Các sự cố thường gặp của máy phát điện và cách khắc phục
Contents
- TIN CHUYÊN NGÀNH: TỔNG HỢP CÁC LỖI THƯỜNG GẶP MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
- 1. MÁY PHÁT ĐIỆN KHÓ NỔ, THẬM CHÍ KHÔNG HOẠT ĐỘNG
- 2. DÒNG TẢI MÁY PHÁT ĐIỆN TĂNG SỐ LẠ THƯỜNG
- 3. ĐỒNG HỒ MÁY PHÁT ĐIỆN THÔNG BÁO KHÔNG ĐỦ ĐIỆN NĂNG
- 4. MÁY PHÁT ĐIỆN KHÔNG CÓ ĐIỆN
- 5. TIẾNG ĐỘNG CƠ MÁY PHÁT ĐIỆN ỒN ÀO BẤT THƯỜNG.
- 6. MÁY PHÁT ĐIỆN CÓ MÙI KHÉT KHI HOẠT ĐỘNG.
- 7. ĐIỆN ÁP VÀ TẦN SỐ RA KHÔNG ỔN ĐỊNH KHI ĐÓNG TẢI
TIN CHUYÊN NGÀNH: TỔNG HỢP CÁC LỖI THƯỜNG GẶP MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, giúp cung cấp điện một cách linh động cho các hộ gia đình; các doanh nghiệp và công trình, dự án ngắn hạn không có sự hỗ trợ của lưới điện quốc gia. Sỡ hữu máy phát điện, người dùng sẽ không còn phải lo về các sự cố thường gặp khi sử dụng lưới điện quốc gia, như: mất điện đột xuất làm ảnh hưởng đến sinh hoạt (tủ lạnh; wifi; máy giặt; ti vi;…), an ninh nhà cửa, công ty (hệ thống camera, các thiết bị điện tự động,…); nguồn điện ngắn hạn cho các công trình, dự án ở vùng sâu, vùng xa, những nơi lưới điện quốc gia chưa phủ tới,…
Mua một chiếc máy phát điện là một khoản đầu tư hợp lý mang lại nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hội lớn với nhiều doanh nghiệp, phòng chống rủi ro với các hộ gia đình,… chính những điều đó là lý do nhiều người chọn đầu tư để sỡ hữu một chiếc máy phát điện. Tuy nhiên, sau khi sở hữu chúng, rất nhiều người đã sử dụng sai cách, mắc lỗi thường xuyên trong quá trình sử dụng dẫn tới hỏng hóc. Với kinh nghiệm gần 18 năm trong lĩnh vực mua bán, cho thuê, sữa chửa và bảo trì máy phát điện, Nam Nguyên đã nhận được rất nhiều ca bệnh dễ thở, lỗi vặt nhưng đa phần khách hàng thiếu kiến thức chuyên sâu nên nhầm tưởng các vấn đề, sự cố lớn, nhưng thực chất bản thân quý khách nếu cẩn thận thì đều có thể tự mình sửa chữa máy phát điện tại nhà.
Dưới đây là tổng hợp các lỗi thường gặp máy phát điện và cách khắc phục riêng cho từng lỗi:
Bạn đang đọc: Các sự cố thường gặp của máy phát điện và cách khắc phục
1. MÁY PHÁT ĐIỆN KHÓ NỔ, THẬM CHÍ KHÔNG HOẠT ĐỘNG
– Kiểm tra trạng thái van đã bật hay tắt.
– Kiểm tra nhiên liệu xem đã hết chưa.
– Kiểm tra xem đường ống nạp nhiên liệu có bị tắt nghẽn.
– Kiểm tra nguồn nhiên liệu xem có đạt chuẩn hay nhiên liệu kém chất lượng.
– Kiểm tra bugi xem có bị cháy hay bụi bám quá dày do lâu ngày không vệ sinh.
Những công việc này, thực chất bạn nên kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, chứ không cần phải đợi đến khi máy phát điện gặp sự cố mới bắt đầu rà soát. Những việc làm này sẽ góp phần giúp gia tăng tuổi thọ của máy phát điện, giúp máy hoạt động bền và êm hơn.
2. DÒNG TẢI MÁY PHÁT ĐIỆN TĂNG SỐ LẠ THƯỜNG
– Kiểm tra tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện và so sánh với công suất thực của máy phát điện, xem xem máy có bị quá tải không. Thông thường, tổng công suất thiệt bị tiêu thụ điện chỉ nên đạt mức tối đa bằng 80% công suất thực của máy phát điện.
– Kiểm tra cuộn dây stato hoặc các vòng dây xem có bị chập đất không. Thay thế nếu cần.
– Kiểm tra xem có bị ngắn mạch ngoài không. Thay thế nếu cần.
3. ĐỒNG HỒ MÁY PHÁT ĐIỆN THÔNG BÁO KHÔNG ĐỦ ĐIỆN NĂNG
– Kiểm tra nhiên liệu xem có đạt chuẩn, đúng với yêu cầu của máy không. Nêu không thì phải đổi lại sử dụng nguồn nhiên liệu đạt chuẩn.
– Kiểm tra nhiên liệu xem có nổi bọt không. Nếu có thì đã bị lẫn khí, cần xả khí, thay nhiên liệu nếu cần.
– Kiểm tra dây đai xem có bị trùng khiến máy chạy chậm ở chế độ động cơ không. Tăng ga nếu bị trùng dây đai.
4. MÁY PHÁT ĐIỆN KHÔNG CÓ ĐIỆN
– Kiểm tra lại hệ thống dây dẫn. Tiến hành nối dây nếu bị đứt và sửa chữa nếu tiếp xúc không tốt.
– Kiểm tra AVR, Diod từ, đầu phát,… xem có bị hỏng, cháy không. Thực hiện thay mới nếu cần.
5. TIẾNG ĐỘNG CƠ MÁY PHÁT ĐIỆN ỒN ÀO BẤT THƯỜNG.
– Kiểm tra ổ bi, nếu bị mòn thì cần phải thay mới.
– Kiểm tra các chi tiết máy xem có cần lắp chặt hơn.
6. MÁY PHÁT ĐIỆN CÓ MÙI KHÉT KHI HOẠT ĐỘNG.
– Kiểm tra dây dẫn, nguồn điện xem có gặp sự cố chập điện.
7. ĐIỆN ÁP VÀ TẦN SỐ RA KHÔNG ỔN ĐỊNH KHI ĐÓNG TẢI
– Kiểm tra chế độ bơm nhiên liệu xem đã điều chỉnh đúng quy định chưa.
– Kiểm tra nhiên liệu xem có bị nhiễm bẩn hay gần hết không.
– Kiểm tra xem bộ ổn định điện áp tự động và AVR có bị hư hỏng (thường do làm việc liên tục dẫn đến quá tải)
Trên đây là tổng hợp 7 lỗi thường gặp và dễ để kiểm tra khi gặp sự cố trong suốt quá trình sử dụng máy phát điện. Việc kiểm tra thường xuyên không chỉ giúp máy phát điện hoạt động bình thường mà còn giúp người sở hữu phát hiện ra sự cố kịp thời, không dẫn tới hỏng hóc nặng nề, khiến bạn tốn thêm phần chi phí sửa chữa máy phát điện. Đặc biệt chú ý, thường xuyên bảo trì máy phát điện đúng định kỳ để đảm bảo máy hoạt động bền, tuổi thọ cao. Ngoài ra, nếu bạn còn có thêm bất cứ thắc mắc hay cần biết thêm thông tin chuyên sâu gì thì hãy liên hệ: 0989.44.22.49 (Anh Bổn), để được gặp và trao đổi trực tiếp với chuyên gia.
Các dịch vụ khác Nam Nguyên cung cấp:
MỌI CHI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH MTV MÁY PHÁT ĐIỆN NAM NGUYÊN
Địa chỉ: 245/24 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: (028) 3620 7316 – 0989 44 22 49
Email: [email protected]
Website: www.mayphatdiennamnguyen.vn
robots.txt
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Dịch Vụ Sửa Chữa
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn sửa lỗi E-61 máy giặt Electrolux tại nhà
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Cứu nguy ngay lập tức!
- Máy Giặt Electrolux Lỗi E51 Cảnh Báo Hỏng Nghiêm Trọng
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-29 gây tổn thất lớn cho người dùng
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Hư Hỏng Khó Khắc Phục!
- Sửa Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 hiệu quả và tiết kiệm