Tổng quan về cây chè – Chè búp Tân Cương

Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè (trà – đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là “Trung Quốc” trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.

cây chè

Tổng quan về cây chè

Chè là 1 thức uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Ngày nay, chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và cao cao.
Ngoài ra, chè là 1 cây công nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm. Do đó, chè là 1 trong những cây trồng được quan tâm và phát triển mạnh đặc biệt là ở vùng trung du và miền núi trong đó có Thái nguyên với thương hiệu che bup Tan Cuong nổi tiếng.
Đây cũng là 1 biện pháp có hiệu lực nhằm làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế.

Nguồn gốc

cây chè

Nguồn gốc cây chè trên thế giới

Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam – Trung Quốc.
Năm 1823, các học giả người Anh cho rằng quê hương của chè là ở Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc.
Từ sứa biến đổi sinh hóa của các lá chè mọc hoang dại và các cây chè được trồng trọt, chăm sóc, Dejmukhatze cho rằng, nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau.

Nguồn gốc cây chè ở Việt Nam

Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Nắm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Đại thể chè phát nguyên từ 1 vùng sinh thái hình quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trụng Tây Đông từ kinh độ 95 đến 120 độ Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29 đến 11 độ Bắc.
Sơ đồ tiến hóa của cây chè
“Camellia ->Chè Việt Nam ->Chè Vân Nam lá to -> Chè Trung Quốc ->Chè Assam Ấn Độ”

Đặc điểm phân loại

Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
– Ngành hạt kín Angiospermae
– Lớp song tử diệp Dicotyledonae
– Bộ chè Theales
– Họ chè Theaceae
– Chi chè Camellia (Thea)
– Loài Camellia (Thea) sinensis.
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.

Phân loại

Hơn một trăm năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Có 20 cách đặt tên khoa học cho cây chè. Diễn biến chủ yếu như sau:
– Năm 1807 f. Sims. Thea sinensis Sims.
– 1822 H.F. Link. Camellia sinensis Link.
– 1854 W. Griffim. Camellia theifera Griff.
– 1874 D. Brandis. Camellia thea Brandis.
– 1874 W. T. T. Dyer. Camellia theifera Dyer.
– 1908 G. Watt. Camellia thea (Link) Brandis.
– 1919 C. P. Cohen Stuart. Camellia thiefera (Griff) Dyer.
– 1933 C. R. Harler. Thea sinensis (L) Sims.
– 1956 C. R. Harler. Camellia sinensis (L) O. Kuntze.

Hiện nay những nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là Camellia sinensis ( L ) O. Kuntze .

Cơ sở của việc phân loại chè

cây chè

­ Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá…  ­ Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái.  ­ Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định. phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại này được nhiều người chấp nhận. Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (varietas):
Phân loại Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):
– Đặc điểm: ­ Cây bụi thấp phân cành nhiều. ­ Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 ­ 6,5 cm. ­ Có 6 ­ 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. ­ Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường. ­ Khả năng chịu rét ở độ nhiệt ­12oC đến ­15oC. Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.
Phân loại Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
– Đặc điểm: Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. ­ Lá to trung bình chiều dài 12 ­ 15 cm, chiều rộng 5 ­ 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. ­ Có trung bình 8 ­ 9 đôi, gân lá rõ. ­ Năng suất cao. Phẩm chất tốt. Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Phân loại Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):
– Đặc điểm: Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. ­ Lá to và dài 15 ­ 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. ­ Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. ­ Có khoảng 10 đôi gân lá. ­ Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. Nguyên sản ở Vân Nam ­ Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.
Phân loại Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):
­ – Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa. ­ Lá dài tới 20 ­ 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. ­ Có trung bình 12 ­ 15 đôi gân lá. ­ Rất ít hoa quả. ­ Không chịu được rét hạn. ­ Năng suất, phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.
Phân loại Bốn thứ (varietas)
Các loại chè trình bày trên đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
­ Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v…
­ Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương che Shan Tuyet lại có các giống khác nhau như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh …

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ

Thân và cành:

– Chè chỉ có một thân chính và sau đó mới phân ra các cấp cành.
– Do hình dạng phân cành khác nhau nên người ta chia thân chè ra làm 3 loại:
+ Thân gỗ
+ Thân bán gỗ
+ Thân bụi
– Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành. Trên cành chia làm nhiều đốt.
– Từ thân chính cành chè được chia ra làm nhiều cấp: I, II,III.
– Thân và cành chè đã tạo nên khung tán của cây chè. Số lượng cành thích hợp và cân đối trên khung tán, chè sẽ cho sản lượng cao.

Mầm chè

– Mầm sinh dưỡng: phát triển thành cành lá.
– Mầm sinh thực: nằm ở nách lá. Bình thường ở mỗi nách lá có 2 mầm sinh thực hoặc nhiều hơn và khi đó ở nách lá sẽ có một chùm hoa.

Búp chè

– Là một đoạn non của 1 cành chè.
– Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. – Kích thước của búp thay đổi tùy thuộc vào giống, loại và liều lượng phân bón,các khâu kỹ thuật canh tác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
– Búp chè có hai loại:
+ Búp bình thường
+ Búp mù

Ở Nước Ta, có rất nhiều tên thương hiệu chè nổi tiếng như : Che bup Thai Nguyen, chè Bảo Lộc, chè Shan Tuyết, chè Lâm Đồng … Những mẫu sản phẩm chè này đã cùng góp thêm phần tăng trưởng cây chè trên quốc tế .


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay