Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử cơ chức năng thay đổi của các

Công nghệ mạch điều khiển tín hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.17 KB, 2 trang )

Công nghệ:

Mạch điều khiển tín hiệu
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
– Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.
– Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.
2- Kĩ năng:
– Đọc được sơ đồ khối của mạch điều khiển tín hiệu
3- Thái độ
– Đạt được kiến thức và kĩ năng nêu trên
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị nội dung:
– Nghiên cứu nội dung bài 14 sgk
– Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan
2- Chuẩn bị đồ dùng:
– Tranh vẽ các hình 14-2, 14-3 sgk
III- Tiến trình bài dạy:
1- Tổ chức ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là mạch điện tử điều khiển? Hãy kể tên một số mạch điện tử điều khiển mà em biết?
3- Nội dung bài:
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức
HĐ1:
I- Khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu:
Tìm hiểu khái niệm và công dụng của mạch
– Mạch điện tử dùng để điều khiền sự thay đổi
điều khiển tín hiệu.
trạng thái của các tín hiệu gọi là mạch điều khiển
tín hiệu.

-GV:
– Ví dụ:
+ nêu khái quát về mạch điều khiển tín hiệu
+ Điều khiển tín hiệu giao thông
+ Giới thiệu các ví dụ về mạch điều khiển tín hiệu + Điều khiển bảng điện tử
như sgk.
+ Báo hiệu và bảo vệ điện áp.
II- Công dụng:
-HS: Lấy 1 số ví dụ về mạch điều khiển tín hiệu
– Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.
trong thực tế đã gặp.
Ví dụ: Điện áp cao, điện áp thấp, quá nhiệt độ,
cháy nổ…
-GV:
– Thông báo những thông tin cần thiết cho con
+ Nhận xét và đưa ra khái niệm về mạch điều
người thực hiện theo hiệu lệnh.
khiển tín hiệu như sgk.
Ví dụ: Đèn xanh, đỏ của tín hiệu giao thông…
+ Gợi ý cho HS nêu các ứng dụng của mạch điều
– Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử.
khiển tín hiệu và giải thích minh hoạ.
Ví dụ: Các hình ảnh quảng cáo, biển hiệu…
HĐ2:
– Thông báo về tìng trạng hoạt động của máy móc.
Giới thiệu nguyên lí của mạch điều khiển tín
Ví dụ: Tín hiệu thông báo có nguồn.
hiệu:
III- Nguyên lí chung của mạch điều khiển:
– Khi thiết kế, chế tạo mạch điều khiển tín hiệu

-GV: Giới thiệu sơ đồ khối đơn giản trong sgk lên đơn giản thường có nguyên lí sau:
bảng và giải thích chức năng của các khối.

-HS: quan sát sơ đồ khối và cho biết nguyên lí làm
việc của mạch.
-GV: Lấy ví dụ mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện
áp hình 14-3 để minh hoạ.

Nhận
lệnh

Xử lí

Khuếch
đại

Chấp
hành

– Ví dụ:Mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp cho
gia đình.
+ Chức năng các linh kiện:
BA- Biến áp hạ áp từ 220V xuống 15V để nuôi
mạch điều khiển.
D1, C- Điôt và tụ điện đổ điện xoay chiều thành
điện một chiều
VR, R1- Điện trở chỉnh ngưỡng tác động khi quá
áp.
D0, R2- Điôt ổn áp và điện trở tạo dòng đặt

ngưỡng tác đọng cho T1, T2.
R3- Điện trở bảo vệ cho các Tranzito.
D2- Điôt bảo vệ cuộn dây rơ le.
T1, T2- Tranzito điều khiển rơ le hoạt động.
K- Rơ le đóng, cắt nguồn.

HĐ3: Tổng kết đánh giá :
? Để thay đổi trạng thái của các thông tin về một hoạt động hay chế độ làm việc nào đó, ta dùng
mạch nào ?
– Những mạch điều khiển tín hiệu đơn giản gồm các khối chức năng nào ?
– Nhận xét giờ học.
– Dặn dò HS trả lời các câu hỏi cuối bài
– Tham khảo mạch chạy chữ ở hình 14-4 và đọc trước nội dung bài 15 sgk.

***************************************


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay