Tự sửa ổ cứng máy tính bị hỏng – 3CElectric
Sau khi bị va đập mạnh hoặc bị sốc khi vận chuyển, ổ cứng của bạn có thể không sử dụng được nữa hoặc không vào được hệ điều hành. Bạn có thể may mắn sửa được lỗi và hồi sinh ổ cứng nếu thực hiện đúng các bước sau đây.
Bước 1. Kiểm tra lỗi và khắc phục ổ cứng bằng tính năng Error-checking của Windows:
Bạn chọn vào ổ đĩa cần sửa chữa và chọn Properties > chuyển qua thẻ Tools > nhấn chọn Check Now > đánh dấu chọn trước Automatically fix the file system errors và Scan for and attempt recovery of bad sectors. Cuối cùng nhấn Start. Nếu có thông báo hiện ra, bạn hãy nhấn Yes. Tính năng này chỉ khắc phục tạm thời trong thời gian ngắn giúp bạn có thể kịp thời sao lưu dữ liệu quan trọng mà thôi.
Bước 2. Chữa ổ cứng bằng công cụ Flobo Hard Disk Repair
Sau khi cài đặt, bạn chọn ổ đĩa cần sửa chữa > nhập vị trí Start Sector và End Sector (để mặc định nếu muốn sửa toàn bộ ổ cứng) > chọn Bad Sector Repair để bắt đầu quá trình sửa lỗi. Bạn có thể kiểm tra bề mặt đĩa từ với công cụ Surface Test và kiểm tra hệ thống điều khiển ổ cứng có vấn đề gì sau va đập hay không bằng tính năng Controller Test.
Bạn đang đọc: Tự sửa ổ cứng máy tính bị hỏng – 3CElectric
Nếu bạn gặp phải thực trạng ổ cứng vẫn được nhận diện sau va chạm nhưng bị lỗi hệ quản lý và không hề đọc được những file khởi động được lưu trên đĩa hoặc mất đi ở phân vùng Active chứa HĐH, những lỗi thông tin cho trường hợp này thường là NTLDR is missing ( trên Windows XP ) hoặc BOOTMGR is missing ( với Windows Vista / 7 ), đồng thời màn hình hiển thị boot sẽ dừng lại ở thông tin này. Bạn hoàn toàn có thể làm theo những bước sau để khắc phục lỗi :
+ Đối với Windows XP: Sử dụng công cụ Windows XP Recovery Console bằng lệnh fixboot. Thao tác như sau:
– Chọn chế độ ưu tiên boot từ D\DVD-ROM và cho đĩa Windows XP CD vào ổ CD. Trong quá trình chọn lựa, bạn hãy nhấn phím ‘R’ để bắt đầu sửa lỗi trong Recovery Console.
– Chọn phân vùng (ổ đĩa) cài đặt Windows XP (C:\WINDOWS) > gõ mật khẩu Administrator và gõ lệnh fixboot. Lệnh này sẽ chép lại các file cần thiết cho việc khởi động (boot sector) vào ổ đĩa.
– Tiếp tục, bạn kiểm tra tên ổ đĩa của CD-ROM bằng lệnh dir X: (X là tên ổ quang – hình minh họa ổ CD-ROM là D). Khi biết chắc chắn tên ký tự ổ CD, bạn hãy tiến hành copy 2 file NTLDR và NTDETECT.COM từ CD cài đặt vào ổ cứng. Sau đó, kết thúc bằng lệnh BOOTCFG /rebuild và khởi động lại máy.
COPY CDDrive:\I386\NTLDR C:\
COPY CDDrive:\I386|NTDETECT.COM C:\
BOOTCFG /rebuild (CDDrive: tên ổ đĩa CD)
+ Đối với Windows Vista/7: Khởi động lại máy với đĩa Windows Vista DVD > nhấn Next trong của sổ đầu tiên. Nhìn xuống góc trái, bạn sẽ thấy tùy chọn Repair your computer và bạn nhấn vào đây > Chọn Microsoft Windows Vista/7 > Next để tiến hành sửa chữa lỗi.
Tiếp tục, bạn nhấn chọn Startup Repair và đợi vài giây để quá trình sửa lỗi hoàn tất. Sau đó, bạn hãy khởi động lại máy tính. Ngoài ra, bạn có thể vào Command Prompt > gõ lệnh bootrec /fixboot để sửa chữa hệ thống dùng Windows Vista/7.
Nếu bạn không bị một trong hai trường hợp là máy chỉ dừng lại ở màn hình chào Windows hoặc tự động restart sau vài giây thì cách khắc phục lỗi bad sector như sau:
+ Bước 1. Chuẩn bị 1 đĩa Hiren’s Boot CD, bạn có thể tải về tại http://www.hirensbootcd.org/ và ghi ra đĩa.
+ Bước 2. Khởi động máy tính bằng đĩa Hiren’s Boot với thiết lập ưu tiên khởi động bằng CD-ROM.
+ Bước 3. Chọn Start Boot CD > Hard Disk Tool > HDD Regenerator.
+ Bước 4. Chọn số thứ tự ổ cứng > nhấn ENTER. Sau đó, khai báo Sector bắt đầu (Starting sector – mặc định là 0) và nhấn ENTER để bắt đầu quá trình truy tìm và khôi phục những sector bị hỏng. Bạn có thể theo dõi để biết đoạn nào có nhiều sector bị hỏng để có thể cắt bỏ để tiếp tục sử dụng bằng các chương trình phân vùng ổ cứng (như Partition Magic).
Lưu ý: Nếu thanh trạng thái của HDD Regenerator (| |B||R|||B|||||) hiển thị quá nhiều B thì ổ cứng của bạn đã bị hư mà chương trình không thể sửa chữa được. (B là ký hiệu của việc bad sector đã được chương trình khôi phục thành công). Thời gian thực hiện khá lâu nên nếu bạn muốn dừng lại giữa chừng có thể bấm tổ hợp phím Ctrl+Break để tắt. Sau khi cắt bỏ các đoạn sector hỏng, HDD sẽ bị giảm dung lượng xuống nhưng bù lại, bạn có thể truy cập dữ liệu từ ổ cứng nhanh chóng hơn.
Những trường hợp khác liên quan
Có nhiều triệu chứng lạ khác liên quan đến việc hư ổ cứng mà bạn có thể tự sửa dễ dàng được máy thông báo không nhận diện được ổ cứng với thông báo “No HDD detected” ở màn hình khởi động. Cách khắc phục như sau:
– Trước hết, bạn thử lại việc tự động nhận dạng ổ cứng trong BIOS thông qua tính năng IDE Auto-Detection và khởi động lại máy.
– Nếu vẫn chưa được, bạn có thể tháo nắp máy và gắn lại các cáp ổ cứng cho chắc chắn hơn và làm lại lần nữa. Nên nhớ là bạn phải rút điện ra khỏi máy và khử tĩnh điện trước khi thao tác.
Lời khuyên:
– Không được tắt máy đột ngột, phải tắt máy tính hoàn toàn theo đúng quy trình, không được tắt “nóng” hay rút điện đột ngột để máy tính và ổ cứng không bị “sốc” điện.
– Không được vận chuyển máy tính khi máy đang còn nóng mà phải để máy nguội tự nhiên rồi mới chuyển đi. Nên kê các tấm xốp hoặc đệm bên dưới để hạn chế tác động khi đi trên đường.
Theo PCWorld
Source: https://dichvubachkhoa.vn
Category : Dịch Vụ Sửa Chữa
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn sửa lỗi E-61 máy giặt Electrolux tại nhà
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Cứu nguy ngay lập tức!
- Máy Giặt Electrolux Lỗi E51 Cảnh Báo Hỏng Nghiêm Trọng
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-29 gây tổn thất lớn cho người dùng
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Hư Hỏng Khó Khắc Phục!
- Sửa Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 hiệu quả và tiết kiệm