Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P – Tài liệu text

Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.88 KB, 80 trang )

Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
TÓM LƯỢC
Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chỉ tiêu chi phí cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp
những căn cứ đánh giá một cách khái quát tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định để từ đó ra các quyết định đúng đắn. Do đó, kế
toán đầy đủ, kịp thời, chính xác doanh thu theo quy định là vấn đề được mỗi doanh
nghiệp quan tâm.
Nhận thức được điều đó trong thời gian thực tập tại công ty TNHH 4P em đã tập
trung đi sâu tìm hiểu công tác kế toán chi phí tại công ty, do đó em quyết định chọn đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “ Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại
công ty TNHH 4P”.
Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Trong chương này trình bày một số định nghĩa, khái niệm, lý thuyết về kế toán chi
phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất ( gồm VAS 01, 02, 03, 16) và quy định của chế
độ kế toán doanh nghiệp hiện hành về kế toán chi phí sản xuất như chứng từ, tài khoản sử
dụng, tình độ hạch toán, sổ kế toán
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH
4P
Trong chương này, trình bày tổng quan tình hình, ảnh hưởng nhân tố môi trường
( nhân tố vi mô, nhân tố vĩ mô) đến Công ty TNHH 4P và thực trạng chi phí kế toán sản
xuất linh kiện điện tử tại Công ty.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện
tử tại công ty TNHH 4P.
Trong chương này, được trình bày đánh giá ưu điểm và tồn tại trong công tác kế
toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P, đồng thời trình bày các giải
pháp cũng như điều kiện thực hiện của Nhà nước và công ty
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
i
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán

LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị trong
phòng kế toán của công ty TNHH 4P đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tìm hiểu thực tế
công tác kế toán cung cấp dịch vụ tại công ty.
Đồng thời em xin chân thành cám ơn thầy cô giáo, những người đã tận tình dìu dắt
em trong suốt 4 năm học vừa qua, đặc biệt là Th.S Nguyễn Thị Minh Giang đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết của em vẫn còn nhiều khiếm khuyết, em
rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị
trong phòng kế toán công ty TNHH 4P để bài khóa luận của em có nghĩa thực tế cao
hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
ii
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
iii
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT Tên Nội dung sơ đồ
1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT
2 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT
3 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí SXC
4 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí
5 Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
6 Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái
7 Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ- Ghi sổ

8 Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ
9 Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
10 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH 4P
11 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH 4P
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
iv
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CPSX Chi phí sản xuất
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
SXKD Sản xuất kinh doanh
HĐ Hóa đơn
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NCTT Nhân công trực tiếp
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
PXK Phiếu xuất kho
SXC Sản xuất chung
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
VAS Chuẩn mực kế toán
SP Sản phẩm
BCĐKQHĐKD Bảng cân đối kết quả hoạt động kinh doanh
VAS Chuẩn mực kế toán
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109

v
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình
kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để tạo ra được sản phẩm. Tổng hợp toàn bộ các
hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo
nên chỉ tiêu chi phí sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào
việc doanh nghiệp có bảo đảm tự bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi
phí sản xuất và giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất
quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Mặt khác, xét trên góc độ vĩ
mô, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất kinh
doanh đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các công ty.
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hoạch toán đầy đủ chi phí sản
xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản
xuất, phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch
toán kinh doanh. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định.
Để giải quyết được vấn đề đó, phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận mà
còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý của
các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và Công ty TNHH 4P nói riêng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, trong quá trình hoạt động của mình, Công ty
TNHH 4P luôn quan tâm và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán CPSX. Tuy nhiên,
qua tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thành
công đã đạt được vẫn tồn tại một số điểm chưa hợp lý như khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
chưa phản ánh được mức hao mòn thực tế của TSCĐ. Hơn thế nữa, mặc dù công ty hoạt
động chủ yếu là gia công nhưng công ty không sử dụng TK 002… Vì những lý do trên nên
em lựa chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P”.
2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giả quyết trong đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác định chi phí sản xuất sản phẩm linh kiện điện
tử, trên cở sở đó, đề xuất các giải pháp để giảm các chi phí chưa hợp lý nhằm nâng cao
lợi nhuận sản xuất kinh doanh cho Công ty.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
1
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Mục tiêu về lý luận: Khóa luận đã tóm lược được một số vấn đề lý luận cơ bản
về kế toán chi phí sản xuất như các định nghĩa, khái niệm về chi phí, cách phân loại chi
phí, ngoài ra còn hệ thống hóa nội dung kế toán CPSX theo chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành.
Mục tiêu về thực tiễn: Sau khi nghiên cứu đề tài, giúp DN có cái nhìn tổng quát,
đầy đủ và toàn diện về thực trạng kế toán CPSX tại DN. Việc thực hiện công tác kế toán
tại đơn vị đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì cần
giải quyết? Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX tại đơn vị.
Đối với nhà quản trị, giúp cho nhà quản trị có được cái nhìn tổng thể về quá trình tập hợp
chi phí để cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo, từ đó quản lý một cách chặt chẽ các chi
phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, qua đó giảm thiểu các khoản chi phí không đáng có.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
– Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn kế toán chi phí
sản xuất tại Công ty TNHH 4P
– Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu được thực hiện tại
Công ty TNHH 4P.
● Địa chỉ của DN: Xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
● Văn phòng đại diện: 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Phạm vi về thời gian: Từ ngày 14/3/2013 đến 03/05/2013.
+ Phạm vi về số liệu: Số liệu nghiên cứu được lấy của tháng 3/2013
4. Phương pháp( cách thức) thực hiện đề tài.
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

– Phương pháp quan sát
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH 4P, được tham gia vào hoạt động kế
toán của Công ty, quan sát quá trình luân chuyển chứng từ, hạch toán, so sánh việc thực
hành có đúng với chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng
– Phương pháp điều tra
Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra cho cách nhân
viên phòng kế toán tài chính, công nhân trực tiếp sản xuất và các nhà quản lý của Công ty
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
2
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
TNHH 4P nhằm tìm hiểu cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động SXKD cũng như tổ chức bộ
máy kế toán và công tác kế toán CPSX linh kiện điện tử tại Công ty.
Phụ lục 1.1: Phiếu điều tra
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nội dung của phương pháp là đi sâu nghiên cứu tài liệu lý luận về công tác kế
toán CPSX trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán trong các DN và trong một số tạp
chí kế toán, đồng thời nghiên cứu các tài liệu của Công ty về kế toán CPSX linh kiện điện
tử như: các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán sử dụng, các sổ kế toán sử dụng.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
– Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh
thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh
doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là:
Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế,
đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh
tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh
là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch

tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục và phần mở đầu
khóa luận có bố cục bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiêp sản xuất.
Chương II: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty
TNHH 4P.
Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
3
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DN SẢN XUẤT
1.1. Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác: quá trình sản xuất của một DN cần sự kết
hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tương ứng với
yếu tố cơ bản của quá trình SXKD là các chi phí SXKD nói chung của DN, bao gồm: Chi
phí về các loại đối tượng lao động, chi phí về các loại tư liệu lao động chủ yếu, chi phí về
lao động, chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Như vậy, bất kỳ
một DN lớn hay nhỏ muốn tiến hành sản xuất đều phải bỏ ra những khoản chi phí nhất
định. Những chi phí này là điều kiện vật chất, là tiền đề bắt buộc để các kế hoạch SXKD
thành hiện thực.
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Viêt Nam (VAS)số 01- Chuẩn mực chung thì chi
phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các
khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm
giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Như vậy CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà DN phải tiêu dung

trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ SP. Thực chất chi phí là sự
chuyển dịch vốn- chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá
( SP, lao vụ, dịch vụ).
Nói cách khác, CPSXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà DN đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong
một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm). Đó chính là các khoản chi phí phát sinh nhằm
để thực hiện sản xuất trong một tổ chức, nó bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi
phí SXC. Trong đó:
– Chi phí lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các
khoản trích theo lương của người lao động.
– Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động,
đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính.
– Chi phí NVLTT là toàn bộ các chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu
khác… được sử dụng trực tiếp để sản xuất SP.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
4
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
– Chi phí NCTT là các khoản chi phí trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, các khoản
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp.
– Chi phí SXC là toàn bộ các khoản CPSX ngoại trừ chi phí NVLTT, chi phí NCTT
như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dung cho sản xuất…
– Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi dơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của
doah nghiệp bất kể nó được dung vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu cho quá trình sản
xuất trong kỳ của DN bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, quá trình SXKD và chi
tiêu cho quá trình tiêu thụ.
Tóm lại bản chất của CPSX trong hoạt động của DN sản xuất luôn được xác định
là giá trị kinh tế của một nguồn lực tiêu hao đi để có được SP, dịch vụ hi vọng đem lại lợi
ích tức thời hay trong tương lai của DN. Tuy nhiên không phải bất cứ sự chi tiêu nào của

DN cũng được coi là chi phí trong kỳ hạch toán. DN chỉ được ghi nhận vào chi phí trong
kỳ những chi phí có liên quan đến khối lượng SP đã thực hiện trong kỳ
1.1.2 Lý thuyết về kế toán chi phí trong DN sản xuất
1.1.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất trong DN sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc giữ
vững và phát triển DN. Chi phí sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của
DN. Dựa vào nội dung kinh tế, chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đặc điểm chi phí sản
xuất trong các DN sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu luôn là khoản chi phí lớn nhất, tuy
nhiên trong DN chuyên gia công thì nguyên vật liệu chủ yếu cho DN khác cung cấp. Vì
vậy cần đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu vì đó là những nguyên liệu khó thay thế. Do
tính chất quan trọng của chi phí sản xuất, để DN hoạt động có hiệu quả, DN cần cân đối
giữa chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm.
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
CPSX của doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại, nhưng để hạch toán chi phí sản
xuất được thuận tiện, đồng thời giúp cho các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc kiểm
tra, phân tích quá trình phát sinh chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải
phân loại chi phí vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
5
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Việc phân loại chi phí là vô cùng cần thiết, nó là cơ sở cho việc giảm chi phí một
cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong doanh
nghiệp. Thông thường chi phí sản xuất sản phẩm được phân theo các tiêu thức sau:
 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi
phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu
tố chi phí, bao gồm:
– Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong

quá trình sản xuất kinh doanh.
– Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các
khoản trích trên lương vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
– Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng
trong sản xuất của doanh nghiệp.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài.
– Chi phí bằng tiền khác.
 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào công dụng của chi phí để chia toàn
bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục sau:
– Chi phí NVLTT: Là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên liệu phụ trực tiếp để
chế tạo ra sản phẩm.
– Chi phí NCTT: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ
cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
– Chi phí SXC: Bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý
phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội như:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí bằng tiền khác.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
6
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn
thành.
Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành:
– Chi phí khả biến ( biến phí ): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động

của đơn vị.
– Chi phí bất biến ( định phí ): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có
sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ liên quan với lợi nhuận
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
– Chi phí thời kỳ: Là những chi phí khi phát sinh nó làm giảm lợi nhuận kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Chi phí sản phẩm: Là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư,
tài sản hoặc của thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và
chỉ trở thành phí tổn khi hàng hóa, sản phẩm được tiêu thụ.
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu
chi phí
Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
– Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí phát sinh, tập hợp trực tiếp cho một đối
tượng tập hợp chi phí.
– Chi phí gián tiếp: Là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng do đó phải tập hợp
chung sau đó phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
1.1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản
xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính
giá thành sản phẩm.
Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định
nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào các yếu tố sau:
– Căn cứ vào đặc điểm, công cụ của chi phí sản xuất.
– Căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất, xác định mục tiêu cần yêu cầu, trình độ quản
lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
7

Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
có thể là toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ riêng biệt hoặc từng tổ
đội phân xưởng sản xuất.
– Căn cứ vào quy trình công nghệ và đặc điểm sản phẩm mà đối tượng có thể là
nhóm sản phẩm, cây trồng, từng mặt hàng sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơn
đặt hàng, từng cụm, từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
Tập hợp CPSX theo đúng đối tượng quy định có tác dụng phục vụ tốt cho việc
quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành SP kịp thời chính xác.
 Phương pháp tập hợp CPSX
Trong quá trình sản xuất SP ở các DN thường phát sinh nhiều loại CPSX khác
nhau. Những CPSX này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí.
Để tập hợp CPSX chính xác chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:
– Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếp
với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.
– Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi CPSX có liên quan
với nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ
theo từng đối tượng được. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:
+ Xác định hệ số phân bổ (H)
H=Tổng chi phí cần phân bổ/ Tổng tiêu thức phân bổ
+ Xác định mức chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể ( Ci):
Ci= Tiêu thức phân bổ x Hệ số phân bổ chi phí (H)
1.1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
CPSX trong DN đóng vai trò rất quan trọng trong DNSX, nó quyết định sức cạnh
tranh của DN trên thị trường. Vì vậy DNSX cần có công tác quản lý CPSX thật tốt để
đảm bảo với mức chi phí thấp nhất nhưng có được chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Đây là một DN có tính chất hoạt động gia công là chủ yếu, vì vậy cần đảm bảo tốt
công tác quản lý chất lượng hàng gia công, đồng thời quản lý chặt chẽ công nhân lao động.
Tính chất phức tạp của hoạt động đòi hỏi công tác quản lý phải xác định rõ từng
bước công việc tránh sự chồng chéo các chức năng gây tốn kém về người và của. Người
quản lý cần phân định rõ chức năng trách nhiệm cho từng bộ phận, thậm chí từng cá nhân

giúp cho hoạt động tiến hành trôi chảy.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
8
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.1.2.5 Vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
– Kế toán chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với
đặc thù công việc của doanh nghiệp và yêu cầu công tác quản lý.
– Tổ chức hạch toán các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất phù hợp
với những phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đó lựa chọn.
– Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định
giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
1.2. Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất.
1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung
Theo VAS số 01, kế toán CPSX phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán
như: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh và các nguyên tắc
kế toán ( cơ sở dồn tích, phù hợp, thận trọng, nhất quán,…)
Cũng theo chuẩn mực này, chi phí SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của DN như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung những khoản chi phí liên quan đến hoạt động cho các
bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,….Những chi phí này phát sinh
dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
Chi phí SXKD được ghi nhận trong BCĐKQHĐKD khi các khoản chi phí này làm
giảm lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ
phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đang tin cậy. Các chi phí được ghi
nhân trong BCĐKQHĐKD phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào BCĐKQHĐKD trong kỳ khi chi phí đó
không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho

HTK của mỗi DN có thể là: Các loại hàng hóa, thành phẩm, SP dở dang, nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ… để sử dụng trong quá trình SXKD hoặc cung cấp dịch
vụ. Trong đó, các loại vật tư, CPSX kinh doanh dở dang là các yếu tố liên quan trực tiếp
đến kế toán CPSX nói chung và kế toán CPSX nói riêng tại các DN sản xuất công nghiệp
nói riêng, đặc biệt là chi phí về NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX sản
phẩm.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
9
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Theo đó, việc hạch toán các khoản CPSX có liên quan đến các loại HTK kể trên
chịu sự phân phối của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho. Nội dung của VAS số
02 quy định giá trị của các loại thành phẩm, bán thành phẩm, NVL, CCDC được tính
theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải
tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó:
 Chi phí chế biến SP ( thành phẩm, bán thành phẩm, NVL, CCDC tự chế) bao
gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến SP sản xuất, như chi phí NCTT, chi phí
SXC cố định, chi phí SXC biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật
liệu thành thành phẩm. Trong đó:
Chi phí SXC cố định là những CPSX gián tiếp, thường không thay đổi theo số
lượng SP sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà
xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí SXC cố định
phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị SP dựa trên công suất bình thường của máy
móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng SP đạt được ở mức trung bình trong các
điều kiện sản xuất bình thường.
● Trường hợp mức SP thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi
phí SXC cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh.
● Trường hợp mức SP thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thương thì chi
phí SXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị SP theo mức công
suất bình thường. Khoản chi phí SXC không phân bổ được ghi nhận là chi phí SXKD

trong kỳ.
-Chi phí SXC biến đổi là những CPSX gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc
gần như trực tiếp theo số lượng SP sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp,
chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí SXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh.
 Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại SP trong cùng một khoảng thời
gian mà chi phí chế biến mỗi loại SP không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí
chế biến được phân bổ cho các loại SP theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ
kế toán.
 Trường hợp có SP phụ, thì giá trị SP phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được và giá trị này được trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho SP chính.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
10
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Việc tính giá trị HTK có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương
pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước
xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước.
1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình.
Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn, cần phải tiến hành khấu hao
TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái
sản xuất TSCĐ sau khi hết thời hạn sử dụng, do đó khấu hao là môt yếu tố chi phí trong
giá thành SP của DN. Trong thực tế, qua trình sản xuất SP thường có liên quan đến rất
nhiều loại TCSĐHH của DN như: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất….
và do đó kế toán CPSX cũng cần tuân thủ các quy định của VAS 03.
Theo đó, các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính
được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ. Còn các chi phí phát sinh sau khi ghi nhân
ban đầu TSCĐHH không thỏa mãn điều kiện chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong
tương lai do sử dụng tài sản đó, thì phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ. Chi phí
về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐHH nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng

đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động ban đầu và khấu hao TSCĐ
dùng trong SXKD được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ. Giá trị phải khấu hao của
TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng.
Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho DN. Số
khấu hao của từng kỳ hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào
giá trị của các tài sản khác. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH do DN xác định chủ
yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản cũng như dựa trên kinh nghiệm của DN
đối với tài sản cùng loại.
1.2.1.4 Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình
Theo quy định của chuẩn mực này, chi phí phát sinh đem lại lợi ích tương lai cho
DN nhưng không được ghi nhận là TSCĐVH thì được ghi nhận là chi phí SXKD trong
kỳ hoặc được phân bổ dần vào CPSX trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Chi phí
liên quan đến TSCĐVH phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán là CPSX trong kỳ
trừ khi các chi phí này gắn liền với một TSCĐVH cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ tài
sản này. Chi phí phát sinh sua khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
11
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
quyền phát hành, chính sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất luôn
được ghi nhận là CPSX trong kỳ.
Giá trị phải khấu hao TSCĐVH được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời
gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐVH tối
đa là 20 năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐVH vào sử dụng. Chi
phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động SXKD, trừ khi chi
phí đó được tính vào giá trị của tài sản khác.
1.2.1.5 Chuẩn mực kế toán sô 16- Chi phí đi vay
Để thực hiện nhiệm vụ SXKD của mình, các DN cần thiết phải đầu tư xây dựng
nhà xưởng, máy móc thiết bị,… Do đó ngoài phần vốn chủ sở hữu, DN thường có khá
nhiều các khoản nợ vay khác như vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng,… Khi sử

dụng vốn vay ngoài phần tiền gốc phải trả, DN còn phải trả cho đơn vị cho vay các khoản
chi phí đi vay. Theo VAS 16, chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh
liên quan trực tiếp đến các khoản vay của DN.
Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ khi phát sinh, trừ khi
được vốn hóa khi có đủ các điều kiện: (a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh; (b) Các chi phí đi vay phát sinh; (c) Các hoạt động
cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào việc sử dụng hoặc bán đang được
tiến hành.
Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá
trình đầu tư xây dựng hay sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó
là cần thiết.
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp theo quyết định
15/2006QĐ-BTC.
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng
– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL.: Do bộ phận sản xuất hoặc quản lý xin lĩnh
hoặc khi DN có nhu cầu sử dụng NVL, CCDC.
– Bảng phân bổ giá trị NVL, CCDC.
– Bảng chấm công: được dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc để có căn cứ
tính lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Mỗi phòng ban đều phải lập
bảng chấm công hàng tháng. Cuối tháng bảng chấm công và các chứng từ liên quan như:
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
12
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc…. được chuyển xuống
phòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu và tính lương cho từng nhân viên trong DN
– Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực
tế phải trả gồm: tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả trích nộp trong tháng.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH này lưu tại phòng kế toán
-Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích

và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.
– Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường: do bên bán lập, đây là chứng
từ phát sinh từ bên ngoài doanh nghiệp, được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp
mua vật tư, công cụ… sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.
– Phiếu chi: Dùng làm căn cứ xác định các khoản tiền mặt, tiền ngoại tệ thực tế
xuất quỹ và ghi sổ kế toán
– Giấy báo nợ của Ngân hàng
– Bảng phân bổ chi phí SXC…
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng
 TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua
ngoài, vật liệu phụ…. Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp
thực hiện các lao vụ dịch vụ. Chi phí NVLTT thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các DN và thường được quản lý theo các
định mức chi phí do DN xây dựng. Việc tập hợp chi phí NVLTT có thể thực hiện theo
phương pháp ghi trực tiếp hay phân bổ gián tiếp theo các tiêu chuẩn như định mức tiêu
hao NVL, chi phí kế hoạch…
Chi phí nguyên
vật liệu sử dụng
trong kỳ
=
Giá trị NVL
đưa vào sản
xuất

Giá trị NVL còn lại cuối
kỳ tại phân xưởng hoặc
nhập lại kho

Giá trị phế

liệu thu
hồi
TK 621 dùng để tập hợp chi phí NVL dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối
kỳ kết chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Kết cấu TK :
Bên Nợ: – Giá thành NVL dùng trực tiếp cho sản xuất để tạo ra sản phẩm
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
13
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Bên Có: -Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang.
– Giá trị thực tế NVL sử dụng không hết nhập kho.
TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK này mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp
chi phí NVL
 TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
TK này dùng để tập hợp về kết chuyển chi phí tiền công của từng công nhân trực tiếp
sản xuất gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,
BHYT, KPCĐ… vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Kết cấu của TK:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp vào TK 154
TK 622 cuối kỳ không có số dư. TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng
tập hợp chi phí.
 TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK này để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý, chế
tạo sản phẩm phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận, tổ sản xuất.
Kết cấu TK 627:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
Bên Có: Phân bổ vào TK 154
TK 627 cũng như TK 622 và TK 621 cuối kỳ không có số dư.
TK này có 6 TK cấp hai là:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
 TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 154 được sử dụng để tập hợp chi phí trong kỳ liên quan đến sản xuất chế tạo
sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, TK 154 còn phản ánh các
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
14
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài, gia công, tự chế.
Kết cấu TK:
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ
Bên Có: Giá trị phế liệu thu hồi, SP hỏng không sửa chữa được
Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
TK 154 được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất( theo
phân xưởng, đơn đặt hàng,…)
Ngoài ra, còn sử dụng một số TK sau:
– TK 152: Nguyên vật liệu.
– TK 153: Công cụ, dụng cụ.
– TK 214: Khấu hao TSCĐ
– TK 338: Phải trả khác
– TK 334: Trả lương CNV
– TK 111, 112, 141, 331…
1.2.2.3 Trình tự hạch toán
 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
– Khi xuất kho NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, căn cứ vào PXK,

kế toán ghi giảm TK nguyên liệu, vật liệu ( TK 152) đối ứng ghi tăng TK chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp( TK621) theo trị giá NVL xuất dùng
– Khi mua NVL đưa thẳng vào bộ phận sản xuất:
● Trường hợp DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào HĐ GTGT, kế
toán ghi tăng TK chi phí NVLTT theo giá mua chưa thuế GTGT ( Tk 621) và tăng thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ tính trên giá mua NVL ( TK 133), đối ứng ghi giảm các
TK (TK 111, 112, 141) hoặc ghi tăng TK phải trả cho người bán ( TK 331)
● Trường hợp DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa đơn bán
hàng kế toán ghi tăng TK chi phí NVLTT theo trị giá mua thực tế đã có thuế GTGT đồng
thời ghi giảm các TK tiền ( TK 111, 112, 141) hoặc ghi tăng Tk phải trả người bán ( TK 331)
– Cuối kỳ, số NVL xuất sử dụng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi, căn cứ
vào PNK kế toán ghi tăng TK nguyên liệu, vật liệu theo giá trị thực tế nhập kho (TK 152)
đối ứng ghi giảm TK chi phí NVLTT (TK621)
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
15
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
– Cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng NVL
theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán ( TK
632), phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường; tăng TK CPSX kinh doanh dở
dang ( TK 154) đối ứng ghi giảm TK chi phí NVLTT ( TK 621)
(Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp)
 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
– Hàng tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, khi ghi nhận số tiền lương, tiền
công, các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi tăng TK chi
phí nhân công ( TK 622) đối ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334).
– Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất trên
số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, kế toán ghi tăng chi phí NCTT đối
ứng ghi tăng khoản phải trả, phải nộp khác ( TK 338, chi tiết 3382, 3383, 3384, 3389)
– Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi

tăng TK chi phí NCTT ( TK 622) đối ứng ghi tăng TK chi phí trả trước ( TK 335).
– Khi công nhân trực tiếp sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả
về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi giảm chi phí phải trả ( TK 335) đối
ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334)
– Cuối kỳ kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT vào các TK liên quan
theo đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán phần chi phí NCTT
vượt trên mức bình thường ( TK 632), ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
( TK154) đồng thời ghi giảm chi phí NCTT
(Sơ đồ 1.2 :Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp)
 Hạch toán chi phí sản xuất chung
– Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân
xưởng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi tăng chi phí SXC ( TK
627) đối ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334).
– Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của
nhân viên phân xưởng, kế toán căn cứ bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi tăng chi
phí SXC đối ứng ghi tăng TK phải trả, phải nộp khác ( TK 338).
– Căn cứ Bảng phân bổ NVL, CCDC, khi xuất NVL dùng chung cho phân xưởng,
ghi tăng TK chi phí SXC (TK627), đối ứng ghi giảm TK NVL ( TK 152)
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
16
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
– Khi xuất CCDC có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất,
căn cứ PXK ghi giảm TK CCDC ( TK 153) đồng thời ghi tăng chi phí SXC.
– Trường hợp CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn, kế toán phải phân bổ dần
vào chi phí nhằm ổn định chi phí, ghi giảm TK CCDC đồng thời ghi tăng chi phí trả
trước ( TK 142, 242)
Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí SXC hàng tháng, kế toán ghi tăng chi phí
SXC và ghi giảm chi phí trả trước ( TK 142, 242)
– Trích khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất, căn cứ bảng phân bổ khấu

hao TSCĐ phục vụ sản xuất, kế toán ghi tăng chi phí SXC và ghi tăng TK hao mòn
TSCĐ ( TK 214)
– Các chi phí điện nước, thuê nhà xưởng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác
phục vụ phân xưởng sản xuất, căn cứ hóa đơn GTGT, kế toán ghi tăng chi phí SXC chưa
bao gồm thuế GTGT, tăng khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( TK 1331) và ghi
giảm các khoản tiền ( TK 111, 112) hoặc tăng TK phải trả người bán ( TK 331)
– Khi phát sinh các khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất, căn cứ vào
phiếu chi hay giấy báo nợ, kế toán ghi tăng chi phí SXC và ghi giảm các TK tiền.
– Trường hợp DN thực hiện trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ, định kỳ tính hoặc phân bổ vào chi phí SXC trong kỳ, kế toán ghi tăng chi phí
SXC đồng thời ghi giảm TK chi phí trả trước ( TK 142, 242) hoặc ghi tăng TK chi phí
phải trả ( TK 335)
● Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi tăng TK sửa chữa lớn
TSCĐ ( TK 2413), tăng khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có ( TK 1331) và
ghi giảm TK tiền ( TK 111, 112) hoặc ghi tăng TK phải trả người bán ( TK 331)
● Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, ghi tăng cho TK chi phí trả trước
( TK 142, 242) hoặc ghi giảm TK chi phí phải trả ( TK 335) đối ứng ghi giảm TK sửa
chữa lớn TSCĐ.
– Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí SXC để kết chuyển hoặc phân bổ chi
phí SXC vào các TK có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm theo tiêu thức phù
hợp, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán ( TK 632), phần chi phí sản xuất chung cố
định không phân bổ, tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( TK 154) đối ứng ghi
giảm chi phí SXC ( TK 627)
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
17
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
( Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung)
 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT chi phí NCTT, chi phí SXC thực tế phát sinh

trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi tăng TK CPSX kinh doanh dở dang
( TK 154), đối ứng ghi giảm các khoản chi phí NVLTT, NCTT SXC ( TK 621, 622, 627).
– Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được bắt bồi thường, kế toán ghi tăng TK
phải thu khác ( TK 1388) hoặc ghi giảm TK phải trả người lao động ( TK 334) đối ứng
ghi giảm TK CPSX kinh doanh dở dang ( TK 154)
– Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toán
ghi tăng TK thành phẩm ( TK 155) và ghi giảm TK CPSX kinh doanh dở dang (TK154)
(Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí)
1.2.2.4 Sổ kế toán áp dụng
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất theo có thể chọn một trong 5 hình thức ghi sổ
kế toán sau:
 Hình thức Nhật ký chung
 Đặc đỉêm: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ
Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ
đó. Sau đó, lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
 Sổ sách kế toán bao gồm:
• Sổ Nhật ký chung
• Sổ Nhật ký đặc biệt bao gồm: Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ nhật ký bán hàng, Sổ
nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền.
• Sổ (thẻ) kế toán chi tiết: Bảng cân đối phát sinh, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết vật
liệu, sổ chi phí SXKD
• Sổ Cái: Sổ cái TK 152, 153, 621, 622, 627, 154…
 Trình tự hạch toán
Hình thức Nhật ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là: Sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào Sổ
nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào Sổ Cái( sổ cái 152, 153, 621, 622…). Mỗi bút toán
phản ánh trong Sổ nhật ký chung được chuyển ít nhất vào 2 tài khoản liên quan. Đối với
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109

18
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ thì có thể mở sổ nhật ký phụ, lấy số liệu
ghi vào nhật ký chung hoặc ghi thẳng vào Sổ Cái.
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết kế toán ghi
vào Sổ(thẻ) chi tiết liên quan( sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ quỹ tiền mặt…). Đồng thời
ghi vào Sổ Nhật ký chung sau đó chuyển sang Sổ Cái có liên quan.
(Sơ đồ 1.5:Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
 Hình thức Nhật ký – Sổ cái
 Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự
thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là
Sổ Nhật ký – Sổ cái.
 Các sổ kế toán bao gồm:
– Sổ Nhật ký – Sổ cái các TK 621,622, 627, 154…
– Các sổ thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết
TGNH,, sổ chi phí SXKD…
 Trình tự hạch toán:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài
khoản ghi Nợ TK111, TK112, TK 152, TK 621, TK 622, TK623, tài khoản ghi Có TK
154 để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được
ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái.
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu
thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định
kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ
Nhật ký – Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết TK 621, TK 622,TK 627,
TK 154.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào

Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột
số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ TK 111, TK 112, TK 621,TK 622, TK 627,đối
ứng cột Có của TK 154 ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
19
Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán
Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh
luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát
sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật
ký – Sổ Cái.
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký – Sổ Cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát
sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng.
Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài
khoản.
Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh
Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
 Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc điểm:
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy
tính. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất
là trong điều kiện kế toán thủ công.
Theo hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải căn cứ vào chứng từ gốc
hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào đăng
ký chứng từ gốc cùng để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
trước khi vào Sổ cái.
Sổ sách kế toán sử dụng:
– Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

– Sổ cái các TK 621, 622, 627…
-Sổ thẻ kế toán chi tiết: Thẻ kho, sổ chi tiết vạt liệu sản phẩm hàng hóa, sổ theo dõi
thuế GTGT, sổ quỹ tiền mặt
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
 Hình thức Nhật ký – chứng từ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực
tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Giang
MSSV: 09D150109
20
LỜI CÁM ƠNEm xin chân thành cám ơn ban chỉ huy công ty cùng toàn thể những anh chị trongphòng kế toán của công ty TNHH 4P đã nhiệt tình giúp sức em trong việc khám phá thực tếcông tác kế toán phân phối dịch vụ tại công ty. Đồng thời em xin chân thành cám ơn thầy cô giáo, những người đã tận tình dìu dắtem trong suốt 4 năm học vừa mới qua, đặc biệt quan trọng là Th.S Nguyễn Thị Minh Giang đã tận tìnhgiúp đỡ và hướng dẫn em triển khai xong khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ và thời hạn có hạn nên bài viết của em vẫn còn nhiều khiếm khuyết, emrất mong được sự góp phần quan điểm của thầy cô giáo, ban chỉ huy và những cô chú, anh chịtrong phòng kế toán công ty TNHH 4P để bài khóa luận của em có nghĩa thực tiễn caohơn nữaEm xin chân thành cảm ơn ! Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 iiTrường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánMỤC LỤCVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 iiiTrường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánDANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUSTT Tên Nội dung sơ đồ1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán ngân sách NVLTT2 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán ngân sách NCTT3 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán ngân sách SXC4 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí5 Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung6 Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái7 Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ – Ghi sổ8 Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ9 Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính10 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức triển khai cỗ máy quản trị Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 4P11 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức triển khai cỗ máy kế toán Công ty TNHH 4PV ũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 ivTrường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếCPSX Ngân sách chi tiêu sản xuấtDN Doanh nghiệpGTGT Giá trị gia tăngSXKD Sản xuất kinh doanhHĐ Hóa đơnKPCĐ Kinh phí công đoànNCTT Nhân công trực tiếpNVLTT Nguyên vật liệu trực tiếpPXK Phiếu xuất khoSXC Sản xuất chungTK Tài khoảnTNHH Trách nhiệm hữu hạnTSCĐ Tài sản cố địnhVAS Chuẩn mực kế toánSP Sản phẩmBCĐKQHĐKD Bảng cân đối hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanhVAS Chuẩn mực kế toánVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánPHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tàiQuá trình sản xuất kinh doanh thương mại trong bất kể doanh nghiệp nào cũng là một quá trìnhkết hợp và tiêu tốn những yếu tố sản xuất để tạo ra được mẫu sản phẩm. Tổng hợp hàng loạt cáchao phí mà doanh nghiệp bỏ ra tương quan đến hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại trong kỳ tạonên chỉ tiêu chi phí sản xuất. Sự sống sót và tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc vào vàoviệc doanh nghiệp có bảo vệ tự bù đắp được ngân sách đã bỏ ra trong quy trình sản xuấtkinh doanh và bảo vệ có lãi hay không. Vì vậy, việc hạch toán vừa đủ, đúng mực chiphí sản xuất và giá tiền của mẫu sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rấtquan trọng, nhất là trong điều kiện kèm theo nền kinh tế thị trường. Mặt khác, xét trên góc nhìn vĩmô, do những yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí chi phí sản xuất kinhdoanh đang là trách nhiệm quan trọng số 1 của những công ty. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hoạch toán vừa đủ ngân sách sảnxuất, mà còn phải làm thế nào để trấn áp ngặt nghèo việc triển khai tiết kiệm ngân sách và chi phí ngân sách sảnxuất, ship hàng tốt cho việc hạ giá tiền loại sản phẩm nhằm mục đích phân phối nhu yếu của chính sách hạchtoán kinh doanh thương mại. Đồng thời phân phối thông tin hữu dụng, kịp thời cho việc ra quyết định hành động. Để xử lý được yếu tố đó, phải hoàn thành xong công tác làm việc kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá tiền mẫu sản phẩm. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận màcòn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quy trình quy đổi chính sách quản trị củacác doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và Công ty TNHH 4P nói riêng. Xuất phát từ nhu yếu thực tiễn đó, trong quy trình hoạt động giải trí của mình, Công tyTNHH 4P luôn chăm sóc và không ngừng hoàn thành xong công tác làm việc kế toán CPSX. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và khám phá tình hình công tác làm việc kế toán tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thànhcông đã đạt được vẫn sống sót một số ít điểm chưa hài hòa và hợp lý như khấu hao TSCĐ theo đường thẳngchưa phản ánh được mức hao mòn trong thực tiễn của TSCĐ. Hơn thế nữa, mặc dầu công ty hoạtđộng đa phần là gia công nhưng công ty không sử dụng TK 002 … Vì những nguyên do trên nênem lựa chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 4P ”. 2. Mục tiêu đơn cử đặt ra cần giả quyết trong đề tài. Mục tiêu điều tra và nghiên cứu của đề tài : Xác định chi phí sản xuất loại sản phẩm linh kiện điệntử, trên cở sở đó, yêu cầu những giải pháp để giảm những ngân sách chưa hài hòa và hợp lý nhằm mục đích nâng caolợi nhuận sản xuất kinh doanh thương mại cho Công ty. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánMục tiêu về lý luận : Khóa luận đã tóm lược được 1 số ít yếu tố lý luận cơ bảnvề kế toán chi phí sản xuất như những định nghĩa, khái niệm về ngân sách, cách phân loại chiphí, ngoài những còn hệ thống hóa nội dung kế toán CPSX theo chuẩn mực và chính sách kế toánhiện hành. Mục tiêu về thực tiễn : Sau khi nghiên cứu và điều tra đề tài, giúp Doanh Nghiệp có cái nhìn tổng quát, rất đầy đủ và tổng lực về tình hình kế toán CPSX tại DN. Việc triển khai công tác làm việc kế toántại đơn vị chức năng đã tuân thủ những chuẩn mực kế toán hay chưa ? Còn sống sót những yếu tố gì cầngiải quyết ? Đưa ra những giải pháp nhằm mục đích hoàn thành xong công tác làm việc kế toán CPSX tại đơn vị chức năng. Đối với nhà quản trị, giúp cho nhà quản trị có được cái nhìn tổng thể và toàn diện về quy trình tập hợpchi phí để cung ứng thông tin cho nhà chỉ huy, từ đó quản trị một cách ngặt nghèo những chiphí bỏ ra trong quy trình sản xuất, qua đó giảm thiểu những khoản ngân sách không đáng có. 3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu của đề tài – Đối tượng nghiên cứu và điều tra : Tập trung nghiên cứu và điều tra lý luận và thực tiễn kế toán chi phísản xuất tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 4P – Phạm vi điều tra và nghiên cứu + Phạm vi về khoảng trống : Quá trình nghiên cứu và điều tra và tìm hiểu và khám phá được triển khai tạiCông ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 4P. ● Địa chỉ của Doanh Nghiệp : Xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ● Văn phòng đại diện thay mặt : 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, TP.HN + Phạm vi về thời hạn : Từ ngày 14/3/2013 đến 03/05/2013. + Phạm vi về số liệu : Số liệu điều tra và nghiên cứu được lấy của tháng 3/2013 4. Phương pháp ( phương pháp ) thực thi đề tài. 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu – Phương pháp quan sátTrong quy trình thực tập tại Công ty TNHH 4P, được tham gia vào hoạt động giải trí kếtoán của Công ty, quan sát quy trình luân chuyển chứng từ, hạch toán, so sánh việc thựchành có đúng với chính sách kế toán mà Công ty đang vận dụng – Phương pháp điều traPhương pháp này được triển khai bằng cách phát phiếu tìm hiểu cho cách nhânviên phòng kế toán kinh tế tài chính, công nhân trực tiếp sản xuất và những nhà quản trị của Công tyVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánTNHH 4P nhằm mục đích tìm hiểu và khám phá cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai, đặc thù hoạt động giải trí SXKD cũng như tổ chức triển khai bộmáy kế toán và công tác làm việc kế toán CPSX linh kiện điện tử tại Công ty. Phụ lục 1.1 : Phiếu tìm hiểu – Phương pháp nghiên cứu và điều tra tài liệuNội dung của giải pháp là đi sâu nghiên cứu và điều tra tài liệu lý luận về công tác làm việc kếtoán CPSX trong chuẩn mực kế toán, chính sách kế toán trong những Doanh Nghiệp và trong một số ít tạpchí kế toán, đồng thời nghiên cứu và điều tra những tài liệu của Công ty về kế toán CPSX linh kiện điệntử như : những chứng từ kế toán, thông tin tài khoản kế toán sử dụng, những sổ kế toán sử dụng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu – Phương pháp so sánhPhương pháp so sánh là chiêu thức xem xét những chỉ tiêu nghiên cứu và phân tích bằng cáchdựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc ). Tiêu chuẩn để so sánhthường là : Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh thương mại, tình hình thực thi những kỳ kinhdoanh đã qua, chỉ tiêu những doanh nghiệp tiêu biểu vượt trội cùng ngành. Điều kiện để so sánh là : Các chỉ tiêu so sánh phải tương thích về yếu tố khoảng trống, thời hạn, cùng nội dung kinh tế tài chính, đơn vị chức năng thống kê giám sát, giải pháp thống kê giám sát. Phương pháp so sánh có hai hình thức : So sánhtuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánhlà chỉ tiêu kỳ nghiên cứu và phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ suất ( % ) của chỉ tiêu kỳphân tích so với chỉ tiêu gốc để biểu lộ mức độ triển khai xong hoặc tỷ suất của số chênh lệchtuyệt so với chỉ tiêu gốc để nói lên vận tốc tăng trưởng. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệpNgoài phần tóm lược, hạng mục, tài liệu tìm hiểu thêm, phụ lục và phần mở đầukhóa luận có bố cục tổng quan gồm có 3 chương : Chương I : Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiêp sản xuất. Chương II : Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công tyTNHH 4P. Chương III : Các Tóm lại và đề xuất kiến nghị nhằm mục đích hoàn thành xong kế toán chi phí sản xuấtlinh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4PV ũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánChương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONGDN SẢN XUẤT1. 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong những doanh nghiệp1. 1.1. Một số khái niệm cơ bảnTheo lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác : quy trình sản xuất của một Doanh Nghiệp cần sự kếthợp của ba yếu tố : tư liệu lao động, đối tượng người tiêu dùng lao động và sức lao động. Tương ứng vớiyếu tố cơ bản của quy trình SXKD là những ngân sách SXKD nói chung của Doanh Nghiệp, gồm có : Chiphí về những loại đối tượng người dùng lao động, ngân sách về những loại tư liệu lao động đa phần, ngân sách vềlao động, ngân sách về những loại dịch vụ mua ngoài, ngân sách khác bằng tiền. Như vậy, bất kỳmột Doanh Nghiệp lớn hay nhỏ muốn triển khai sản xuất đều phải bỏ ra những khoản ngân sách nhấtđịnh. Những ngân sách này là điều kiện kèm theo vật chất, là tiền đề bắt buộc để những kế hoạch SXKDthành hiện thực. Theo mạng lưới hệ thống chuẩn mực kế toán Viêt Nam ( VAS ) số 01 – Chuẩn mực chung thì chiphí là tổng giá trị những khoản làm giảm quyền lợi kinh tế tài chính trong kỳ kế toán dưới hình thức cáckhoản tiền chi ra, những khoản khấu trừ gia tài hoặc phát sinh những khoản nợ dẫn đến làmgiảm vốn chủ sở hữu, không gồm có khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ chiếm hữu. Như vậy CPSX là biểu lộ bằng tiền của hàng loạt hao phí mà Doanh Nghiệp phải tiêu dungtrong một kỳ để triển khai quy trình sản xuất và tiêu thụ SP. Thực chất ngân sách là sựchuyển dịch vốn – vận động và di chuyển giá trị của những yếu tố sản xuất vào những đối tượng người tiêu dùng tính giá ( SP, lao vụ, dịch vụ ). Nói cách khác, CPSXKD là bộc lộ bằng tiền của hàng loạt những hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa mà Doanh Nghiệp đã bỏ ra có tương quan đến hoạt động giải trí SXKD trongmột thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ). Đó chính là những khoản ngân sách phát sinh nhằmđể triển khai sản xuất trong một tổ chức triển khai, nó gồm có ngân sách NVLTT, ngân sách NCTT, chiphí SXC. Trong đó : – giá thành lao động sống là những ngân sách về tiền lương, thưởng, phụ cấp và cáckhoản trích theo lương của người lao động. – giá thành lao động vật hóa là những ngân sách về sử dụng những yếu tố tư liệu lao động, đối tượng người tiêu dùng lao động dưới những hình thái vật chất, phi vật chất, kinh tế tài chính và phi kinh tế tài chính. – Ngân sách chi tiêu NVLTT là hàng loạt những ngân sách nguyên liệu chính, vật tư phụ, vật liệukhác … được sử dụng trực tiếp để sản xuất SP.Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán – Ngân sách chi tiêu NCTT là những khoản ngân sách trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất loại sản phẩm như tiền lương, những khoản trích theo lương, những khoản phụ cấp, những khoảnBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp. – Chi tiêu SXC là hàng loạt những khoản CPSX ngoại trừ ngân sách NVLTT, ngân sách NCTTnhư : ngân sách nhân viên cấp dưới phân xưởng, ngân sách khấu hao TSCĐ dung cho sản xuất … – trái lại, tiêu tốn là sự giảm đi dơn thuần những loại vật tư, gia tài, tiền vốn củadoah nghiệp bất kể nó được dung vào mục tiêu gì. Tổng số tiêu tốn cho quy trình sảnxuất trong kỳ của Doanh Nghiệp gồm có tiêu tốn cho quy trình phân phối, quy trình SXKD và chitiêu cho quy trình tiêu thụ. Tóm lại thực chất của CPSX trong hoạt động giải trí của Doanh Nghiệp sản xuất luôn được xác địnhlà giá trị kinh tế tài chính của một nguồn lực tiêu tốn đi để có được SP, dịch vụ hy vọng đem lại lợiích tức thời hay trong tương lai của DN. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự tiêu tốn nào củaDN cũng được coi là ngân sách trong kỳ hạch toán. DN chỉ được ghi nhận vào ngân sách trongkỳ những ngân sách có tương quan đến khối lượng SP đã thực thi trong kỳ1. 1.2 Lý thuyết về kế toán ngân sách trong Doanh Nghiệp sản xuất1. 1.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuấtKế toán chi phí sản xuất trong Doanh Nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc giữvững và tăng trưởng DN. Chi tiêu sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách củaDN. Dựa vào nội dung kinh tế tài chính, chi phí sản xuất gồm có những khoản ngân sách nguyên vậtliệu trực tiếp, ngân sách nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đặc điểm ngân sách sảnxuất trong những Doanh Nghiệp sản xuất thì ngân sách nguyên vật liệu luôn là khoản ngân sách lớn nhất, tuynhiên trong Doanh Nghiệp chuyên gia công thì nguyên vật liệu hầu hết cho Doanh Nghiệp khác phân phối. Vìvậy cần bảo vệ chất lượng nguyên vật liệu vì đó là những nguyên vật liệu khó sửa chữa thay thế. Dotính chất quan trọng của chi phí sản xuất, để Doanh Nghiệp hoạt động giải trí có hiệu suất cao, Doanh Nghiệp cần cân đốigiữa chi phí sản xuất và chất lượng loại sản phẩm. 1.1.2. 2 Phân loại chi phí sản xuấtCPSX của doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại, nhưng để hạch toán ngân sách sảnxuất được thuận tiện, đồng thời giúp cho những nhà quản trị thuận tiện hơn trong việc kiểmtra, nghiên cứu và phân tích quy trình phát sinh chi phí sản xuất và tính giá tiền loại sản phẩm cần phảiphân loại ngân sách vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánViệc phân loại ngân sách là vô cùng thiết yếu, nó là cơ sở cho việc giảm ngân sách mộtcách tốt nhất, nâng cao hiệu suất cao sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế tài chính trong doanhnghiệp. Thông thường chi phí sản xuất loại sản phẩm được phân theo những tiêu thức sau :  Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thương mại theo nội dung, đặc thù kinh tế tài chính của ngân sách. Theo cách phân loại này, người ta địa thế căn cứ vào nội dung, đặc thù kinh tế tài chính của chiphí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục tiêu gì để chia thành những yếutố ngân sách, gồm có : – Chi tiêu nguyên vật liệu : Bao gồm hàng loạt ngân sách nguyên vật liệu phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh thương mại. – Ngân sách chi tiêu nhân công : Bao gồm hàng loạt những khoản tiền lương, tiền thưởng, cáckhoản trích trên lương vào chi phí sản xuất trong kỳ Giao hàng cho quy trình sản xuất. – Chi tiêu khấu hao gia tài cố định và thắt chặt : Là giá trị hao mòn gia tài cố định và thắt chặt được sử dụngtrong sản xuất của doanh nghiệp. – giá thành dịch vụ mua ngoài. – giá thành bằng tiền khác.  Phân loại chi phí sản xuất theo tác dụng của ngân sách. Theo cách phân loại này, người ta địa thế căn cứ vào tác dụng của ngân sách để chia toànbộ chi phí sản xuất theo những khoản mục sau : – giá thành NVLTT : Là ngân sách nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp đểchế tạo ra mẫu sản phẩm. – Ngân sách chi tiêu NCTT : Bao gồm những khoản tiền lương, những khoản trích trên lương, phụcấp mang đặc thù lương của công nhân trực tiếp sản xuất. – Chi tiêu SXC : Bao gồm hàng loạt những ngân sách tương quan đến hoạt động giải trí quản lýphục vụ sản xuất trong khoanh vùng phạm vi phân xưởng, tổ, đội như : + giá thành nhân viên cấp dưới phân xưởng. + Chi tiêu vật tư. + Chi tiêu dụng cụ sản xuất. + Chi tiêu dịch vụ mua ngoài. + Ngân sách chi tiêu khấu hao gia tài cố định và thắt chặt. + Chi tiêu bằng tiền khác. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánPhân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng việc làm, mẫu sản phẩm hoànthành. Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành : – Ngân sách chi tiêu khả biến ( biến phí ) : Là những ngân sách đổi khác tỷ suất với mức độ hoạt độngcủa đơn vị chức năng. – Chi tiêu không bao giờ thay đổi ( định phí ) : Là những ngân sách mà tổng số không biến hóa khi cósự biến hóa về mức độ hoạt động giải trí của đơn vị chức năng.  Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ tương quan với lợi nhuậnTheo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại : – giá thành thời kỳ : Là những ngân sách khi phát sinh nó làm giảm doanh thu kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp. Bao gồm : ngân sách bán hàng và ngân sách quản trị doanh nghiệp. – giá thành loại sản phẩm : Là những khoản ngân sách khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, gia tài hoặc của thành phẩm và nó được coi là một loại gia tài lưu động của doanh nghiệp vàchỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm & hàng hóa, loại sản phẩm được tiêu thụ. Phân loại chi phí sản xuất theo chiêu thức tập hợp ngân sách vào những đối tượng người dùng chịuchi phíToàn bộ chi phí sản xuất được chia thành : – giá thành trực tiếp : Là những khoản ngân sách phát sinh, tập hợp trực tiếp cho một đốitượng tập hợp ngân sách. – Chi tiêu gián tiếp : Là loại ngân sách tương quan đến nhiều đối tượng người tiêu dùng do đó phải tập hợpchung sau đó phải triển khai phân chia theo những tiêu thức thích hợp. 1.1.2. 3 Đối tượng và giải pháp tập hợp chi phí sản xuất  Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khoanh vùng phạm vi số lượng giới hạn mà ngân sách sảnxuất cần phải tập hợp nhằm mục đích cung ứng nhu yếu kiểm tra, giám sát ngân sách và nhu yếu tínhgiá thành mẫu sản phẩm. Thực chất của việc xác lập đối tượng người dùng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác địnhnơi phát sinh ngân sách và nơi gánh chịu ngân sách làm cơ sở cho việc tính giá tiền mẫu sản phẩm. Việc xác lập đối tượng người tiêu dùng tập hợp ngân sách cần địa thế căn cứ vào những yếu tố sau : – Căn cứ vào đặc thù, công cụ của chi phí sản xuất. – Căn cứ vào cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai sản xuất, xác lập tiềm năng cần nhu yếu, trình độ quảnlý sản xuất kinh doanh thương mại, nhu yếu hạch toán của doanh nghiệp mà đối tượng người dùng tập hợp chi phíVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toáncó thể là hàng loạt tiến trình công nghệ tiên tiến, từng tiến trình công nghệ tiên tiến riêng không liên quan gì đến nhau hoặc từng tổđội phân xưởng sản xuất. – Căn cứ vào quá trình công nghệ tiên tiến và đặc thù loại sản phẩm mà đối tượng người dùng hoàn toàn có thể lànhóm mẫu sản phẩm, cây xanh, từng mẫu sản phẩm mẫu sản phẩm, từng khu công trình kiến thiết xây dựng, từng đơnđặt hàng, từng cụm, từng bộ phận cụ thể mẫu sản phẩm. Tập hợp CPSX theo đúng đối tượng người dùng lao lý có tính năng ship hàng tốt cho việcquản lý sản xuất, hạch toán kinh tế tài chính nội bộ và tính giá tiền SP kịp thời đúng mực.  