏng và phân tích hệ thống cơ điện tử;

b. Có khả năng lựa chọn và vận dụng kiến thức cơ sở, chuyên ngành và sử dụng các công cụ hiện đại để tính toán thiết kế và chế tạo hệ thống cơ điện tử;

c. Có khả năng lắp đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh; đề xuất các giải pháp cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của quá trình sản xuất;

d. Có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh ở trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc;

e. Có khả năng tổ chức và làm việc hiệu quả trong các hoạt động nhóm;

f. Có khả năng vận dụng kĩ năng giao tiếp văn bản, thuyết trình và đồ họa ở cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật;

g. Có nhận thức về nhu cầu cũng như khả năng tham gia vào việc phát triển chuyên môn liên tục tự định hướng;

h. Có nhận thức về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp;

i. Có khả năng nhận biết xu hướng công nghệ trong bối cảnh doanh nghiệp, môi trường, xã hội và toàn cầu;

j. Có nhận thức đầy đủ về chính trị, pháp luật cũng như những vấn đề đương đại.
3. Bảng số liệu sinh viên nhập học và sinh viên tốt nghiệp hàng năm

4. Chương trình khung các khóa ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử khóa 16

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử khóa 15

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử khóa 14

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử khóa 13

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử khóa 12

Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Điện Tử Bách Khoa


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay