Tại TP. Hà Nội có những nơi chuyên bán đồ ” đồng nát ” được ” mông má ” lại. Người biết chọn sẽ mua được những món đồ vừa lòng với giá hời và ngược lại phải mang về đồ giá rẻ với tiền trăm .
1. Chợ giời
Chợ giời hay còn gọi chợ Hòa Bình là chợ đồ cũ nổi tiếng ở Hà Nội được hình thành vào khoảng những năm 1954 – 1955. Đó là khi một số người tản cư vào miền Nam cần phải bán tài sản đã sử dụng của gia đình. Cũng theo một số người dân sống lâu năm ở đây, tên gọi “chợ giời” đã có từ thời bao cấp.
Chợ giời bao gồm đoạn cuối của phố Huế và một phần các phố Đồng Nhân, Trần Cao Vân, Chùa Vua, Thịnh Yên, Yên Bái 2, liên thông cả sang (một phần) khu chung cư Nguyễn Công Trứ và một số ngõ nhỏ hình thành nên. Các sạp hàng bày san sát từ trong chợ ra đến tận ngoài chợ và người mua có thể đi xe máy đến tận từng sạp hàng để mua bán.
|
Ở đây bán đủ loại đồ cũ, từ phụ tùng ô tô, xe máy, các loại máy cơ khí đến loa đài, máy móc điện tử, điện gia dụng thậm chí cả kính mắt, đồng hồ, ốc vít, cable tín hiệu, chân cable. Các đồ cũ ở đây phần nhiều là đồ “đồng nát” do nhiều người đi thu mua, tập trung lại. Một số đồ qua thợ sửa chữa, “tút tát” lại cho dùng được, một số thì được bày bán nguyên dạng “đồng nát” tức là đã hỏng, không sửa chữa được nhưng có thể tháo gỡ linh kiện phục vụ cho việc sửa chữa các đồ khác. |
|
Có những đồ giá chỉ 5.000 – 10.000 đồng, có những đồ tiền triệu, nhưng đều rẻ hơn đồ mới rất nhiều lần. Khách mua hàng cứ thoải mái trả giá, có khi được chủ cửa hàng đồng ý bán với giá chỉ bằng 1/3 giá ban đầu. |
|
Khách mua chủ yếu là các thợ sửa chữa, người am hiểu về máy móc kỹ thuật, những người sư tập đồ cũ, tìm những đồ mà mua mới cũng không có. Hà Nội có nhiều chợ đồ cũ, bán những món “đồng nát”
|
|
Ngoài chợ Hòa Bình, ở Hà Nội còn có một nơi chuyên bán đồ đồng nát là chợ tạm cạnh hồ Hoàng Cầu và Đê La Thành. |
|
Tại 2 chợ này, khoảng 3 – 5h chiều là thời điểm các tay thu mua đồng nát và thợ sửa chữa gặp gỡ trao đổi buôn bán đồ điện tử. |
|
Các chủ hàng này thường đi nhặt nhạnh những thứ còn tái sử dụng được từ các hàng “đồng nát” và đem bán lại. Tuy nhiên chợ chỉ hoạt động vào buổi tối từ 7h đến 10h và sử dụng vỉa hè làm nơi buôn bán.
|
|
Những sạp hàng ở đây cũng có đủ loại, từ bật lửa, túi xách, đồ chơi trẻ con đến đồ điện tử cũ, hỏng.
|
2. Chợ quần áo hàng thùng Kim Liên
|
Nằm tại Phường Kim Liên – Đống Đa, chợ quần áo hàng thùng (hàng đã qua sử dụng) này được coi như chợ quần áo hàng thùng lớn nhất Hà Nội. |
|
Ở đây bán rất nhiều loại quần áo cũ của cả nam lẫn nữ, từ áo da, áo khoác cho đến áo sơ mi, váy vóc, quần sooc và thậm chí cả bikini, đồ lót. |
|
Gọi là hàng thùng vì các đồ này phần lớn được chất trong thùng hoặc thành đống, cho người mua đến bới tìm. Tuy nhiên có những đồ đẹp, được tuyển kỹ thì chủ hàng chọn riêng ra và treo lên móc thành dãy. |
|
Chợ hàng thùng Kim Liên được hình thành từ thời bao cấp (1975 – 1986). Những gia đình khá giả khi có quần áo cũ không dùng nữa thường ra đây bán cho các chủ hàng. Sau đó, người lao động đến mua về dùng. Ngày nay, đồ hàng thùng được bán chủ yếu tại phố Đông Tác và phố Hoàng Tích Trí. |
|
Quần áo đã qua sử dụng ở đây được các lái buôn mua từng kiện hàng từ các nước phát triển như Hàn Quốc – Nhật Bản về “bóc kiện” và đem ra bán. |
|
Chợ hàng thùng Kim Liên ngày không chỉ còn là nơi phục vụ nhu cầu “mặc đủ” nữa mà còn là nơi phục vụ nhu cầu mặc đẹp của người dân quanh khu vực Hà Nội. Khách mua hàng chủ yếu là người lao động có thu nhập thấp, sinh viên và thậm chí cả dân văn phòng. |
|
Họ đến đây mua quần áo vì mục đích muốn kiếm những đồ “độc”, chất liệu tốt mà giá thành lại rẻ. Giá bán từ 5.000 đồng đến 200.00 – 300.000 đồng. Nếu tinh mắt và sành sỏi, khách mua hoàn toàn có thể mua được mua được 1 bộ cánh cực chất mà giá chỉ dưới 200.000 đồng. |
|
Thời gian gần đây, mặt hàng đồ bơi, đồ bikini cũ rất được ưa chuộng và nhiều chị em tìm mua. Giá các loại này chỉ 10.000 – 40.000 đồng, được bán từ 9h sáng đến khoảng 7h tối. |
3. Phố giày cũ tại Nguyễn Khánh Toàn
|
Có khá nhiều hàng bán giày cũ vỉa hè khắp Hà Nội, nhưng tập trung đông và nhiều nhất tại khu phố Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy, Hà Nội. Trước khi chuyển về đây, các hàng giày này thường bán tại khu vực Đống Đa. |
|
Phố giày cũ tại Nguyễn Khánh Toàn tập trung khoảng 20 hàng chuyên bán giày dép cũ đã qua sử dụng. Chỉ cần đi dọc con phố, nếu sành sỏi khách hàng có thể mua được những đôi giày với chất liệu da, đế rất xịn mà chỉ có giá khoảng 15.000 – 200.000 đồng. |
|
Tuy nhiên nếu không tinh tường khách hàng sẽ bị mua “hớ” vì chọn phải những hàng “lởm” được “tút tát” ngụy trang rất khéo mà khó có thể nhận ra bằng mắt thường. |
|
Giày cũ ở đây được các chủ cửa hàng thu mua từ nhiều nguồn. Đó có thể là các giày dép hỏng được mua lại từ các hàng “đồng nát”, qua bàn tay khéo léo của thợ giày sẽ được khâu dán lại để tái sử dụng. Có khi nói là hàng cũ nhưng thực chất lại là hàng mới nguyên do các cửa hiệu giày gia thanh lý với giá rẻ. |
|
Nhưng phần nhiều những đôi giày ở đây được nhập lại từ các kiện hàng thùng quần áo giày dép đổ mối tại Kim Liên. Giày “bóc kiện” này có chất liệu và hình thức còn khá tốt. |
|
Có những đôi giày da “xịn”, trông như mới mà giá chỉ trên dưới 100.000 đồng – khá rẻ so với một món hàng mới cùng chất lượng mẫu mã. |
|
Khách mua hàng thường là những người lao động thu nhập trung bình, học sinh sinhviên. Các hàng giày cũ ở đây bán từ khoảng 7h đến 10h tối. |