Phương pháp tập hợp CPSXTrong quy trình sản xuất SP ở những Doanh Nghiệp thường phát sinh nhiều loại CPSX khácnhau. Những CPSX này hoàn toàn có thể tương quan đến một hay nhiều đối tượng người tiêu dùng tập hợp ngân sách. Để tập hợp CPSX đúng mực tất cả chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một trong hai giải pháp sau : – Phương pháp trực tiếp : Là giải pháp vận dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếpvới từng đối tượng người dùng tập hợp ngân sách riêng không liên quan gì đến nhau. – Phương pháp phân chia gián tiếp : Là chiêu thức vận dụng khi CPSX có liên quanvới nhiều đối tượng người tiêu dùng tập hợp CPSX mà không hề tổ chức triển khai việc ghi chép khởi đầu riêng rẽtheo từng đối tượng người tiêu dùng được. Việc phân chia được triển khai theo trình tự : + Xác định thông số phân chia ( H ) H = Tổng chi phí cần phân chia / Tổng tiêu thức phân chia + Xác định mức ngân sách cần phân chia cho từng đối tượng người dùng tập hợp đơn cử ( Ci ) : Ci = Tiêu thức phân chia x Hệ số phân chia ngân sách ( H ) 1.1.2. 4 Yêu cầu quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuấtCPSX trong Doanh Nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong DNSX, nó quyết định hành động sức cạnhtranh của Doanh Nghiệp trên thị trường. Vì vậy DNSX cần có công tác làm việc quản trị CPSX thật tốt đểđảm bảo với mức ngân sách thấp nhất nhưng có được chất lượng loại sản phẩm tốt nhất. Đây là một Doanh Nghiệp có đặc thù hoạt động giải trí gia công là đa phần, thế cho nên cần bảo vệ tốtcông tác quản trị chất lượng hàng gia công, đồng thời quản trị ngặt nghèo công nhân lao động. Tính chất phức tạp của hoạt động giải trí yên cầu công tác làm việc quản trị phải xác lập rõ từngbước việc làm tránh sự chồng chéo những tính năng gây tốn kém về người và của. Ngườiquản lý cần phân định rõ tính năng nghĩa vụ và trách nhiệm cho từng bộ phận, thậm chí còn từng cá nhângiúp cho hoạt động giải trí triển khai trôi chảy. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán1. 1.2.5 Vai trò, trách nhiệm kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất – Kế toán chi phí sản xuất, xác lập đối tượng người tiêu dùng tập hợp chi phí sản xuất tương thích vớiđặc thù việc làm của doanh nghiệp và nhu yếu công tác làm việc quản trị. – Tổ chức hạch toán những thông tin tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất phù hợpvới những giải pháp kế toán hàng tồn dư mà doanh nghiệp đó lựa chọn. – Tổ chức nhìn nhận khối lượng mẫu sản phẩm dở dang khoa học, hài hòa và hợp lý, xác địnhgiá thành và hạch toán giá tiền sản xuất trong kỳ một cách không thiếu và đúng chuẩn. 1.2. Nội dung nghiên cứu và điều tra kế toán chi phí sản xuất. 1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất lao lý trong mạng lưới hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam1. 2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chungTheo VAS số 01, kế toán CPSX phải tuân thủ những nhu yếu cơ bản so với kế toánnhư : trung thực, khách quan, khá đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, hoàn toàn có thể so sánh và những nguyên tắckế toán ( cơ sở dồn tích, tương thích, thận trọng, đồng nhất, … ) Cũng theo chuẩn mực này, ngân sách SXKD phát sinh trong quy trình hoạt động giải trí kinhdoanh thường thì của Doanh Nghiệp như : ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung những khoản ngân sách tương quan đến hoạt động giải trí cho cácbên khác sử dụng tài sản sinh ra cống phẩm, tiền bản quyền, …. Những ngân sách này phát sinhdưới dạng tiền và những khoản tương tự tiền, hàng tồn dư, khấu hao máy móc, thiết bị. giá thành SXKD được ghi nhận trong BCĐKQHĐKD khi những khoản ngân sách này làmgiảm quyền lợi kinh tế tài chính trong tương lai có tương quan đến việc giảm bớt gia tài hoặc tăng nợphải trả và ngân sách này phải xác lập được một cách đang an toàn và đáng tin cậy. Các ngân sách được ghinhân trong BCĐKQHĐKD phải tuân thủ nguyên tắc tương thích giữa lệch giá và ngân sách. Một khoản ngân sách được ghi nhận ngay vào BCĐKQHĐKD trong kỳ khi ngân sách đókhông đem lại quyền lợi kinh tế tài chính trong những kỳ sau. 1.2.1. 2 Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn khoHTK của mỗi Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể là : Các loại sản phẩm & hàng hóa, thành phẩm, SP dở dang, nguyênliệu, vật tư, công cụ, dụng cụ … để sử dụng trong quy trình SXKD hoặc phân phối dịchvụ. Trong đó, những loại vật tư, CPSX kinh doanh thương mại dở dang là những yếu tố tương quan trực tiếpđến kế toán CPSX nói chung và kế toán CPSX nói riêng tại những Doanh Nghiệp sản xuất công nghiệpnói riêng, đặc biệt quan trọng là ngân sách về NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX sảnphẩm. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D150109 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánTheo đó, việc hạch toán những khoản CPSX có tương quan đến những loại HTK kể trênchịu sự phân phối của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn dư. Nội dung của VAS số02 lao lý giá trị của những loại thành phẩm, bán thành phẩm, NVL, CCDC được tínhtheo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần hoàn toàn có thể thực thi được thấp hơn giá gốc thì phảitính theo giá trị thuần hoàn toàn có thể thực thi được. Trong đó :  giá thành chế biến SP ( thành phẩm, bán thành phẩm, NVL, CCDC tự chế ) baogồm những ngân sách có tương quan trực tiếp đến SP sản xuất, như ngân sách NCTT, chi phíSXC cố định và thắt chặt, ngân sách SXC biến hóa phát sinh trong quy trình chuyển hóa nguyên vật liệu, vậtliệu thành thành phẩm. Trong đó : giá thành SXC cố định và thắt chặt là những CPSX gián tiếp, thường không biến hóa theo sốlượng SP sản xuất, như ngân sách khấu hao, ngân sách bảo trì máy móc thiết bị, nhàxưởng … và ngân sách quản trị hành chính ở những phân xưởng sản xuất. Ngân sách chi tiêu SXC cố địnhphân bổ vào ngân sách chế biến cho mỗi đơn vị chức năng SP dựa trên hiệu suất thông thường của máymóc sản xuất. Công suất thông thường là số lượng SP đạt được ở mức trung bình trong cácđiều kiện sản xuất thông thường. ● Trường hợp mức SP trong thực tiễn sản xuất ra cao hơn hiệu suất thông thường thì chiphí SXC cố định và thắt chặt được phân chia cho mỗi đơn vị chức năng SP theo ngân sách trong thực tiễn phát sinh. ● Trường hợp mức SP thực tiễn sản xuất ra thấp hơn hiệu suất bình thương thì chiphí SXC cố định và thắt chặt được phân chia vào ngân sách chế biến cho mỗi đơn vị chức năng SP theo mức côngsuất thông thường. Khoản ngân sách SXC không phân chia được ghi nhận là ngân sách SXKDtrong kỳ. – giá thành SXC đổi khác là những CPSX gián tiếp, thường đổi khác trực tiếp hoặcgần như trực tiếp theo số lượng SP sản xuất, như ngân sách nguyên vật liệu, vật tư gián tiếp, ngân sách nhân công gián tiếp. giá thành SXC biến hóa được phân chia hết vào ngân sách chế biếncho mỗi đơn vị chức năng SP theo ngân sách thực tiễn phát sinh.  Trường hợp một quá trình sản xuất ra nhiều loại SP trong cùng một khoảng chừng thờigian mà ngân sách chế biến mỗi loại SP không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phíchế biến được phân chia cho những loại SP theo tiêu thức tương thích và đồng điệu giữa những kỳkế toán.  Trường hợp có SP phụ, thì giá trị SP phụ được tính theo giá trị thuần hoàn toàn có thể thựchiện được và giá trị này được trừ khỏi ngân sách chế biến đã tập hợp chung cho SP chính. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010910 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánViệc tính giá trị HTK hoàn toàn có thể vận dụng một trong những giải pháp sau : Phươngpháp tính theo giá đích danh, giải pháp bình quân gia quyền, giải pháp nhập trướcxuất trước, chiêu thức nhập sau xuất trước. 1.2.1. 3 Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định và thắt chặt hữu hình. Để tịch thu lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn, cần phải triển khai khấu haoTSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân chia dần giá trị TSCĐ vào giá tiền mẫu sản phẩm nhằm mục đích táisản xuất TSCĐ sau khi hết thời hạn sử dụng, do đó khấu hao là môt yếu tố ngân sách tronggiá thành SP của DN. Trong thực tiễn, qua trình sản xuất SP thường có tương quan đến rấtnhiều loại TCSĐHH của Doanh Nghiệp như : Nhà xưởng, máy móc, thiết bị ship hàng cho sản xuất …. và do đó kế toán CPSX cũng cần tuân thủ những lao lý của VAS 03. Theo đó, những khoản lỗ bắt đầu do máy móc không hoạt động giải trí đúng như dự tínhđược hạch toán vào ngân sách SXKD trong kỳ. Còn những ngân sách phát sinh sau khi ghi nhânban đầu TSCĐHH không thỏa mãn nhu cầu điều kiện kèm theo chắc như đinh làm tăng quyền lợi kinh tế tài chính trongtương lai do sử dụng gia tài đó, thì phải được ghi nhận là ngân sách SXKD trong kỳ. Chi phívề sửa chữa thay thế và bảo trì TSCĐHH nhằm mục đích mục tiêu Phục hồi hoặc duy trì khả năngđem lại quyền lợi kinh tế tài chính của gia tài theo trạng thái hoạt động giải trí bắt đầu và khấu hao TSCĐdùng trong SXKD được hạch toán vào ngân sách SXKD trong kỳ. Giá trị phải khấu hao củaTSCĐ được phân chia một cách có mạng lưới hệ thống trong thời hạn sử dụng có ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải tương thích với quyền lợi kinh tế tài chính mà gia tài đem lại cho DN. Sốkhấu hao của từng kỳ hạch toán vào ngân sách SXKD trong kỳ, trừ khi chúng được tính vàogiá trị của những gia tài khác. Thời gian sử dụng có ích của TSCĐHH do Doanh Nghiệp xác lập chủyếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của gia tài cũng như dựa trên kinh nghiệm tay nghề của DNđối với gia tài cùng loại. 1.2.1. 4 Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định và thắt chặt vô hìnhTheo lao lý của chuẩn mực này, ngân sách phát sinh đem lại quyền lợi tương lai choDN nhưng không được ghi nhận là TSCĐVH thì được ghi nhận là ngân sách SXKD trongkỳ hoặc được phân chia dần vào CPSX trong thời hạn tối đa không quá 3 năm. Chi phíliên quan đến TSCĐVH phát sinh sau ghi nhận bắt đầu được hạch toán là CPSX trong kỳtrừ khi những ngân sách này gắn liền với một TSCĐVH đơn cử và làm tăng quyền lợi kinh tế tài chính từ tàisản này. Ngân sách chi tiêu phát sinh sua khi ghi nhận khởi đầu tương quan đến thương hiệu sản phẩm & hàng hóa, Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010911 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánquyền phát hành, chủ trương người mua và những khoản mục tựa như về thực chất luônđược ghi nhận là CPSX trong kỳ. Giá trị phải khấu hao TSCĐVH được phân chia một cách có mạng lưới hệ thống trong suốt thờigian sử dụng hữu dụng ước tính hài hòa và hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐVH tốiđa là 20 năm. Việc trích khấu hao được mở màn từ khi đưa TSCĐVH vào sử dụng. Chiphí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là ngân sách hoạt động giải trí SXKD, trừ khi chiphí đó được tính vào giá trị của gia tài khác. 1.2.1. 5 Chuẩn mực kế toán sô 16 – giá thành đi vayĐể triển khai trách nhiệm SXKD của mình, những Doanh Nghiệp thiết yếu phải góp vốn đầu tư xây dựngnhà xưởng, máy móc thiết bị, … Do đó ngoài phần vốn chủ sở hữu, Doanh Nghiệp thường có khánhiều những khoản nợ vay khác như vay vốn ngân hàng nhà nước, những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán, … Khi sửdụng vốn vay ngoài phần tiền gốc phải trả, Doanh Nghiệp còn phải trả cho đơn vị chức năng cho vay những khoảnchi phí đi vay. Theo VAS 16, ngân sách đi vay là lãi tiền vay và những ngân sách khác phát sinhliên quan trực tiếp đến những khoản vay của DN.Chi phí đi vay phải ghi nhận vào ngân sách SXKD trong kỳ khi phát sinh, trừ khiđược vốn hóa khi có đủ những điều kiện kèm theo : ( a ) Các ngân sách cho việc góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng hoặc sảnxuất gia tài dở dang khởi đầu phát sinh ; ( b ) Các ngân sách đi vay phát sinh ; ( c ) Các hoạt độngcần thiết trong việc chuẩn bị sẵn sàng đưa gia tài dở dang vào việc sử dụng hoặc bán đang đượctiến hành. Việc vốn hóa ngân sách đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong những tiến trình mà quátrình góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng hay sản xuất gia tài dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đólà thiết yếu. 1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại những doanh nghiệp theo quyết định15 / 2006Q Đ – BTC. 1.2.2. 1 Chứng từ sử dụng – Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL. : Do bộ phận sản xuất hoặc quản trị xin lĩnhhoặc khi Doanh Nghiệp có nhu yếu sử dụng NVL, CCDC. – Bảng phân chia giá trị NVL, CCDC. – Bảng chấm công : được dùng để theo dõi ngày công trong thực tiễn thao tác để có căn cứtính lương cho từng người và quản trị lao động trong đơn vị chức năng. Mỗi phòng ban đều phải lậpbảng chấm công hàng tháng. Cuối tháng bảng chấm công và những chứng từ tương quan như : Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010912 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toángiấy ghi nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc …. được chuyển xuốngphòng kế toán để kiểm tra, so sánh và tính lương cho từng nhân viên cấp dưới trong Doanh Nghiệp – Bảng phân chia tiền lương và BHXH : dùng để tập hợp và phân chia tiền lương thựctế phải trả gồm : tiền công, tiền thưởng, những khoản phụ cấp phải trả trích nộp trong tháng. Bảng phân chia tiền lương và BHXH này lưu tại phòng kế toán-Bảng phân chia khấu hao TSCĐ : Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải tríchvà phân chia số khấu hao đó cho những đối tượng người dùng sử dụng TSCĐ hàng tháng. – Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thường thì : do bên bán lập, đây là chứngtừ phát sinh từ bên ngoài doanh nghiệp, được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệpmua vật tư, công cụ … sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh thương mại. – Phiếu chi : Dùng làm địa thế căn cứ xác lập những khoản tiền mặt, tiền ngoại tệ thực tếxuất quỹ và ghi sổ kế toán – Giấy báo nợ của Ngân hàng – Bảng phân chia ngân sách SXC … 1.2.2. 2 Tài khoản sử dụng  TK 621 – Chi tiêu nguyên vật liệu trực tiếpChi phí NVLTT gồm có những khoản ngân sách về NVL chính, nửa thành phẩm muangoài, vật tư phụ …. Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản xuất loại sản phẩm hoặc trực tiếpthực hiện những lao vụ dịch vụ. Ngân sách chi tiêu NVLTT liên tục chiếm tỷ trọng lớn trongtổng chi phí sản xuất và giá tiền mẫu sản phẩm của những Doanh Nghiệp và thường được quản trị theo cácđịnh mức ngân sách do Doanh Nghiệp thiết kế xây dựng. Việc tập hợp ngân sách NVLTT hoàn toàn có thể thực thi theophương pháp ghi trực tiếp hay phân chia gián tiếp theo những tiêu chuẩn như định mức tiêuhao NVL, ngân sách kế hoạch … Ngân sách chi tiêu nguyênvật liệu sử dụngtrong kỳGiá trị NVLđưa vào sảnxuấtGiá trị NVL còn lại cuốikỳ tại phân xưởng hoặcnhập lại khoGiá trị phếliệu thuhồiTK 621 dùng để tập hợp ngân sách NVL dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuốikỳ kết chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá tiền. Kết cấu TK : Bên Nợ : – Giá thành NVL dùng trực tiếp cho sản xuất để tạo ra sản phẩmVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010913 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánBên Có : – Kết chuyển ngân sách NVL vào TK 154 – Chi tiêu sản xuất kinh doanh thương mại dởdang. – Giá trị trong thực tiễn NVL sử dụng không hết nhập kho. TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK này mở cụ thể cho từng đối tượng người dùng tập hợpchi phí NVL  TK 622 : Chi tiêu nhân công trực tiếp. TK này dùng để tập hợp về kết chuyển ngân sách tiền công của từng công nhân trực tiếpsản xuất gồm : Tiền lương chính, tiền lương phụ, những khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ … vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá tiền. Kết cấu của TK : Bên Nợ : giá thành nhân công trực tiếp trong kỳ. Bên Có : Kết chuyển ngân sách công nhân trực tiếp vào TK 154TK 622 cuối kỳ không có số dư. TK này được mở chi tiết cụ thể theo từng đối tượngtập hợp ngân sách.  TK 627 : giá thành sản xuất chungTK này để tập hợp hàng loạt những ngân sách tương quan đến việc ship hàng, quản trị, chếtạo mẫu sản phẩm phát sinh trong những phân xưởng, bộ phận, tổ sản xuất. Kết cấu TK 627 : Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳBên Có : Phân bổ vào TK 154TK 627 cũng như TK 622 và TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK này có 6 TK cấp hai là : TK 6271 : giá thành nhân viên cấp dưới phân xưởngTK 6272 : giá thành vật liệuTK 6273 : Ngân sách chi tiêu dụng cụ sản xuấtTK 6274 : giá thành khấu hao TSCĐTK 6277 : giá thành dịch vụ mua ngoàiTK 6278 : Ngân sách chi tiêu khác bằng tiền  TK 154 : giá thành sản xuất kinh doanh thương mại dở dangTK 154 được sử dụng để tập hợp ngân sách trong kỳ tương quan đến sản xuất chế tạosản phẩm phục vụ cho việc tính giá tiền loại sản phẩm. Ngoài ra, TK 154 còn phản ánh cácVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010914 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánchi phí tương quan đến hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại phụ, thuê ngoài, gia công, tự chế. Kết cấu TK : Bên Nợ : Ngân sách chi tiêu sản xuất sản xuất mẫu sản phẩm trong kỳBên Có : Giá trị phế liệu tịch thu, SP hỏng không sửa chữa thay thế đượcDư nợ : giá thành sản xuất kinh doanh thương mại dở dang cuối kỳ. TK 154 được hạch toán cụ thể cho từng đối tượng người dùng tập hợp chi phí sản xuất ( theophân xưởng, đơn đặt hàng, … ) Ngoài ra, còn sử dụng một số ít TK sau : – TK 152 : Nguyên vật liệu. – TK 153 : Công cụ, dụng cụ. – TK 214 : Khấu hao TSCĐ – TK 338 : Phải trả khác – TK 334 : Trả lương CNV – TK 111, 112, 141, 331 … 1.2.2. 3 Trình tự hạch toán  Hạch toán ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp. – Khi xuất kho NVL sử dụng cho hoạt động giải trí sản xuất loại sản phẩm, địa thế căn cứ vào PXK, kế toán ghi giảm TK nguyên vật liệu, vật tư ( TK 152 ) đối ứng ghi tăng TK ngân sách nguyênliệu, vật tư trực tiếp ( TK621 ) theo trị giá NVL xuất dùng – Khi mua NVL đưa thẳng vào bộ phận sản xuất : ● Trường hợp Doanh Nghiệp tính thuế theo chiêu thức khấu trừ, địa thế căn cứ vào HĐ GTGT, kếtoán ghi tăng TK ngân sách NVLTT theo giá mua chưa thuế GTGT ( Tk 621 ) và tăng thuếGTGT nguồn vào được khấu trừ tính trên giá mua NVL ( TK 133 ), đối ứng ghi giảm cácTK ( TK 111, 112, 141 ) hoặc ghi tăng TK phải trả cho người bán ( TK 331 ) ● Trường hợp Doanh Nghiệp tính thuế theo giải pháp trực tiếp, địa thế căn cứ vào hóa đơn bánhàng kế toán ghi tăng TK ngân sách NVLTT theo trị giá mua trong thực tiễn đã có thuế GTGT đồngthời ghi giảm những TK tiền ( TK 111, 112, 141 ) hoặc ghi tăng Tk phải trả người bán ( TK 331 ) – Cuối kỳ, số NVL xuất sử dụng không hết nhập lại kho, phế liệu tịch thu, căn cứvào PNK kế toán ghi tăng TK nguyên vật liệu, vật tư theo giá trị trong thực tiễn nhập kho ( TK 152 ) đối ứng ghi giảm TK ngân sách NVLTT ( TK621 ) Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010915 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán – Cuối kỳ, địa thế căn cứ vào bảng phân chia vật tư tính cho từng đối tượng người tiêu dùng sử dụng NVLtheo chiêu thức trực tiếp hoặc phân chia, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán ( TK632 ), phần ngân sách NVLTT vượt trên mức thông thường ; tăng TK CPSX kinh doanh thương mại dởdang ( TK 154 ) đối ứng ghi giảm TK ngân sách NVLTT ( TK 621 ) ( Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp )  Hạch toán ngân sách nhân công trực tiếp – Hàng tháng địa thế căn cứ vào bảng phân chia tiền lương, khi ghi nhận số tiền lương, tiềncông, những khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi tăng TK chiphí nhân công ( TK 622 ) đối ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334 ). – Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất trênsố tiền lương, tiền công phải trả theo chính sách lao lý, kế toán ghi tăng ngân sách NCTT đốiứng ghi tăng khoản phải trả, phải nộp khác ( TK 338, chi tiết cụ thể 3382, 3383, 3384, 3389 ) – Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghităng TK ngân sách NCTT ( TK 622 ) đối ứng ghi tăng TK ngân sách trả trước ( TK 335 ). – Khi công nhân trực tiếp sản xuất thực tiễn nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trảvề tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi giảm ngân sách phải trả ( TK 335 ) đốiứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334 ) – Cuối kỳ kế toán tính phân chia và kết chuyển ngân sách NCTT vào những TK liên quantheo đối tượng người dùng tập hợp ngân sách, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán phần ngân sách NCTTvượt trên mức thông thường ( TK 632 ), ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh thương mại dở dang ( TK154 ) đồng thời ghi giảm ngân sách NCTT ( Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán ngân sách nhân công trực tiếp )  Hạch toán chi phí sản xuất chung – Khi tính tiền lương, tiền công, những khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên cấp dưới phânxưởng, kế toán địa thế căn cứ vào bảng phân chia tiền lương và BHXH ghi tăng ngân sách SXC ( TK627 ) đối ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334 ). – Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ suất lao lý trên tiền lương củanhân viên phân xưởng, kế toán địa thế căn cứ bảng phân chia tiền lương và BHXH ghi tăng chiphí SXC đối ứng ghi tăng TK phải trả, phải nộp khác ( TK 338 ). – Căn cứ Bảng phân chia NVL, CCDC, khi xuất NVL dùng chung cho phân xưởng, ghi tăng TK ngân sách SXC ( TK627 ), đối ứng ghi giảm TK NVL ( TK 152 ) Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010916 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán – Khi xuất CCDC có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, địa thế căn cứ PXK ghi giảm TK CCDC ( TK 153 ) đồng thời ghi tăng ngân sách SXC. – Trường hợp CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn, kế toán phải phân chia dầnvào ngân sách nhằm mục đích không thay đổi ngân sách, ghi giảm TK CCDC đồng thời ghi tăng ngân sách trảtrước ( TK 142, 242 ) Khi phân chia giá trị CCDC vào ngân sách SXC hàng tháng, kế toán ghi tăng chi phíSXC và ghi giảm ngân sách trả trước ( TK 142, 242 ) – Trích khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất, địa thế căn cứ bảng phân chia khấuhao TSCĐ ship hàng sản xuất, kế toán ghi tăng ngân sách SXC và ghi tăng TK hao mònTSCĐ ( TK 214 ) – Các ngân sách điện nước, thuê nhà xưởng và những ngân sách dịch vụ mua ngoài khácphục vụ phân xưởng sản xuất, địa thế căn cứ hóa đơn GTGT, kế toán ghi tăng ngân sách SXC chưabao gồm thuế GTGT, tăng khoản thuế GTGT nguồn vào được khấu trừ ( TK 1331 ) và ghigiảm những khoản tiền ( TK 111, 112 ) hoặc tăng TK phải trả người bán ( TK 331 ) – Khi phát sinh những khoản ngân sách khác bằng tiền ship hàng sản xuất, địa thế căn cứ vàophiếu chi hay giấy báo nợ, kế toán ghi tăng ngân sách SXC và ghi giảm những TK tiền. – Trường hợp Doanh Nghiệp triển khai trích trước hoặc phân chia dần ngân sách thay thế sửa chữa lớnTSCĐ, định kỳ tính hoặc phân chia vào ngân sách SXC trong kỳ, kế toán ghi tăng chi phíSXC đồng thời ghi giảm TK ngân sách trả trước ( TK 142, 242 ) hoặc ghi tăng TK chi phíphải trả ( TK 335 ) ● Khi ngân sách sửa chữa thay thế lớn TSCĐ trong thực tiễn phát sinh, ghi tăng TK sửa chữa thay thế lớnTSCĐ ( TK 2413 ), tăng khoản thuế GTGT nguồn vào được khấu trừ nếu có ( TK 1331 ) vàghi giảm TK tiền ( TK 111, 112 ) hoặc ghi tăng TK phải trả người bán ( TK 331 ) ● Khi ngân sách sửa chữa thay thế lớn TSCĐ triển khai xong, ghi tăng cho TK ngân sách trả trước ( TK 142, 242 ) hoặc ghi giảm TK ngân sách phải trả ( TK 335 ) đối ứng ghi giảm TK sửachữa lớn TSCĐ. – Cuối kỳ, địa thế căn cứ vào Bảng phân chia ngân sách SXC để kết chuyển hoặc phân chia chiphí SXC vào những TK có tương quan cho từng mẫu sản phẩm, nhóm loại sản phẩm theo tiêu thức phùhợp, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán ( TK 632 ), phần chi phí sản xuất chung cốđịnh không phân chia, tăng chi phí sản xuất kinh doanh thương mại dở dang ( TK 154 ) đối ứng ghigiảm ngân sách SXC ( TK 627 ) Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010917 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán ( Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung )  Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. – Cuối kỳ kết chuyển ngân sách NVLTT ngân sách NCTT, ngân sách SXC thực tiễn phát sinhtrong kỳ theo từng đối tượng người dùng tập hợp ngân sách, kế toán ghi tăng TK CPSX kinh doanh thương mại dở dang ( TK 154 ), đối ứng ghi giảm những khoản ngân sách NVLTT, NCTT SXC ( TK 621, 622, 627 ). – Trị giá mẫu sản phẩm hỏng không sửa chữa thay thế được bắt bồi thường, kế toán ghi tăng TKphải thu khác ( TK 1388 ) hoặc ghi giảm TK phải trả người lao động ( TK 334 ) đối ứngghi giảm TK CPSX kinh doanh thương mại dở dang ( TK 154 ) – Phản ánh giá tiền trong thực tiễn của mẫu sản phẩm triển khai xong nhập kho trong kỳ, kế toánghi tăng TK thành phẩm ( TK 155 ) và ghi giảm TK CPSX kinh doanh thương mại dở dang ( TK154 ) ( Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp ngân sách ) 1.2.2. 4 Sổ kế toán áp dụngHiện nay những doanh nghiệp sản xuất theo hoàn toàn có thể chọn một trong 5 hình thức ghi sổkế toán sau :  Hình thức Nhật ký chung  Đặc đỉêm : Tất cả những nhiệm vụ kinh tế tài chính kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổNhật ký chung theo trình tự thời hạn phát sinh và theo nội dung kinh tế tài chính của nghiệp vụđó. Sau đó, lấy số liệu trên những sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nhiệm vụ kinhtế phát sinh.  Sổ sách kế toán gồm có : • Sổ Nhật ký chung • Sổ Nhật ký đặc biệt quan trọng gồm có : Sổ Nhật ký đặc biệt quan trọng, Sổ nhật ký bán hàng, Sổnhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền. • Sổ ( thẻ ) kế toán cụ thể : Bảng cân đối phát sinh, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết cụ thể vậtliệu, sổ ngân sách SXKD • Sổ Cái : Sổ cái TK 152, 153, 621, 622, 627, 154 …  Trình tự hạch toánHình thức Nhật ký chung là hình thức phản ánh những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinhtheo thứ tự thời hạn vào một quyển sổ gọi là : Sổ nhật ký chung. Sau đó địa thế căn cứ vào Sổnhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào Sổ Cái ( sổ cái 152, 153, 621, 622 … ). Mỗi bút toánphản ánh trong Sổ nhật ký chung được chuyển tối thiểu vào 2 thông tin tài khoản tương quan. Đối vớiVũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010918 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toáncác thông tin tài khoản đa phần, phát sinh nhiều nhiệm vụ thì hoàn toàn có thể mở sổ nhật ký phụ, lấy số liệughi vào nhật ký chung hoặc ghi thẳng vào Sổ Cái. Hằng ngày địa thế căn cứ vào chứng từ gốc, những đối tượng người dùng cần theo dõi chi tiết cụ thể kế toán ghivào Sổ ( thẻ ) cụ thể tương quan ( sổ cụ thể nguyên vật liệu, sổ quỹ tiền mặt … ). Đồng thờighi vào Sổ Nhật ký chung sau đó chuyển sang Sổ Cái có tương quan. ( Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung  Hình thức Nhật ký – Sổ cái  Đặc điểm : Các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh được tích hợp ghi chép theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế tài chính trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất làSổ Nhật ký – Sổ cái.  Các sổ kế toán gồm có : – Sổ Nhật ký – Sổ cái những TK 621,622, 627, 154 … – Các sổ thẻ kế toán chi tiết cụ thể : Sổ quỹ tiền mặt, sổ cụ thể tiền mặt, sổ chi tiếtTGNH, , sổ ngân sách SXKD …  Trình tự hạch toán : Hàng ngày, kế toán địa thế căn cứ vào những chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từkế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm địa thế căn cứ ghi sổ, trước hết xác lập tàikhoản ghi Nợ TK111, TK112, TK 152, TK 621, TK 622, TK623, thông tin tài khoản ghi Có TK154 để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ ( hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại ) đượcghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại ( Phiếuthu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, … ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc địnhkỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký – Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết cụ thể TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh hàng loạt chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vàoSổ Nhật ký – Sổ Cái và những sổ, thẻ kế toán cụ thể, kế toán thực thi cộng số liệu của cộtsố phát sinh ở phần Nhật ký và những cột Nợ TK 111, TK 112, TK 621, TK 622, TK 627, đốiứng cột Có của TK 154 ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010919 Trường Đại học Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toánCăn cứ vào số phát sinh những tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinhluỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng ( đầu quý ) và số phátsinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng ( cuối quý ) của từng thông tin tài khoản trên Nhậtký – Sổ Cái. Khi kiểm tra, so sánh số cộng cuối tháng ( cuối quý ) trong Sổ Nhật ký – Sổ CáiCác sổ, thẻ kế toán cụ thể cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phátsinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng người dùng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của những đối tượng người tiêu dùng lập “ Bảng tổng hợp chi tiết cụ thể ” cho từng tàikhoản. Số liệu trên “ Bảng tổng hợp chi tiết cụ thể ” được so sánh với số phát sinh Nợ, số phát sinhCó và Số dư cuối tháng của từng thông tin tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái  Hình thức chứng từ ghi sổĐặc điểm : Hình thức này thích hợp với mọi mô hình đơn vị chức năng, thuận tiện cho việc vận dụng máytính. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo giải trình dễ bị chậm trễ nhấtlà trong điều kiện kèm theo kế toán bằng tay thủ công. Theo hình thức này mọi nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh phải địa thế căn cứ vào chứng từ gốchoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào đăngký chứng từ gốc cùng để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ ĐK chứng từ ghi sổtrước khi vào Sổ cái. Sổ sách kế toán sử dụng : – Sổ ĐK chứng từ ghi sổ – Sổ cái những TK 621, 622, 627 … – Sổ thẻ kế toán cụ thể : Thẻ kho, sổ chi tiết cụ thể vạt liệu loại sản phẩm sản phẩm & hàng hóa, sổ theo dõithuế GTGT, sổ quỹ tiền mặtSơ đồ 1.7 : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ  Hình thức Nhật ký – chứng từHàng ngày địa thế căn cứ vào những chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trựctiếp vào những Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết cụ thể có tương quan. Vũ Thị Khuyên – Lớp K45D2 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Minh GiangMSSV : 09D15010920


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay