8 giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

HTThứ hai, 20/7/2020|08:00 GMT+7

8 giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong những năm qua, DNNVV Nước Ta có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội, góp phần vào GDP, tạo công ăn việc làm, không thay đổi kinh tế tài chính, lan rộng ra thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động giải trí của DNNVV vẫn còn gặp những khó khăn do ảnh hưởng tác động từ những yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng tác động đến sự tăng trưởng, hạn chế về quy mô, mức độ góp phần vào nền kinh tế tài chính .

Để tiếp tục phát huy vai trò của DNNVV, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong môi trường cạnh tranh, hội nhập hiện nay, cần quan tâm chú trọng một số giải pháp trọng tâm sau:

1. Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển DNNVV nhằm bảo đảm duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư. Theo đó, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tăng cường cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp; thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

2. Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ DNNVV phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh. Theo đó, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV phải dựa trên những nền tảng pháp lý, các quy định của pháp luật quốc gia, tuân thủ các cam kết quốc tế trong các hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam là thành viên. Việc hỗ trợ trên nguyên tắc này sẽ đảm bảo không tạo ra những rào cản pháp lý hay sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

3. Các DNNVV cần tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế và hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng qua Internet. Giải pháp này nhằm giảm chi phí giao dịch, kết nối và chia sẻ thông tin tài chính với các tổ chức tín dụng để dần minh bạch hóa thông tin tài chính, tạo lòng tin trên thị trường. Nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và quản lý tài chính; tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với DNNVV của Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.

4. Các ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước. Điều này nhằm mục đích tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các DNNVV được Chính phủ, Nhà nước chú trọng phát triển. Thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng là DNNVV theo từng nhóm ngành nghề để có các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách linh hoạt. Đồng thời, cải tiến, đơn giản hóa quy trình cho vay, yêu cầu thông tin cung cấp phù hợp với thực tế và có tư vấn, hướng dẫn chi tiết để các DNNVV có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

5. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, song quy định về hỗ trợ tiếp cận vốn còn khá khiêm tốn, thiếu cơ sở triển khai trong thực tế. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần tăng cường thực hiện hiệu quả các văn bản điều hành của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; Nghị định số 34/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Nghị định số 39/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV…

6. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Cần thực hiện các biện pháp khuyến khích sự phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, cũng như các quỹ đầu tư, giảm sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong đó, cần tập trung thúc đẩy sự phát triển dịch vụ định mức tín nhiệm nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, nâng cao tính công khai minh bạch, thúc đẩy huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế thông qua ban hành chế độ quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra/kiểm tra về thuế; tiếp tục sửa đổi quy định về hồ sơ hoàn thuế, phần mềm hỗ trợ công tác tự động xây dựng báo cáo hồ sơ hoàn thuế; nộp hồ sơ hoàn thuế qua mạng; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý công tác hoàn thuế và thực hiện công khai để người được hoàn thuế biết được thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Triển khai đồng bộ, rộng khắp ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, thanh toán tiền thuế qua di động, thanh toán qua Internet. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo việc triển khai đầy đủ hệ thống thông quan điện tử…

8. Cần khuyến khích, hỗ trợ DNNVV đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Hoàn thiện và bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ; phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ; áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ; kết nối DN, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.  


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay