Sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy – Quang An News
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
* * * * * * * * và * * * * * * * *
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Đề tài
Bạn đang đọc: Sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy – Quang An News
Cách làm một số đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao
hiệu quả chất lượng giảng dạy
cho trẻ 5-6 tuổi
Họ và tên: Vũ Thị Nhâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Sơn
Năm năm trước
I/ Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non
nói riêng là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các
hoạt động nhằm phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước
đầu hình thành những con người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát
triển.Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng rất ham thích
được học hỏi những cái mới lạ, vậy người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ
vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên, nhưng cũng có thể tiếp nhận được những
kiến thức mà cô giáo muốn truyền đạt đến trẻ.
Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải
tích cực, chủ động thích được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh, những
yếu tố rất quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ những kỹ năng ban đầu giúp
trẻ sẵn sàng tiếp nhận tri thức của loài người sau này.
Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng
lá cây, lá chuối bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi,
chảo, bát, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê
Đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong
cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống. Ngày nay trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú,
hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi
còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em.
Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục
càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò
ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp
với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình
thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non trẻ: Học mà chơi, chơi mà học. Qua
các trò chơi trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, trẻ luôn
muốn được thể hiện cái tôi của mình, muốn được làm những hành động của người
lớn và không gì có thể giúp trẻ học làm người lớn tốt hơn đó là những trò chơi
đóng vai theo chủ đề. Qua chơi các góc trẻ được hòa mình vào thế giới của người
lớn, một thế giới thật trong trí tưởng tượng của trẻ.
Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được
tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo
viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung
bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
Trong thực tế qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, hàng ngày cho trẻ hoạt
động được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất
thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay
trẻ làm ra, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường lớp học có thẩm
mỹ, khoa học, một môi trường có nhiều góc mở tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải
nghiệm. Và tôi đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để hướng dẫn trẻ làm
2
dựng, chi trang trớ cỏc gúc v tr c tri nghim bng chớnh nhng
sn phm do t tay tr to ra khuyn khớch tớnh ham hiu bit thớch khỏm phỏ,
thớch tỡm tũi cỏi mi l v bc u phỏt huy tớnh tớch cc, ch ng tr.
Trong khi ú nhng chi hin cú trong lp li mang tớnh ph bin, hn ch
v s lng v ớt c thay i. Vỡ vy tr s khụng phỏt huy c tớnh tớch cc
sỏng to trong cỏc hot ng. Bờn cnh cuc sng sinh hot hng ngy ca mi gia
ỡnh, thng cú rt nhiu sn phm b loi b sau khi s dng, chng hn nh v
chai du gi, sa tm, lon bia, v hp sa, bỡa lch c, a CD b try c ú l
ngun vt liu rt phong phỳ v a dng, cú th tn dng lm nhng vic hu ớch.
Nu chỳng ta cú ý thc thu gom, chn lc t ngun ph thi ú v cú ý tng lm
cỏc dựng, chi thỡ cú th bin nhng chic hp, bỡa to nh thanh ụ tụ, tu
ha, nh ca, bn gh T nhng lon bia chỳng ta cú th to thnh chỳ sõu nh
hc toỏn, hc ch a vo cỏc gi dy, cỏc gúc chi ca tr Trng Mm non.
Lm nh vy chỳng ta s tit kim c tin mua sm vt liu, to ra nhiu
chi mang tớnh sỏng to phong phỳ cho lp hc ca mỡnh. Nhng chi ny va
d lm, d s dng trong cỏc gi hc v cỏc hot ng. Thụng qua ú l hỡnh thc
tuyn truyn ti cỏc bc ph huynh, cỏc ban ngnh on th, ti cỏc bộ hc sinh v
vic bo v mụi trng. V nh vy chỳng ta ó gim thiu c lng rỏc thi,
gim chi phớ cho vic x lý rỏc thi trong v sinh mụi trng.
T nhng lý do trờn bn thõn tụi l mt giỏo viờn ch nhim, tụi ó da vo
kinh nghim ca nhng ngi i trc, da vo sỏch bỏo tụi xin a ra Cỏch
lm mt s chi t to nhm nõng cao hiu qu cht lng ging dy cho tr
mu giỏo 5- 6 tui. Chớnh vỡ vy tụi ó chn ti trờn lm Sỏng kin kinh
nghim, cú th cựng cỏc bn ng nghip chia s nhng kinh nghim trong quỏ
trỡnh thc hin chng trỡnh mm non chng trỡnh giỏo dc mm non t kt
qu tt hn.
2. Mc ớch nghiờn cu:
xut mt s bin phỏp hng dn tr lm dựng, chi nhm nõng cao
kh nng khộo lộo ca ụi tay v gúp phn lm phong phỳ dựng trc quan ca
cỏc cỏc hot ng
3.Thời gian, địa điểm
Thời gian: Từ đầu năm học đến cuối năm học ( 2013-2014)
Địa điểm: Trờng mầm non Kim sơn
4. úng gúp mi v mt thc tin
iu tra thc trng vn cỏch lm dựng chi t to nhm nõng cao hiu
qu cht lng ging dy cho tr mu giỏo 5- 6 tui.
Tỡm ra mt s bin phỏp mi dy tr lm dựng chi.
II. Phn ni dung
1.Chng 1: Tng quan
1.1. C s lý lun
* c im tõm lý ca tr mu giỏo 5-6 tui liờn quan n vic tip nhn cỏch
lm dựng chi t to.
+ T duy
tui mu giỏo ln 5-6 tui t duy trc quan hnh ng vn tip tc phỏt trin.
ng thi t duy trc quan hỡnh tng phỏt trin mnh v chim u th. Nh cú s
3
tích lũy nhiều biểu tượng về các sự vật, hiện tượng, con người…và các mối quan hệ
của chúng dưới dạng hình ảnh mà trẻ tiến hành các thao tác tư duy với nhiệm vụ
đơn giản.
Đây là nét đặc trưng cho tư duy của trẻ 5-6 tuổi. Vì vậy khi hướng dẫn cho trẻ
sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động cô cần lưu ý vào đặc trưng này
để có biện pháp thích hợp giúp trẻ nhanh chóng hình thành các biểu tượng về sự
vật hiện tượng
+ Ngôn ngữ
Ở trẻ 5-6 tuổi ngôn ngữ mang tính tình huống, hoàn cảnh, ngôn ngữ gắn liền
với các sự việc, hiện tượng đang tồn tại trong tri giác của trẻ. Nhờ sự phát triển
của các cơ quan phát âm, của thính giác sự phát triển nhất định của tư duy trẻ phát
âm khá chuẩn gần giống như người lớn, trẻ dùng ngôn ngữ nói để diễn đạt suy nghĩ
của mình và hiểu được lời nói của người lớn
Việc động viên trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cùng với cô rất phù hợp với đặc
điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vốn từ của trẻ trong giai đoạn này đã tích lũy
được khối lượng khá lớn khoảng 2.000 từ. Trẻ biết sửa khi nói sai, biết nói câu mở
rộng thành phần( Có chủ ngữ vị ngữ). Trẻ cũng cảm nhận được thái độ của người
nói qua ngữ điệu, giọng nói. Điều này rất thuận lợi cho trẻ tham gia quá trình làm
và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo.
+ Chú ý- trí nhớ
Chú ý: Trẻ 5- 6 tuổi đã phát triển mạnh cả chú ý không chủ định và chú ý có chủ
định. Nhiều phẩm chất chú ý đặc biệt chú ý có chủ định phát triển mạnh do sự phát
triển ngôn ngữ và tư duy kích thích. Nắm được đăc điểm này khi hướng dẫn cho
trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cô phải tạo ra không gian thần kỳ với những hình
tượng, kỳ lạ huyền diệu, lung linh màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ
Trí nhớ: Trẻ 5-6 tuổi đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhớ lại sự
vật sự kiện, hiện tượng đã gặp đã xem có ấn tượng chỉ một lần. Cùng với trí nhớ
hình ảnh đó thì âm thanh ngôn ngữ sẽ được trẻ tri giác, hiểu, nhớ và làm lại.
Trí nhớ cũng như chú ý đều mang tính chất không chủ định, đang hình thành và
bắt đầu phát triển tới có chủ định
+ Tưởng tượng
Đặc điểm đặc trưng của tưởng tượng ở trẻ 5- 6 tuổi có tưởng tượng tái hiện,
tưởng tượng dựa trên những biểu tượng đã có, đã biết trước đó, tưởng tượng tái
hiện là quá trình tạo ra những hình ảnh mới với cá nhân người tưởng tượng dựa
trên mô tả của người khác.
Trí tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú, trẻ thường gắn tình cảm, suy nghĩ
xúc động của mình vào các sự kiên hiện tượng trong nội dung sản phẩm. Trí tưởng
tượng của trẻ phong phú nhưng không vô tâm, nó tồn tại và hoạt động được nhờ có
vốn tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú của trẻ.
Vì vậy khi cho trẻ làm và sử dụng các đồ dùng tự tạo cô cần lưu ý đặc điểm tâm
lý này của trẻ để có thể khêu gợi những ước mơ, trí tưởng tượng lành mạnh phong
phú để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ.
+ Xúc cảm tình cảm
Ở tuổi tiền học đường tình cảm thống trị tất cả các mặt trong tâm lý trẻ. Đặc
biệt ở lứa tuổi mẫu giáo giáo lớn, đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển
4
biến mạnh mẽ vừa phong phú vừa sâu sắc hơn lứa tuổi trước đó. Mặc dù xúc cảm
tình cảm của trẻ dễ dao động, dễ thay đổi xong nó rất quan trọng trong đời sống
tâm lý của trẻ. Xúc cảm tri phối mạnh các hoạt động tâm lý
Tình cảm đạo đức bộc lộ rõ rệt ở trẻ. Trẻ khao khát được yêu thương, trẻ thể hiện
tình cảm với mọi người xung quanh, tình cảm ấy dễ dàng được trẻ chuyển vào
những nhân vật trong chuyện, trẻ thật lòng chia sẻ với các nhân vật.
Tình cảm trí tuệ của trẻ cũng phát triển mạnh. Trẻ ham thích tìm tòi khám phá
những nguyên nhân nảy sinh các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống.
Vì vậy cô giáo còn phải giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp, biết xúc động trước cái
đẹp, biết trân trọng cái đẹp để trẻ hình thành một tâm hồn có những hành vi cao
thượng, có văn hóa, có nhân tính.
1. 2. Cơ sở thực tiễn.
Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục Mầm non được ban hành
theo Thông tư 17/2009/ TT-BGDĐT ban hành ngày 25 /7/2009 là tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá mọi lứa tuổi. Khi dạy trẻ làm và
sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục,
mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính
độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an
toàn cho trẻ..
Luật giáo dục năm 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 ở điều 23
yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dục mầm non cũng nhấn mạnh: Phương
pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi
để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng đồ chơi đáp
ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ chơi do giáo viên cung cấp thì đồ dùng đồ chơi do trẻ
tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ
tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về
phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục
đích của chương trình dạy học ở Trường Mầm non. Hơn thế nữa việc mua quá
nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh phí của các bậc phụ huynh, của nhà
trường trong khi các phụ, phế phẩm, các loại vật liệu thiên nhiên từ cuộc sống và
trong sinh hoạt của địa phương đang sẵn có và có rất nhiều như rơm, rạ, cỏ, cây,
hoa lá, bìa cát tông, bèo tây……..v v.
Để cho các cháu có thể sử dụng làm đồ chơi cho chính mình, trò chơi với những
đồ chơi tự tạo luôn gần gũi và đáp ứng kịp thời nhu cầu chơi của trẻ. Khi món đồ
chơi do tự tay cô và cháu làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất
nhiều so với các đồ chơi mua sẵn.
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi,
trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của
hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy
việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
5
Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé,
trong quá trình làm đồ chơi có muôn vàn câu hỏi được đặt ra với cô giáo, vì sao
làm con trâu lại phải làm như thế này thế kia?
Vì sao mũi con chó lại dài? Tại sao tai con mèo không dài mà lại ngắn.?…
Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc làm và dạy cho trẻ tự làm
đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1.Thực trạng của việc làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao
hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
* Khảo sát đầu năm
Khái quát quá trình điều tra thực trạng
+ Mục đích điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra nhằm đánh giá thực trạng việc làm đồ chơi tự tạo, từ
đó định hướng cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
+ Nội dung
Thực trạng của việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non
Kim Sơn
Nhận thức, hiểu biết của giáo viên về vai trò, vị trí của việc hướng dẫn trẻ làm đồ
chơi tự tạo cho trẻ 5-6 tuổi
+ Phương pháp điều tra
Dùng phương pháp dự giờ kết hợp với ghi chép các vấn đề liên quan đến nội
dung điều tra
Dùng phương pháp quan sát, dùng phiếu điều tra An- két phương pháp thực
hành, kết hợp với trao đổi, trò chuyện với giáo viên
+ Tiến hành
Để nắm được thực trạng về việc làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm nâng
cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
+ Tôi tiến hành khảo sát 40 giáo viên ở Trường Mầm non Kim Sơn
Tôi đã sử dụng phương pháp đàm thoại, quan sát, dùng phiếu điều tra An- két đối
với các giáo viên. Tôi đã thu được kết quả như sau
– 35/40 ý kiến chiếm 87,5% giáo viên nhận thức được vai trò của việc hướng dẫn
trẻ làm đồ dùng đồ chơi có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tưởng tượng
của trẻ
– 5/40 ý kiến chiếm 12,5% giáo viên cho rằng không quan trọng.
– 35/40 giáo viên cho rằng hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi ảnh hưởng đến đời
sống tình cảm và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
– 36/40 ý kiến chiếm 90% giáo viên có quan tâm và thường xuyên tổ chức hướng
dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Tóm lại: Khi điều tra bằng phiếu An- két thì đa số giáo viên đã nhận thức đúng về
việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói
riêng. Coi đồ dùng đồ chơi là phương tiện giáo dục có hiệu quả và hiểu được biện
pháp tích cực để nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc trẻ.
+Tôi tiến hành khảo sát trẻ 5-6 tuổi ở lớp 5C tại Trường Mầm non Kim Sơn- Đông
Triều- Quảng Ninh. Các cháu đều phát triển bình thường, khả năng nhận thức
ngang nhau
6
Tổng số lớp tôi là 36 học sinh.
Khi nhận trẻ vào lớp tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết và một số tiêu chí của trẻ
về các trò chơi có liên quan đến sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo.
– Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi có sử dụng đồ dùng trực quan
15/36 =41,6%
– Hiểu biết về đồ chơi 16/36 = 44,4 %
– Trẻ quan sát cô làm đồ dùng đồ chơi 14/36 = 38,8%
– Phát triển nhận thức 17/36 %= 47,2 %
– Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể 20/36= 55,5%
Bảng 1: Thực trạng của việc sử dụng một số đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm
nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Nhận thức
Thể hiện
Số trẻ
Mức độ
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
15
41,6
13
36,1
36 trẻ
2
17
47,2
18
50
3
4
11,1
7
19,4
Nhận xét
Như vậy nhìn vào kết quả trên cho thấy đa số trẻ đã nhận thức được khi quan sát
cô hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan trẻ biết cảm nhận được nội dung của các
nhân vật song trẻ chưa thể hiện được bằng nét mặt cử chỉ về tính cách của các
nhân vật trong tác phẩm.
+ Đánh giá phân tích kết quả điều tra.
Tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra ở các khía cạnh.
Trình độ chuyên môn
Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí của vệc làm đồ dùng đồ chơi.
Tìm tòi các nguyên vật liệu, phế thải sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
Phương pháp, giải pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình hướng dẫn trẻ làm và sử
dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Nhận xét
Ưu điểm:
* Về phía giáo viên Mầm non
Được ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều
kiện cho giáo viên được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở
các trường bạn. Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi trao đổi với đồng
nghiệp.
Tất cả giáo viên đứng lớp đều được đào tạo qua các lớp chính quy, lớp vừa làm vừa
học các giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ có trách
nhiệm cao trong công việc, có khả năng sư phạm tốt, nhiều năm nhà trường có giáo
viên tham gia thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp cụm và cấp huyện.
Giáo viên có trình độ đại học 14/40= 35%
Giáo viên có trình độ cao đẳng 9/40 = 22,5
Giáo viên có trình độ trung cấp: 17/40= 42,5% ( Các đồng chí đang theo học
lớp Đại học Mầm non)
Qua nhiều năm công tác hầu hết tất cả giáo viên trong trường đều thấy rằng việc
làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động của trẻ rất thu hút được rất nhiều trẻ
7
tham gia, đồ chơi đã kích thích trẻ sử dụng được những kỹ năng, kĩ xảo, ngôn ngữ
của các nhân vật mà trẻ được tiếp xúc và làm quen qua giờ làm quen với tác phẩm
văn học, qua hoạt động vui chơi, qua môn học toán, qua các hoạt động góc ( Kể
chuyện sáng tạo, toán đếm các đối tượng, chơi với rối)
Kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn tôi thấy trẻ rất hứng
thú với các trò đặc biệt là trò chơi đóng kịch. Thông qua các trò chơi trẻ được trải
nghiệm, được nhập vai, được hóa thân vào các nhân vật mà trẻ yêu thích.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên phối kết
hợp với giáo viên tham gia thu gom những phụ phế thải, những vật liệu làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ.
Các giáo viên toàn trường tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo.
Hạn chế
+ Đối với giáo viên
Trong thực tế Trường Mầm non Kim sơn các lớp học đã được trang bị nhiều
đồ dùng đồ chơi hiện đại xong để phục vụ quá trình hoạt động của trẻ trong lớp
theo kế hoạch của giáo viên đề ra thì vẫn còn chưa đáp ứng được.
Từ trước đến nay giáo viên chỉ cho trẻ chơi các trò chơi tự do là chủ yếu,
hoặc chơi các trò chơi thường khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần, không lôgic
theo chủ đề, nên dễ gây nhàm chán đối với trẻ.
Đồ chơi không gây được hứng thú cho trẻ.
Giáo viên chưa thật sự tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú vui chơi.
Giáo viên chưa có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng theo ý tưởng.
Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới lạ
Công việc bận rộn rất nhiều cũng không có thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng,
đồ chơi để phổ biến cho các chị em giáo viên trong trường.
Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn nhiều
hạn chế
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong
suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào
các hoạt động mà thôi.
+ Về phía trẻ:
Theo phiếu điều tra về thái độ của trẻ với việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự
tạo như sau
– Đồ dung trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử
dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít.
– Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng
góp kinh phí để tạo góc hoạt động cho trẻ.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém.
Hứng thú chơi của trẻ: Trẻ dễ dàng hứng thú vào các đồ chơi và các trò chơi nhưng
cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào
các hoạt động tập thể.
8
Đồ dùng tự tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháu chơi chưa
biết cách gìn giữ cẩn thận.
+ Nguyên nhân
– Qua khảo sát thực tế ở Trường Mầm non Kim Sơn tôi thấy một số nguyên nhân
dẫn đến thực trạng trên đó là:
– Do giáo viên chưa thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo,
– Các trò chơi, vai diễn đều do những trẻ khá có năng khiếu đóng vai, còn những
trẻ khác là những khán giả thụ động.
– Trang thiết bị như sân khấu rối, đạo cụ còn ít chưa phong phú để phục vụ các trò
chơi
– Tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi đặc biệt là trò chơi đóng kịch ở Trường Mầm
non ít được quan tâm. Đa phần các trò chơi, vở kịch thường là giáo viên lấy sẵn
trong chương trình
– Các biện pháp hướng dẫn cách làm và cách sử dụng đồ chơi còn đơn điệu.
Giáo viên chưa quan tâm đến sự lĩnh hội và thể hiện trên trẻ, nếu có cũng chỉ
mang tính hình thức.
– Do nhận thức của trẻ về cảm nhận các nhân vật trong các tác phẩm còn thấp.
– Do kết hợp giữa gia đình và giáo viên chưa tốt.
Tóm lại: Quá trình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động giữ vai trò quan
trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trên thực tế việc làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo cho trẻ hoạt động ở các trường trên địa bàn huyện Đông Triều nói
chung còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và đối với
việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động ở Trường Mầm non
Kim Sơn nói riêng.
Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa nắm vững các phương pháp để vận
dụng kiến thức cơ bản để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Để nâng cao hiệu quả của
việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ 5-6 tuổi.
Tôi xin đề xuất một số giải pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi, có hệ thống, có
phương pháp khoa học để giúp giáo viên dễ tổ chức, dễ hướng dẫn trong quá trình
dạy trẻ hoạt động.
2.2. Các giải pháp làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi.
Giải pháp là gì?
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục học mẫu giáo cũng như
tâm lý học mẫu giáo là vấn đề sáng tạo ở trẻ. Sự phát triển năng lực sáng tạo và ý
nghĩa của công việc sáng tạo đổi mới sự phát triển chung và sự trưởng thành của
trẻ em. Để thực hiện được vấn đề quan trọng của giáo dục học mầm non chúng ta
cần hoàn thiện cách tổ chức tiết học và vận dụng các biện pháp thích hợp để kích
thích tính tích cực. Tư duy, tưởng tượng nghệ thuật và khẳ năng sáng tạo trong tiết
học: Theo từ điển Tiếng Việt: Biện pháp là cách làm cách giải quyết một vấn đề
cụ thể. Như mục đích đề tài đã đặt ra ở đề tài này chúng tôi đã hệ thống hóa và
đưa ra một số giải pháp mới dựa trên những cơ sở khoa học liên ngành, các
phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
*Giải pháp1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho trẻ thông qua tạo môi trường
hoạt động trong và ngoài lớp học.
9
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới.
Hiện nay nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát
triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế
ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoach tạo môi trường trong và ngoài lớp học ,
xây dựng môi trường góc mở khuyến khích trẻ hoạt động
Tôi đã sử dụng những mảng tường và các giá đồ chơi để thiết kế thành những góc
hoạt động cho trẻ.. Tôi đã xây dựng những các góc chơi:
Góc tạo hình – Góc phân vai- Góc nghệ thuật- Góc xây dựng
Và một số bảng trang trí lớp:
– Một ngày hoạt động của bé- Hôm nay bé nào đến lớp- Mừng sinh nhật bé
Bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc học tập và
một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm
một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ
huynh khéo tay làm các đồ chơi phục vụ cho trẻ đưa vào góc chơi cho trẻ hoạt
động thường ngày
Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng
lấy, cất đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình. Sử dụng những sản
phẩm do trẻ tạo ra để trang trí cũng như làm đồ dùng góc chơi, chính việc này làm
cho góc hoạt động không bao giờ cũ đối với trẻ. Vì luôn được thay đổi để phù hợp
với các chủ điểm trong năm học
– Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã
giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết
vận dụng những kiến thức đó sáng tạo ra đồ chơi một cách dễ dàng.
– Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to
tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối
dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản
phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh cho trẻ kể chuyện sáng
tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo
theo ý tưởng của mình.
– Bé trai ở lớp tôi cũng đã từng hỏi tôi Cô ơi!, ai là người làm ra những con rối
này, mình làm được không cô?. Từ lúc đó tôi tự nghĩ, mình phải làm gì để trả lởi
được câu hỏi đó. Từ đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi sáng tạo, tham khảo tài liệu, sách
báo, được bạn bè tận tình góp ý, tôi đã vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi
tự tạo cho trẻ
10
(Giáo viên đang làm đồ dùng tự tạo)
– Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt
động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dùng làm bằng rối tay hầu như ở các lớp không có
cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả bóng,
chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơiđể làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len móc làm
váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn mặt có thể thay
đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể.
– Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc với đầy đủ chủng loại về đồ
dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và
nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.
– Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh
tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể lại về những bức
tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể
chuyện về các con vật đóhình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo
hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.Phần nào thỏa mãn được nhu cầu của trẻ
nhỏ.
– Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là
chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ hoạt động. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm
xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng
lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động.
– Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên
nhận xét của mình về các đồ dùng đó. Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển
một cách phong phú và đa dạng.
11
Các góc hoạt động liên kết mật thiết với nhau, qua mỗi buổi chơi và ở các nhóm
chơi khác nhau, trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm để trưng bày, cũng như sử dụng
sản phẩm của các bạn khác trong lớp để chơi, chính điều này làm cho mỗi buổi
chơi trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn và mỗi buổi chơi có hiệu quả hơn với trẻ.
Không những vậy, việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn cho trẻ những đức tính tốt,
như: kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác tạo
ra
– Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé đã biết tỏ thái độ vui vẻ, tay chân khua đập
lung tung khi được bố mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng bay
các màu, những con búp bê nghộ nghĩnh đang đung đưa trước mặt bé. Trẻ thơ đang
vui như vậy, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, thì lập tức bé sẽ có phản
ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi trên tay bé biết
cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những đồ chơi mà bé cầm
trong tay.Theo năm tháng, bé lớn lên thì có con búp bê xinh xinh, những chú gấu
bông đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé trong mọi
sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có em búp bê hay
bạn gấu bên mình..
– Vậy điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi con rối, thú bông đến thế?
Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của
trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ
còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ
cần quan tâm đến:
Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.
Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ..
* Giải pháp2: Luyện kỹ năng thực hành và phối kết hợp với cha mẹ học sinh
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ.
12
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà
trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp
không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên
liệu phế thải để làm đồ chơi cho trẻ.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động sử dụng đồ dùng đồ chơi.
Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ
điểm, về các nhân vật câu chuyện, bài thơ của cô và trẻ.
Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa
dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia hoạt động sáng tạo của trẻ thì chúng
ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
– Tôi xác định để làm được đồ dùng thì đồ dùng đồ chơi đó phải:
– Đơn giản, dễ làm, rèn luyện được các kỹ năng và phù hợp với khả năng của trẻ.
– Nguyên vật liệu trẻ có thể tự tìm hoặc tìm cùng bố mẹ, cô giáo.
– Các bước làm đồ chơi rõ ràng, dễ hiểu.
– Trẻ cùng nhau trưng bày hay nghĩ ra cách sử dụng đồ chơi đó.
– Sắp xếp thời gian để trẻ có thể làm đồ chơi ở những hoạt động nào cho phù hợp.
Trước hết cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở
địa phương: Vỏ ốc, lá cây tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết
những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được
Ví dụ: Các loại vỏ hộp, giấy cứng, bình nước suối, hạt nút. Trên cơ sở đó, giáo
viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản
các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui
định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Có những nguyên vật liệu trẻ có thể thu
lượm được ngay trong trường: Vỏ hộp sữa, lá cây, vỏ chai nước suối Giáo viên
hướng dẫn trẻ thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô ráo
Muốn có nguồn nguyên vật liệu đa dạng và dồi dào cô phải kết hợp cùng với
phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong gia đình thì mới có được. Bên cạnh
đó giáo viên cũng tìm hiểu và gợi hỏi ở những cơ quan làm việc của phụ huynh có
những nguyên vật liệu phế thải nào giáo viên có thể tận dụng cho trẻ làm đồ dùng
được như: Lõi ống chỉ công nghiệp, các loại hộp to nhỏ.
Trong năm học có thể chia ra làm nhiều đợt huy động phụ huynh mang nguyên
vật liệu đến cũng hoặc có khi phụ huynh có nguyên vật liệu mang vào cho giaó
viên ngay. Những nguyện vọng này giáo viên cần phải trao đổi và thống nhất với
phụ huynh ngay từ đầu năm học. Sau đó đến từng chủ đề cần gì thêm giáo viên
thông tin trên bảng thông báo cho phụ huynh biết.
Khi có nguyên vật liệu giáo viên cùng trẻ phân loại và để vào các thùng, ghi
( kí hiệu) rõ loại phế liệu gì?
Chọn loại đồ chơi để làm
Giáo viên nên động viên hướng dẫn trẻ làm cùng với cô, cô nên gợi ý cho trẻ tự
chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng mà mình thích. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể
phương pháp thực hiện với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với trẻ.
Ví dụ: Cô nói có rất nhiều vỏ hộp thuốc giáo viên đưa ra và hỏi ý tưởng của trẻ có
thể làm được đồ chơi gì? (trẻ nói làm: Làm ô tô, người máy) Cô đưa những hộp
thuốc nhỏ bằng nhau và hỏi: Thế những hộp thuốc này chúng ta sẽ làm gì? Giáo
13
viên có thể gợi ý cho trẻ làm domino. Làm đomino chúng ta phải cần thêm cái gì?
(tranh ảnh tuỳ từng chủ đề ,trẻ chọn tranh ảnh để gắn lên cho phù hợp)
Lưu ý: Khi gợi mở cho trẻ giáo viên cần lưu ý đến khả năng của trẻ và nhu cầu đồ
dùng đồ chơi trong lớp đang cần. Hay giáo viên cần rèn kỹ năng gì cho trẻ thông
qua việc làm đồ dùng đồ chơi nào đó
Ví dụ: Rèn kỹ năng cắt và trang trí qua việc làm các ô cửa của ngôi nhà lớn. Hay
kỹ năng xâu hạt và sắp xếp theo quy tắc qua việc xâu các hạt nút lớn nhỏ, nhiều
màu sắc thành vòng đeo taytôi đã chọn một số mẫu để làm và cùng hướng dẫn
trẻ làm
+ Phương pháp hướng dẫn
Khi hướng dẫn giáo viên phải biết cách gợi ý cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi sao cho
đảm bảo phù hợp với sự phát triển của từng độ tuổi tức là cho trẻ họat động từ đơn
giản, dễ đến khó dần trên nền những kiến thức đã biết, phù hợp với tình hình lớp,
địa phương. Phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia các
hoạt động.
Trong từng khâu khi làm đồ chơi phải có các bước làm cụ thể rõ ràng để trẻ có thể
làm được.
Ví dụ:
+ Khâu chuẩn bị cần những nguyên vật liệu gì, đồ dùng gì?
+ Khâu thực hiện gồm những bước như thế nào?
Tuy nhiên trong một số đồ chơi không bắt buộc phải trẻ tự làm hết tất cả các khâu,
trong một số bước cần phải có sự hỗ trợ của cô giáo hay phụ huynh
VD: Khi làm mô hình Thành phố biển thì cô cần có gợi ý cho trẻ bố cục phần đất
liền và phần biển, cô hỗ trợ trẻ làm dây nối cáp treo, đục lỗ cho cabin ……
Mô hình Thành phố biển của bé Trẻ 5-6 tuổi
Chuẩn bị :Vật liệu bằng vỏ hộp sữa, màu nước, màu sáp, cọ, keo dán, giấy bìa
cứng, vỏ rau câu, ống hút, dây cước, giấy màu, vỏ hạt dẻ, hộp bánh tròn.tấm xốp
Thực hiện :
– Bước 1: Vẽ màu nước vào tấm xốp để tạo thành biển,Vo giấy màu làm núi
– Bước 2 Dán hạt dẻ với keo sữa chia thành 2 bên đường ,ở giữa con đường dán
hình lô gô hộp sữa.
– Bước 3 : Lấy hộp bánh bằng sắt có hình tròn trụ của cáp treo,dán bên ngoài bằng
lô gô hộp sữa.
– Bước 4: Chọn hộp chữ nhật làm nhà bạch dinh và nhà lầu. Cắt giấy màu làm các
ô cửa, vẽ khung cửa
-Bước 5: Cắt lấy ½ vỏ hộp sữa ra làm cabin của cáp treo và làm dây nối lại từ dưới
lên trên núi.
-Bước 6: Cắt những cây dừa và chậu hoa bằng vỏ sữa để trang trí .
-Bước 7: Vỏ rau câu sơn đủ màu sắc và dán vào ống hút để thành trụ đèn đường.
-Bước 8: Cắt thêm những chiếc thuyền và ghế đá để trang trí thêm cho đẹp.
Bước 9: Sắp xếp các đồ dùng đã làm lên mô hình
Như vậy đã thực hiện xong việc tạo ra một thành phố biển theo ý muốn.
Lưu ý: Khi làm các đồ chơi có tổng hợp nhiều loại đồ chơi hay có nhiều kỹ năng,
giáo viên cần chia nhỏ ra làm từng đồ dùng, từng bộ phận hay từng nhóm trẻ làm
sau đó mới tổng hợp lại tạo thành một bộ đồ dùng lớn.
14
Ví dụ: Như làm con rối, làm tranh ảnh.
Rối có nhiều loại: Rối tay, rối ngón tay, rối dẹt…Rối được làm từ những nguyên
liệu khác nhau: Giấy, bìa, vải… những thứ đó rất rẻ tiền và dễ kiếm, chỉ cần giáo
viên chịu khó làm và sáng tạo là trẻ có những con rối vừa đẹp vừa hấp dẫn
Rối mở:
Nguyên liệu:
Vải vụn, bông, dây len, dây ru băng.
Giấy vẽ, màu sáp, giấy màu, hồ dán, keo
Cách làm
Lấy một nắm bông xoay tròn và lấy vải bọc kín làm phần đầu của con rối. Lấy một
miếng bìa nhỏ, cuốn tròn dạng ống (hay vỏ lọ hồ dán đã hết) để làm thân con rối,
tiện cho việc sử dụng, điều khiển rối sau này.
Sân khấu rối đơn giản nhất là một chiếc khung gỗ hoặc làm bằng tre. … được trang
trí thêm cỏ hoa…Đối với các loại rối dẹt gắn trên phông vải, trên bảng nam châm
không cần dùng đến sân khấu. Sử dụng rối thường gây được hứng thú cho trẻ, bởi
vì các nhân vật rất sinh động, thể hiện được những thao tác đơn giản như: Gật đầu,
trao thư, hái hoa, khóc…Mỗi loại rối có tác dụng hỗ trợ khác nhau nhưng có thể sử
dụng rối trong các trường hợp:
Cách sử dụng:
Với loại rối này, ta có thể sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen
văn học hay đưa vào hoạt động góc. Rối mở có thể sử dụng cho cả trẻ ở cả 3 khối
lớp.
Giới thiệu tác phẩm: Sân khấu rối phải gọn gàng, đơn giản tránh dùng quá nhiều
con rối. Mục đích của việc dùng rối ở đây chủ yếu là gây hứng thú cho trẻ, sau đó
cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe, thời gian sử dụng rối chỉ gói gọn trong vài phút,
giáo viên phải cất rối nhanh để trẻ khỏi phải chờ, trẻ sẽ giảm hứng thú
Hỗ trợ đọc thơ cho trẻ nghe
Đàm thoại: Ngoài việc sử dụng rối để giới thiệu bài thơ, để hỗ trợ cho giọng đọc
diễn cảm, còn dùng rối trong đàm thoại nữa.. Do đó, cô giáo đặt câu hỏi đến nhân
vật nào thì cho nhân vật đó xuất hiện.
Mô hình: Chỉ được dùng để hỗ trợ cho kể chuyện hoặc đọc thơ, sự khác nhau nữa
là, thông thường sân khấu rối hoặc phông vải đều bố trí quay về phía trẻ, nghĩa là
trẻ nhìn sân khấu và các con rối từ một phía, vị trí của cô ở sau khung đó. Đối với
mô hình và sân khấu gỗ trẻ có thể xúm quanh đó trẻ được quan sát con rối và
khung cảnh từ mọi phía. Chính vì vậy hình thức này giúp giáo viên khi đọc thơ cho
trẻ vẫn gần gũi với trẻ, một ưu điểm nữa là mô hình, sân khấu gỗ cho trẻ được
hình dung đầy đủ về bối cảnh xảy ra câu chuyện.
Cô giáo cần lưu ý đến sự tương quan về mặt kích thước giữa các con vật khi chọn
chúng làm đồ dùng trực quan, đó là sự tương ứng về kích thước thật trong thực tế,
không thể chọn con voi bé hơn con gà, hoặc con thỏ lại to hơn búp bê
Rối tay, rối ngón tay:
Nguyên liệu:
Xốp màu, bìa màu, hồ dán, lò xo, kéo, dập gim súng bắn keo.
15
Cách làm:
Vẽ hình các con vật (nhân vật rối) lên giấy A4.
Cắt những hình con vật đó bằng xốp màu (bìa màu) ở dạng phẳng.
Cuộn các hình đã cắt sang dạng khối để tạo thành các bộ phận của con vật; Đầu,
thân.
Gắn các bộ phận với nhau để tạo thành con vật hoàn chỉnh.
Lấy xốp màu hoặc bìa cứng cuộn tròn dạng ống bằng ngón tay hoặc bàn tay gắn
vào con rối để thuận lợi cho việc sử dụng và điều khiển rối.
Có thể gắn một đoạn lò xo giữa đầu và thân các con vật để nó thêm sinh động.
Cách sử dụng:
Với loại rối này ta có thể sử dụng để làm các nhân vật trong môn làm quen văn
học. (ví dụ: ở trẻ nhỏ trẻ sử dụng những con rối này để cùng nhau kể lại chuyện
hay tự nghĩ ra nội dung câu chuyện để kể dựa vào những con rối sẵn có. Trẻ lớn thì
cô vẽ những nhân vật và phôtô làm nhiều bản để cho trẻ tự tô màu các con rối. Trẻ
tự làm rối bằng cách cắt và dán ghép các bộ phận của các nhân vật rối lại với nhau
và trẻ được chơi với những con rối mà mình vừa làm ra. Khi đó trẻ rất hứng thú.
Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ:
– Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi
– Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, xé dán
các bộ phận của cơ thể.
– Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối và
làm theo ý thích của mình.
– Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp: Hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện giao tiếp
với nhau.
+ Tranh vẽ ( Tranh liên hoàn, tranh mô phỏng, truyện tranh, tranh có con rối cử
động….). Đặc biệt là tranh màu có tác dụng lớn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho
trẻ, rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, phát triển tư duy logíc cho trẻ..
16
Một trong những tiêu chuẩn của tranh vẽ là phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nhưng
trong hoàn cảnh hiện nay, tạo ra tranh vẽ là rất khó khăn. Cô giáo có thể khắc phục
bằng cách tự nâng cao khả năng của mình, Sử dụng các tranh vẽ phong cảnh làm
nền, cô giáo dán thêm các con vật bằng bìa, bằng giấy lên đó ( Ví dụ: Gấp bảy con
chim làm bằng giấy bay lên)
Tranh liên hoàn là loại tranh mô phỏng lại toàn bộ nội dung câu chuyện từ đầu
đến cuối, do đó số lượng tranh vẽ minh họa cho một tác phẩm khá nhiều. Giáo
viên cần dán các bức tranh thành một băng dài, làm một hộp nhỏ có màn ảnh vô
tuyến truyền hình, hoặc làm một màn ảnh chiếu phim, mỗi bức tranh sẽ lần lượt
hiện ra trên màn hình.
Trong lớp nên có những bức tranh mô phỏng nội dung bài thơ, câu chuyện để gây
không khí văn học, kích thích trẻ có nhu cầu nghe đọc và kể chuyện.
+ Mô hình hoặc sân khấu gỗ: Nói chung đều chia làm hai mảng thể hiện: Khung
cảnh thì được gắn cố định, còn nhân vật thì tự do di chuyển, sử dụng hình thức này
có thể tận dụng đồ dùng đồ chơi sẵn có trong lớp để minh họa. Chẳng hạn các cây.
Các khối gỗ trong trò chơi xây dựng được dùng để tạo các khung cảnh các đồ chơi:
Búp bê, gấu, chó.. bằng nhựa dùng để minh họa cho các nhân vật
Trực quan có tính hỗ trợ, do đó cô giáo cần nắm vững được cách sử dụng của từng
loại để vận dụng sáng tạo sao cho đạt kết quả tốt nhất. Khi sử dụng trực quan tránh
phô trương về hình thức, bày ra cho đẹp nhưng tác dụng lại rất ít. Ngoài việc cô
giáo sử dụng đồ dùng trực quan và làm đồ dùng trực quan, cô giáo nên cho trẻ tập
sử dụng và làm những đồ dùng đơn giản. Ví dụ: Làm mũ thỏ, mũ gấu….
Thông thường trực quan được sử dụng trong các thời điểm khác nhau như: Để gây
hứng thú cho trẻ, để minh họa, để hỗ trợ cho trẻ đọc thơ….Cô giáo cần phải biết ưu
và nhược điểm của mỗi loại trực quan mà sử dụng cho đúng lúc, đạt được kết quả
cao.
+Làm bảng đa năng
Nguyên liệu:
– Xốp màu, bìa (lịch cũ có mặt trắng) dây len, gai dính
Cách làm:
Cắt miếng bìa hình chữ nhật bằng khổ giấy A4, sau đó dán những miếng gai dính
nhỏ lên tấm bìa.
Cắt những bông hoa bằng xốp màu hoặc các loại rau, các con vật, phương tiện giao
thông phù hợp với bài dạy và gắn gai dính ở mặt sau của hoa, con vật, PTGT (cô
có thể vẽ cho trẻ tự cắt).
Buộc sợi giây len vào chính giữa cạnh trên của tấm bìa.
Kẻ viền xung quanh tấm bìa.
Làm hai túi nhỏ bằng nilon nhựa trong ở hai góc dưới của tấm bìa để đựng thẻ số.
Cách sử dụng:
– Sử dụng trong giờ làm quen với toán, môi trường xung quanh qua trò chơi Rung
chuông vàng.
Trong giờ làm quen với toán. Ví dụ Số 8: Tách nhóm có 8 đối tượng ra làm nhiều
phần. Với trò chơi sợi dây thần kỳ: Cách chơi: Trẻ sẽ dùng sợi dây tách 8 bông
hoa ra làm 2 phần theo ý thích và gắn thẻ số tương ứng.
17
Trò chơi Rung chuông vàng: Trò chơi này có thể tổ chức rất nhiều trong các môn
học: Làm quen chữ cái, môi trường xung quanh, làm quen với toán Hay tổ chức
được trong hoạt động ngoài trời
Cách chơi:
Mỗi bạn chơi có một bảng và một rổ hoa. Cô giáo đưa ra câu hỏi để các bạn chơi
cùng trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ đươc gắn một bông hoa lên bảng của mình.
Kết thúc cuộc chơi bảng của bạn nào có nhiều bông hoa nhất thì bạn đó sẽ được
rung chuông vàng.
Ví dụ: Làm quen chữ cái: Chữ gì có một nét thẳng và một nét cong hở trái?
chữ B
Làm quen môi trường xung quanh: Bé hãy kể tên 4 con côn trùng có ích hoặc hãy
kể tên 5 loại rau ăn lá
àm quen với toán: 3 bông hoa thêm 4 bông hoa là mấy bông hoa?.
+ Làm đồ chơi: Sâu con học chữ, học toán.
* Nguyên liệu:
Vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, dây điện, thẻ
chữ cái, thẻ số
Cách làm:
Lấy quả bóng nhựa làm đầu của sâu, cắt xốp màu làm mắt mũi miệng, chân của
sâu.
Lấy dây điện làm râu của sâu.
Lấy các vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, bóng nhựa, làm thân của con sâu.
Làm gai dính giữa các thân của con sâu và trên thân sâu để gắn thẻ số và thẻ chữ
cái khi cần thiết.
Cách sử dụng:
Được sử dụng trong giờ làm quen với toán và làm quen môi trường xung quanh.
Trong giờ làm quen với chữ cái: Cô đố trẻ bên trái chữ u là chữ gì? Hoặc bên phải
chữ d là chữ gì?
Cô vừa củng cố được chữ cái và củng cố được bên phải, bên trái cho trẻ.
Trong giờ làm quen với toán:
Trẻ sắp xếp các số trên thân con sâu từ 1 đến 10
Xác định được số liền trước, số liền sau của các số trong dãy số tự nhiên. Khi các
số được gắn trên thân con sâu, trẻ dễ dáng xác định hơn là khi cô chỉ gắn một dãy
số tự nhiên lên bảng từ 1 10.
Trong giờ làm quen môi trường xung quanh: Con vật đứng trước con chó là con
gì? Con vật đứng sau con mèo là con gì?
+ Làm bảng zic zắc.
Nguyên liệu:
Đinh mũ, đề cal, nilon trong, gỗ ép, bìa cứng, các thẻ chữ cái, chữ số, lô tô môi
trường xung quanh
Cách làm:
Đóng đinh mũ lên tấm gỗ ép, khoảng cách giữa 2 đinh lớn hơn đường kính hình
tròn cần thả.
Làm các ô vuông ở phía dưới bảng để giữ hình tròn sau khi rơi. Trên ô vuông làm
túi nilon đề cài thẻ chữ cái và lô tô môi trương xung quanh.
18
Một hình bằng bìa cứng có dán đề can mỏng.
Làm các mép bao xung quanh không cho hình tròn rơi ra ngoài.
Cách sử dụng
Trong giờ làm quen chữ cái: Cô thả hình tròn zic zắc, rơi vào ô chữ cái nào, trẻ
phát âm to chữ cái đó.
Trong giờ làm quen môi trường xung quanh: Hình tròn zic zắc rơi vào lô tô nào, trẻ
phải đọc to tên gọi hoặc nhóm của lô tô đó.
+ Đồ dùng học toán: (tạo từ những hình hình học cơ bản; Hình tròn)
Nguyện liệu:
Bìa màu, hồ dán, kéo.
Lịch treo tường cũ, thiếp mời.
Cách làm:
Đồ dùng từ dạng hình tròn:
Bìa màu, lịch treo tường cũ, thiếp mời cắt thành những hình tròn to nhỏ khác nhau
đề tạo thành hình các con vật;
Ví dụ: Làm con bướm:
Lấy một hình tròn cuộn lại làm thân bướm.
Lấy một hình tròn khác cắt đôi lại làm cánh bướm.
Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu bướm.
Gắn các bộ phận lại với nhau và thêm các chi tiết phụ như: mắt, mũi, râu, hoa văn
trên cánh bướm.
Ví dụ: Làm con gà.
Lấy một hình tròn to gấp đôi lại để làm thân gà.
Lấy ½ hình tròn gấp đôi lại để làm đuôi gà.
Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu gà.
Lấy ½ hình tròn nhỏ gấp đôi lại làm cổ gà.
Ghép các bộ phận của con gà lại với nhau bằng cách dập gim để tạo thành chú gà
hoàn chỉnh
Cách sử dụng:
Với loại rối này ta có thể sử dụng để học toán cao, thấp. (con hươu cao hơn, con
chim thấp hơn), học các số lượng (Dạy trẻ đếm các con vật).
Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen văn học, làm quen với MTXQ.
Sử dụng để chơi ở góc học tập của trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn có thể sử dụng
các hình hình học các hình hình học cơ bản làm những con vật làm trẻ thích
* Giải pháp 3: Giải pháp biểu dương đánh giá, tuyên truyền giúp trẻ hoạt
động tích cực.
– Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực. Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi trường
xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này.
– Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi tự tạo
được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới
và làm tuýp tên đồ dùng mới làm, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong
muốn được sắp xếp ngăn nắp.
Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ
một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục
19
trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm
của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.
Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt, lá cây để làm
con trâu, con nghé bằng lá cây …..làm con nhím bằng vỏ chôm chôm, làm con cá
bằng cánh bèo tây, bên cạnh đó cũng tạo môi trường sạch đẹp,
(Giáo viên hướng dẫn trẻ nhặt lá cây tạo môi trường sạch đẹp)
– Còn đối với kệ góc đồ chơi đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn,
sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ
chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
– Trong lớp tôi có sọt rác, để vào góc lớp, sau mỗi giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan
xong, tôi thường nhắc nhở, động viên trẻ sau khi ăn quà vặt nên vứt rác vào giỏ để
giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo xé dán trong lớp
không còn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn. Thi đua giữa các tổ và kiểm tra lại
bằng hình thức tổ nào thu gom được nhiều giấy vụn…….thì tổ đó được tuyên dương
trước cả lớp.
Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê nhất là đối với trẻ lúc nào
cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày
trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có hành
vi tốt lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa
Ví dụ: Như hôm nay bạn Duyên uống sữa xong đã biết rửa vỏ hộp để làm đồ chơi
bán hàng. Hoặc bạn Ngọc đi qua thấy góc chơi đồ chơi bị đổ bạn đã dừng lại xếp
đồ chơi ngay ngắn
Tôi làm mỗi màu hoa là một nội dung yêu cầu. Buổi sáng khi trò chuyện với trẻ tôi
nêu các tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày.
– Hoa màu trắng: Bé sạch sẽ.
– Hoa màu hồng: Bé lễ phép.
– Hoa màu đỏ: Bé học ngoan.
– Khi nào trẻ nhận được bông hoa màu gì, tôi hỏi cả lớp vì sao bạn nhận được bông
hoa màu đó?
20
– Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt kết hợp sử dụng đồ
dùng tự tạo cho trẻ quan sát, tuần nào cũng vậy tôi không bao giờ bỏ qua.
– Ví dụ: Tuần 1 tháng 10 tôi kể chuyện “Tích Chu” cho trẻ nghe. Kết hợp với rối
rẹt để kể chuyện cho trẻ nghe Sau khi trẻ thực hành kể lại chuyện có sử dụng rối
hoặc sau mỗi trò chơi thi đua giữa các tổ bằng hình thức tặng mỗi đội chơi giỏi là
một món quà xinh xắn, ngộ nghĩnh với trẻ, hay tặng trẻ buổi đi thăm quan công
viên, đi dạo chơi ở khu vui chơi giải trí cho trẻ, giúp trẻ tích cực thật bất ngờ cuối
trò chơi mới được khám phá
– Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe “Sự tích cây vú sữa”… hoặc những câu chuyện về
ăn uống có văn hoá do tôi đặt ra hoặc sưu tầm, những giờ như vậy trẻ rất thích lắng
nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực như ý
muốn.
Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen ngợi, được khen trẻ thêm tự tin và hào
hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô.
2.3. Kết quả
* Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào đặc điểm khả năng sử dụng mà đồ chơi của trẻ nhà tâm lý học đã rút ra
tiêu chí sau
– Trẻ nhớ tên nhân vật bài thơ, câu chuyện
-Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình quan sát các nhân vật trong truyên, thơ
– Trẻ có nhu cầu quan sát và thích thú tự tạo được các nhân vật.
* Thang đánh giá.
– Mức độ 1: ( Tốt )
+Trẻ tập trung chú ý hứng thú, quan sát các nhân vật trong các tác phẩm thơ truyện
mà trẻ đã được học
+ Bộc lộ cảm xúc thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
+Trẻ nói được cảm nhận riêng của mình về các nhân vật, hình tượng của bài
thơ,câu chuyện
– Mức độ 2 (Trung bình )
+ Trẻ tập trung chú ý.
+ Trẻ nhớ nội dung nhân vật theo sự gợi ý của cô
+ Bộc lộ cảm xúc thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đơn thuần
– Mức độ 3 ( Yếu )
+ Trẻ không đạt yêu cầu trên.
* Kết quả sau khi đánh giá
Ưu điểm
– Sau khi nghiên cứu, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo ứng dụng vào trong giảng dạy và
tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao.
– Nâng cao chất lượng làm quen chữ cái: Qua trò chơi ziczắc chơi con sâu học toán
và bảng hoa: Trẻ dễ dàng nhận biết vị trí các số liền trước, liền sau trong các dãy số
tự nhiên, Trẻ thích được thêm, bớt, tạo nhóm và chia các đối tượng thành 2 phần
trong phạm vi 10 một cách dễ dàng. Sử dụng cho trẻ định hướng trên dưới, đếm,
thêm bớt, chia nhóm các đối tượng, so sánh cao thấp, to, nhỏ. Qua trò chơi ziczắc
và con sâu học chữ: trẻ nhớ lâu các chữ cái đã học. trẻ hứng thú và tích cực nhận
biết, phân biệt và phát âm các chữ cái .
21
– Nâng cao chất lượng làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ thông qua đồ chơi
rối mở: Trẻ biết thể hiện tính cách của nhân vật qua khuôn mặt của rối, phát triển
tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ
dễ dàng nhanh thuộc truyện hơn và thích được kể lại chuyện cùng với các con rối
nhỏ đó.
Khám phá môi trường xung quanh: trẻ khám phá về thế giới động vật, thực vật
qua đó giúp trẻ nhận biết về tên gọi, cấu tạo, màu sắc, trẻ dùng các sản phẩm này
để phân nhóm, phân loại.
– Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua rối mở và một số sản
phẩm của đất nặn: Kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé của trẻ được nâng cao, phát triển khả
năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ khi bước và tiểu học.
– Nghệ thuật tạo hình: Sản phẩm do cô giáo tự tạo ra có tác dụng rất lớn trong việc
kích thích trẻ mong muốn tạo ra sản phẩm giống cô, trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản
phẩm. Các đồ dùng này dùng cho trẻ quan sát để tích luỹ biểu tượng về thế giới
thực vật từ đó trẻ có thể tạo ra các sản phẩm tạo hình phong phú.
– Hoạt động góc: Sử dụng sản phẩm để xây công viên, vườn rau, vườn hoa, cửa
hàng hoa, quả, vườn bách thú, trang trại chăn nuôi. Trẻ sử dụng sản phẩm ở góc
chơi học tập để đếm, phân nhóm, phân loại, so sánh to, nhỏ, cao thấp
– Ngoài ra những sản phẩm này còn được dùng trang trí lớp và sử dụng được nhiều
chủ điểm. Những bộ đồ dùng này có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.
Hạn chế
Giáo viên: Khi cô sử dụng biện pháp đàm thoại thì những câu hỏi mà cô đặt ra có
câu đơn giản quá, có câu lại quá sức tư duy của trẻ. Nhìn chung các câu hỏi của cô
đặt ra cần có sự gợi mở để trẻ dễ hình dung, tưởng tượng và sống với tác phẩm, với
câu truyện mà mình được nghe.
Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên khi soạn giáo án cần phải có sáng kiến của mình.
Các cô mới chú ý đến việc ổn định tổ chức lớp và chú ý đến những trẻ mạnh dạn
tham gia vào quá trình chơi, tham gia trả lời câu hỏi mà chưa quan tâm đến các
cháu nhút nhát khả năng tiếp thu kém cách sử dụng đồ dùng còn ngượng.
Về phía trẻ: Phần nhỏ một số trẻ chưa chú ý vào tiết học. Khả năng trả lời các câu
hỏi và sử dụng đồ chơi của trẻ còn kém.
Bảng 2: Kết quả việc đưa đồ dùng đồ chơi tự tạo vào hoạt động cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi.
Nhận thức
Thể hiện
Số trẻ
Mức độ
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
32
88,8
29
80,5
36 trẻ
2
2
5,5
4
11,1
3
4
11,1
3
8,3
– Nhận xét
Như vậy nhìn vào kết quả trên cho thấy đa số trẻ đã nhận thức được khi quan sát
cô hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan trẻ biết cảm nhận được nội dung của các
nhân vật trẻ thể hiện được bằng nét mặt cử chỉ về tính cách của các nhân vật trong
tác phẩm.
Bảng 3: So sánh với cùng kỳ năm trước
Kết quả năm 2013
Kết quả năm 2014
22
Số
trẻ
Mức
độ
Nhận thức
Thực hiện
Nhận thức
Thực hiện
Số trẻ
Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ
Tỷ lệ
%
%
%
%
1
18
50
18
50
32
88,8
29
80,5
36
2
12
33,3
10
27,7
2
5,5
4
11,1
trẻ
3
6
16,6
8
22,2
4
11,1
3
8,3
Nhìn vào bảng ta thấy kết quả của 2 năm khác nhau rõ rệt. Chứng tỏ rằng bằng
những phương pháp thực nghiệm trẻ đã nắm được yêu cầu tốt hơn nên đã nâng cao
hiệu quả về nhận thức đồng thời cũng tăng rõ rệt về mặt thể hiện so với năm trước
nhưng chưa được cao lắm.
Kết quả này đã chứng minh kiến thức việc sử dụng đồ dùng tự tạo vào các hoạt
động của trẻ được nâng cao. Mặc dù sự tiến bộ của năm nay là chưa nhiều nhưng
phần nào chứng minh biện pháp chúng tôi đưa ra có tính khả thi trong thực tiễn, nó
góp phần nâng cao khả năng nhận thức của trẻ .
2.4.Rút ra bài học kinh nghiệm
+ Bài học chung
– Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy vào
các hoạt động một cách hợp lý.
– Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để
nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
– Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản
phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
– Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ
huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
– Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động,
được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng
thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.
+ Bài học riêng
Sau khi nghiên cứu tôi rút ra bài học cho riêng mình là
-Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng nói được
trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
-Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo bằng
đồ chơi tự tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài
chương trình.
– Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học.
– Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối phong
phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo..
– Cô giáo cần có lòng nhiệt tình, tình thương yêu trẻ, gợi ý động viên trẻ để phát
huy hết khả năng sáng tạo của mình.
– Cô phải có những hiểu biết lý luận về khoa học liên ngành để có thể vận dụng
biện pháp và đề ra những giải pháp phù hợp phát huy tính độc lập sáng tạo ở trẻ.
– Những mẫu đồ dùng đồ chơi trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng
dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp.
Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều tiền của, hiệu
quả đạt được khá cao.
23
– Qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy giá trị của niềm vui vì
chính những vật liệu phế thải đã bỏ đi để biến thành cái hữu ích cho trẻ.
Hãy yêu nghề và làm việc có ích cho nghề mà mình đã chọn.
Phải kiên trì chịu khó để có những sản phẩm phù hợp với trẻ.
– Cần phối hợp với phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp của
trường.
– Tích cực tham khảo tài liệu và học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ trong
công tác dạy học.
– Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia khám phá để phát triển các mặt một cách toàn
diện.
– Các tiết dạy kể và các hoạt động của tôi có sử dụng đồ dùng đồ chơi tôi tham gia
các tiết dạy chuyên đề của trường và các hội thi do trường tổ chức tôi đều được
xếp loại giỏi
Bài học thành công.
Sau khi nghiên cứu bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ linh
hoạt sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ
năng tổng hợp về mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, tay sử dụng.
– Kết quả mà tôi thu được đã cho thấy tính khả quan của đề tài, nó phù hợp với giả
thiết mà tôi đưa ra. Vì vậy làm đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao khả năng giảng dạy
cho trẻ 5-6 tuổi ở trong Trường Mầm non là hoàn toàn có thể thực hiện được. Qua
quá trình nghiên cứu tôi thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt, trẻ có hứng thú vào các hoạt
động, khả năng nhận thức khá cao, và trẻ mạnh dạn sử dụng đồ dùng năng động
hơn và tự tin thể hiện mình, bộc lộ cảm xúc của bản thân như kết quả bảng 3 tôi đã
trình bày ở trên
– Qua các biện pháp sinh động, thoải mái giúp trẻ học hứng thú và tích cực hơn.Cô
và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn .
– Thời gian qua Trường có tổ chức chuyền đề Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ
hoạt động lớp tôi đã được các đồng chí trong ban giám khảo đánh giá cao về tính
thẩm mỹ và giá trị của đồ dùng tự làm từ nguyên vật liệu phế thải.
Bài học chưa thành công.
Trong quá trình nghiên cứu kiến thức còn hạn hẹp nên khả năng truyền thụ tới trẻ
về khả năng thể hiện đồ dùng vận dụng vào các hoạt động của trẻ chưa được đồng
bộ.Vì vậy tôi cần nghiên cứu thêm các phương pháp, cách làm đồ chơi hơn nữa để
đồ dùng đồ chơi được khai thác triệt để tới từng trẻ.
– Khả năng khéo léo của đôi tay còn hạn chế.
III. Phần kết luận, kiến nghị
* Kết luận
Việc hình thành nhân cách con người nói chung và cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
lớn 5- 6 tuổi nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhiệm vụ đang được
Đảng nhà Nước đặc biệt quan tâm. Nhân cách của trẻ không tự nhiên mà có, nó
được hình thành và phát triển trong quá trình chăm sóc giáo dục của người lớn. Vì
vậy, việc nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển
của trẻ là rất cần thiết và cấp bách.
– Qua việc tìm kiếm xây dựng tôi thấy để tài đã thu được những kết quả nhất định.
Những vấn đề thuộc lý luận chung về đặc điểm tâm lý của trẻ giúp chúng ta thấy rõ
24
khả năng, năng lực của trẻ, dựa trên đặc điểm ấy, chúng ta hướng tác động phù hợp
làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
– Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy ngoài việc trẻ hứng thú với các góc chơi,
trẻ còn rất tích cực hoạt động để có thể tạo ra nhiều sản phẩm giúp cô trang trí các
góc lớp, hay để được khoe với cha mẹ, với bạn bè.
– Với việc tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có không những khuyến khích trẻ
hoạt động một cách tích cực, tiết kiệm được kinh phí mà còn là một hình thức liên
kết giữa gia đình và nhà trường một cách tự nhiên.
– Mỗi chủ điểm mới, cô giáo có thể khuyến khích cha mẹ học sinh cho con em
mình mang đến trường một số đồ dùng mà không sử dụng đến nữa, từ những đồ
dùng đó, cô và trẻ tạo ra những sản phẩm phục vụ quá trình học của trẻ, thông qua
đó, gia đình trẻ có thể hiểu phần nào đó về công việc của cô giáo và cũng như quá
trình học tập của con em mình ở trường, để cùng với nhà trường để giáo dục con.
Và cũng chính việc trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động và sáng tạo đã giúp
tôi dễ dàng hơn trong việc đưa đến cho trẻ những kiến thức mới, hay thông qua
các buổi chơi, tôi có thể dễ dàng giúp trẻ tiếp nhận được những cách ứng xử với
thế giới xung quanh.
– Việc thiết kế và xây dựng các góc mở, có thể thay đổi dễ dàng phù hợp với thời
điểm hay chủ điểm của năm học còn giúp giảm tải công việc cho giáo viên. Nếu
như trước đây, cứ mỗi chủ điểm mới, tôi phải trang trí lại nhiều góc hoạt hoạt
động, hay nhiều mảng tường trong lớp cho phù hợp với chủ điểm thì bây giờ, cứ
mỗi chủ điểm mới, tôi chỉ cần tìm tài liệu, và hướng dẫn học sinh tạo ra những sản
phẩm phù hợp với chủ điểm mới và trang trí vào khung đã có sẵn.
– Như vậy, không những tôi có thể lưu giữ lại những sản phẩm do trẻ tạo ra từ chủ
điểm trước mà còn giúp trẻ nhận biết một chủ điểm mới một cách tự nhiên và dễ
dàng mà cô giáo không mất nhiều thời gian để trang trí lại
– Đồ dùng đồ chơi tự tạo là một phương tiện vô cùng hiệu quả để giáo dục nhân
cách cho trẻ
– Chơi là hoạt động cần thiết của mọi người, mọi lứa tuổi nhưng đối với trẻ thơ thì
cuôc sống thực của chúng.Vui chơi có tầm quan trọng trong việc phát triển toàn
diện nhân cách trẻ. Việc hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi, đồ dùng cùng với cô là rất
bổ ích và được các cháu hưởng ứng tốt.
– Trong quá trình thực hiện,trẻ đã thể hiện đựơc tính độc lập, sáng tạo rất cao.
– Giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, yêu quí sức lao động, ý thức bảo vệ môi trường
và bước đầu làm quen với phương pháp làm công việc.Qua những mẫu tôi nghiên
cứu để làm đồ dùng, đồ chơi tôi nhận thấy những nguyên vật liệu này rất dễ kiếm,
dễ tìm, dễ làm bền bỉ và an toàn dễ lau, dễ rửa và có hiệu quả rất cao ứng dụng
trong mọi hoạt động học và chơi của trẻ.
– Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được
học, được chơi một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi,
khám phá.Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt. Được
phụ huynh rất hoan nghênh và ủng hộ tích cực về vật chất cũng như tinh thần.
Trong phạm vi đề tài bước đầu tôi nghiên thử nghiệm làm đồ dùng đồ chơi
nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi góp phần nâng cao kiến
thức và khéo léo đôi tay giúp giáo viên có một nền tảng cơ bản, cho thấy đồ chơi là
25
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Tư Vấn Sử Dụng