Làm sao để phát hiện và chữa trị chứng rối loạn nhịp tim?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân – Bác sĩ Nội tổng hợpKhoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bạn đang đọc: Làm sao để phát hiện và chữa trị chứng rối loạn nhịp tim?

Mỗi ngày trái tim chúng ta đập khoảng 10 vạn lần và cung cấp hơn 7.500 lít máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Phải làm việc một cách không ngừng nghỉ mỗi ngày như vậy, thật khó tránh khỏi những lúc tim đập sai nhịp. Vậy rối loạn nhịp tim có chữa được không?

1. Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim là sự bất thường về nhịp tim, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng bơm máu của tim, dẫn đến khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, thậm chí ngất xỉu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Rung nhĩ: Chiếm khoảng 30% trong các trường hợp loạn nhịp tim. Khi cơn rung nhĩ xảy ra, nhịp tim tăng nhanh và đột ngột, lên tới 140 – 180 nhịp/phút, khiến cho tâm nhĩ rung lên chứ không đập theo nhịp. Hậu quả là máu không thể di chuyển đến tâm thất, bị ứ đọng tại buồng nhĩ, dễ hình thành cục máu đông, gây tắc động mạch hoặc đột quỵ não.
  • Nhịp nhanh thất: Tình trạng nhịp tim nhanh xảy ra ở tâm thất, khiến cơ tim tại đây co bóp và bơm máu nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tâm thất không đủ thời gian để được đổ đầy máu trước khi có thể bơm nhát tiếp theo. Bệnh nhân nhịp nhanh thất thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nặng đầu, khó thở… Nếu không được điều trị kịp thời, nhịp nhanh thất tiến triển thành rung thất, là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Rối loạn nhịp tim

  • Rung thất: Tương tự rung nhĩ, rung thất là hiện tượng tim đập nhanh đến mức làm cho cơ tâm thất không kịp co bóp mà chỉ rung lên. Hậu quả là huyết áp giảm đột ngột, máu không đến được các cơ quan quan trọng của cơ thể. Bệnh nhân rung thất cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu chậm trễ, bệnh nhân bị ngưng tim đột ngột, máu không được bơm ra khỏi tim, dễ dẫn đến tử vong.

Những triệu chứng rối loạn nhịp tim dưới đây báo hiệu mức độ bệnh đã trở nên nguy hiểm, cần đi khám ngay:

  • Đau thắt ngực: Thường xảy ra đối với người bệnh rối loạn nhịp tim kèm theo bệnh tim mạch khác, như bệnh mạch vành hoặc thiếu máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực xuất hiện ở vùng ngực trái, có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực: Dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn nhịp tim nhanh. Tim đập nhanh và mạnh làm cho lồng ngực rung lên, bệnh nhân cảm thấy tim đập rất rõ bên trong lồng ngực, kèm theo đó là cảm giác hồi hộp, khó chịu.

Hồi hộp, đánh trống ngực

  • Mệt mỏi, khó thở, đau đầu, ngất xỉu: Khi tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh trở nên nghiêm trọng hơn, làm giảm huyết áp và giảm lượng máu lên não. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau nặng đầu, choáng váng, khó thở, thậm chí là ngất xỉu vì não không đủ máu và oxy.

Như vậy, yếu tố “ rối loạn nhịp tim có chữa được không ” còn tùy vào việc phát hiện bệnh sớm hay trễ. Nếu chậm trễ, những hậu quả đáng tiếc như trên là không hề tránh khỏi .

2. Chẩn đoán phát hiện rối loạn nhịp tim

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán phát hiện rối loạn nhịp tim bằng những thông tin có được từ việc:

  • Hỏi bệnh sử.
  • Khám triệu chứng lâm sàng, đo nhịp tim.
  • Thực hiện Điện tâm đồ (ECG) để chẩn đoán tín hiệu điện tim.
  • Theo dõi Điện tim Holter: Là thiết bị điện tâm đồ di động, được đeo cùng bệnh nhân trong một hoặc nhiều ngày để ghi lại hoạt động của tim.
  • Siêu âm tim: để xác định các bất thường về kích thước, cấu trúc và chuyển động của tim nếu có.

Phòng khám suy tim

  • Sử dụng máy ghi điện tâm đồ cấy dưới da: Dùng để phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Chụp Xquang ngực thẳng: Chụp phần ngực bằng tia X-quang để thấy được hình ảnh của tim cùng với các bất thường có thể có.

Bên cạnh đó, bác sĩ hoàn toàn có thể nhu yếu triển khai thêm 1 số ít xét nghiệm khác để loại trừ những bệnh lý có triệu chứng tương tự như, gồm có :

  • Test gắng sức: Bệnh nhân chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ để theo dõi hoạt động của tim lúc gắng sức
  • Xét nghiệm bàn nghiêng: Xác định sự thay đổi của nhịp tim và huyết áp bệnh nhân lúc nằm trên bàn phẳng và khi đứng lên
  • Xét nghiệm để loại trừ tất cả những bất thường liên quan đến tuyến giáp có thể gây ra rối loạn nhịp tim.

Như vậy, sau khi đã thực hiện chẩn đoán và phát hiện bệnh, làm sao để chữa trị rối loạn nhịp tim? Bệnh nhân rối loạn nhịp tim cần phải làm gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo sau đây.

3. Rối loạn nhịp tim có chữa được không?

Bệnh rối loạn nhịp tim hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị được. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp chữa trị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đến khám và điều trị trực tiếp ở cơ sở y tế bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Việc điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Theo đó, bác sĩ có thể sử dụng đơn trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau dựa trên những nguyên tắc chung như sau:

  • Đầu tiên, cần xác định và loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp, có thể là một thuốc nào đó mà bệnh nhân đang dùng hoặc các chất kích thích
  • Điều trị các bệnh lý nền nếu có (như bệnh tim mạch, tiểu đường, cường giáp,…)
  • Sử dụng thuốc điều trị loạn nhịp tim
  • Thực hiện các biện pháp làm giảm nhịp tim, chống loạn nhịp
  • Trong trường hợp bệnh nhân rối loạn nhịp tim nặng hoặc không có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp can thiệp khác, chẳng hạn như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật tim.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp không dùng thuốc sau đây để tối đa hóa hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim:

  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim: Rau xanh, cá, trái cây, hạn chế mỡ động vật và cholesterol

Thực phẩm tốt cho tim mạch

  • Không hút thuốc, hạn chế bia rượu, cà phê, trà đặc
  • Ngủ đủ, tránh thức khuya
  • Tăng cường vận động thể chất
  • Cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng.

Ngoài ra, một điều rất quan trọng mà nhiều bệnh nhân tim mạch thường không để ý, đó là tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Nhìn chung, rối loạn nhịp tim có chữa được không và hiệu quả chữa trị có thể đạt tới đâu còn tùy thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Hiểu được điều đó, bệnh viện Vinmec đã triển khai Gói khám Rối loạn nhịp tim giúp sàng lọc và dự phòng các bệnh lý về tim mạch với các đối tượng nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim.

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội khoa. Đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong chuyên ngành nội tim mạch và điều trị oxy áp lực cao. Hiện đang là bác sĩ Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec
để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Có thể bạn quan tâm
© Copyright 2008 - 2016 Dịch Vụ Bách khoa Sửa Chữa Chuyên nghiệp.
Alternate Text Gọi ngay